suphamsaigon.forumvi.com - Gia Đình Sư Phạm Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

022-Hứa Trường Xuân-Khóa 13

Go down

022-Hứa Trường Xuân-Khóa 13 Empty 022-Hứa Trường Xuân-Khóa 13

Bài gửi by suphamsaigon Tue Oct 30, 2018 8:31 pm

Kỷ Năng Sống Xưa và Nay

Từ rất lâu dân tộc ta đã có truyền thống chuộng đạo lý sống với nhau có
nghĩa có tình và cũng do ảnh hưởng của Nho giáo ông bà ta đã dùng những lời dạy
của các bậc hiền triết và còn sáng tạo ra những câu châm ngôn, lời dạy cháu con
qua kinh nghiệm sống của mình . Phần lớn những lời dạy nầy được lưu truyền qua
ca dao tục ngữ một hình thức văn học dân gian dễ nhớ , dễ thuộc. Chúng ta thử “ôn
cố tri tân” nhìn lại những kinh nghiệm sống của người xưa để đối chiếu với giáo
dục kỹ năng sống mà chúng ta đang tập huấn

1.Kỹ năng giao tiếp:
Từ xưa ông bà ta dạy phải:”Học ăn, học nói, học gói, học mở” Ăn thì : “
Ăn trông nồi ngồi trông hướng, “ “ Ăn theo thuở ở theo thì” “Ăn chắc, mặc bền”.
Đừng:” Ăn như xáng múc làm như lục bình trôi”
Nói thì: “Lời nói chẳng mất tiền mua , lực lời mà nói cho vừa lòng nhau”
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Và đôi khi cũng phải biết im lặng:” Nói là bạc, im lặng là vàng””Biết thì
thưa thốt không biết thì dực cột mà nghe”

2.Kỹ năng xác định giá trị:
Chúng ta hay nghe câu:”Tri kỷ tri bỉ , bách chiến, bách thắng”
Tức là phải biết mình là ai , chỗ đứng của mình trong xã hội và trong lòng
tha nhân thì nới thành công trong cuộc sống
Ngoài ra còn có câu nói nổi tiếng của Khổng Tử từ hàng ngàn năm
trước: ”Kỷ sở bất dục , vật thi ư nhân” Nghĩa là điều gì mình không muốn người
ta làm cho mình thì đừng làm cho người khác.
Thế nhưng lòng người thì sâu thẳm khó dò: “Dò sông dò biển dễ dò, nào ai
lấy thước mà đo long người “
“Bề ngoài thơn thớt nói cười , mà trong nham hiểm giết người không dao”
Có rất nhiều kẻ :”Khẩu phật tâm xà” cho nên :
“Họa hổ, họa bì, nan học cốt, tri nhơn, tri diện bất tri tâm- Ở xa không biết
mới lầm bây giờ rõ lại vàng cầm cũng buông”…

3. Kỹ năng ra quyết định
Đường đời thì nhiều nổi truân chuyên lòng người thì sâu thẳm khôn lường
vây ta sống sao đây? Chẳng lẽ buông xuôi theo số phận “Bôn ba chẳng qua thời

vận’ hay ”Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên!” Từ xưa ông bà ta đã nói câu:”Xưa
nay nhân định thắng thiên đã nhiều” Phải :”Tận nhân lực mới tri thiên mệnh”
Con người là sinh vật có tư duy thông minh bậc nhất và được tự do quyết
định vận mạng của mình cho nên chúng ta phải biết chọn lực những quyết định
đúng đắn nhất cho cuộc đời mình đừng thả trôi cuộc đời theo dòng định mệnh

4. Kỹ năng kiên định:
Kiên định không phải là hiếu thắng , ích kỷ và tàn nhẫn Kiên định để ta hài
hòa ước vọng của mình và nhu cầu của tha nhân, kiên định là để khẳng định chính
kiến của cá nhân đối với mọi người và đối với cuộc đời
“ Dù ai nói ngã nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiềng ba chân”

5. Kỹ năng đặt mục tiêu:
Chúng ta thường phải dự định làm việc nầy việc nọ cho mình cho gia đình
con cái trong đời sống hàng ngày, có những mục tiêu gần, mục tiêu xa nhưng đôi
khi ta thất bại vì những mục tiêu ta đặt ra chưa khả thi, ta kỳ vọng rất nhiều vào
một việc gì đó nhưng ta chưa đủ nội lực, chưa có sự hỗ trợ cần thiết của những
người xung quanh. Thế nên ông bà bà ta có dặn: Không khéo: “ Làm nhà ba bửa,
làm cửa ba năm”

Ngày xưa ông bà ta không hề nói những điều trên là kỹ năng sống nhưng
xem qua quý vị thấy đó những lời khuyên những câu ca dao, tục ngữ trên vẫn còn
nguyên giá trị và cũng chính là những kỹ năng sống mà ta đang thực hiện nên ta
phải trân trọng giữ gìn …


Người bán chim phóng sinh

Ngày rằm, trước cổng một ngôi chùa ở thành phố, người đàn ông giơ lồng chim mời một bà sang trọng tay bế đứa cháu nhỏ từ xe hơi bước xuống:
- Mời bà mua chim phóng sinh, làm phước.
Đứa cháu chỉ tay vào lồng chim bập bẹ:
- Mua cho con chim...chim.
- Ông bán cho cháu một con đi, lấy dây buộc chân nó lại.
- Tôi bán chim phóng sinh.
- Thì có gì khác đâu!
- Khác nhiều chứ!
Người mẹ trè vừa tháo dây an tòan vừa nói:
- Vậy thì tôi mua cả lồng chim nầy để phóng sinh và nhờ ông bắt ra một con cho cháu chơi.
- Tôi chỉ bán chim phóng sinh!
- Mấy anh cũng bán đi , bắt lại chứ có gì đâu!
- Thôi, tôi không bán nữa!
Người đàn ông xách lồng chim quày quả bỏ đi. Hai mẹ con người đàn bà ngẩn người ra. Đứa bé với tay theo, òa khóc : chim...chim!!


GỌI ĐIỆN THOẠI

Một hôm nọ khi tôi đang ngồi soạn báo cáo ở văn phòng thì có một học sinh lớp 1 rón rén bước vào tay ôm bụng:
- Thưa thầy cho con gọi điện thoại cho mẹ con.
Tôi chỉ chiếc điện thoại và vô tình nghe đứa học trò nhỏ nói chuyện với mẹ:
- Mẹ ơi, con bị đau bụng mẹ lên trường chở con về nha mẹ!
- .....
- Cô cho phép rồi, con đang gọi điện thoại của thầy đây
- .....
- Mẹ lên nhanh nha. Dạ, con cám ơn mẹ, con cúp máy đây
Cô bé ôm bụng quay sang tôi:
- Con cảm ơn thầy
...Ngày hôm sau một cô bé lớp 4 cũng vào Văn phòng xin gọi điện thoại :
- Thầy ơi, điện thoại nầy thầy cắt đường dài rồi gọi cho di động không được!
- Em gọi điện thoại trên bàn thầy kia
Và tôi cũng vô tình nghe:
- Con nhức đầu lắm, con không học nỗi nữa. Mẹ lên chở con về gấp!
- ………..
- Nhanh lên đó nha
Khi tôi quay lại thì em học sinh đã đi mất.
Mới sinh ra ai cũng giống nhau và khi lớn lên người ta có khác nhau là do sự giáo dục.


Bọn trẻ và lòng tin

Tôi cũng có một lần đi xe búyt và gặp trường hợp như anh Nguyễn Tấn Lực (Nhật ký thành phố sô12-2010 ngày 28/3/2010) nhưng kết thúc buồn hơn, xin gửi Nhật ký thành phố cùng chia sẽ
Tôi được bà chị nhờ lên thành phố thăm thằng cháu đang học năm 3 ĐHKT. Hôm đó tôi cũng vất vả leo lên một chiếc xe búyt đông khách thì có một nhóm bạn trẻ không biết học ở trường nào ( chắc là sinh viên ). Lúc tôi lọang chọang vì xe đang đà chạy tới thì có một em nắm tay tôi dắt qua hàng ghế phía dưới và ra hiệu cho bạn cậu ta đứng lên nhường chỗ cho tôi. Tôi thật sự cảm động vì hành động của những bạn trẻ nầy.
Về đến chỗ trọ của thằng cháu tôi rất phấn khởi kể chuyện trên xe búyt vừa rồi cho cháu tôi nghe và kết luận:”Cậu thấy bọn trẻ bây giờ cũng tốt lắm chứ con vậy mà ...” Chưa dứt câu thì thằng cháu nói ngay: “Câu có xem lại bóp và điện thọai của cậu chưa?”
Bất giác tôi đưa tay sờ hai túi quần của mình...
Về nhà tôi cứ bức xúc mãi vì chuyện nầy . Tôi thấy xấu hổ vì mình đã kiểm tra túi quần và có một thắc mắc :”Sao bọn trẻ lại không còn tin nhau và không tin vào điều tốt như thế?”

Chiếc nắp cống

Chiếc nắp cống nằm chênh vênh trên mặt đường từ bao giờ không rõ. Dòng xe cộ mỗi lần đi qua đều phải tránh sang một bên như dòng nước chảy gặp bãi bồi phải uốn cong mình đi.
Buổi trưa hôm đó một ông lão cùng các cậu bé học trường tiểu học gần đó hì hục dùng thanh gổ và mấy hòn đá bẩy nắp cống nhích từng chút một…
Đến khi nắp cống nằm gọn vào gờ miệng cống gần đó, ông lão và bọn trẻ vổ tay cười vang, mặc cho những giọt mồ hôi đang thấm dần qua lớp áo học trò trắng tinh.
Dòng xe cộ vẫn thản nhiên trôi qua. Có một bà chắc là phụ huynh đi đón con dừng lại quát:
- Ông già! Sao không nhờ người lớn làm? Tụi nhỏ biết gì, lỡ dập tay dập chân ai chịu?
Ông lão lặng thinh, cúi đầu như người có lỗi.

Ông đang cố gắng lấp đầy những “Ghi nhớ” của các bài học đạo đức ở nhà trường còn thiếu sót, nhưng ông không thể lấp kín được những tính tóan thiệt hơn của bài học làm người.

BÀI HỌC VIÊN PHẤN

Trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng dễ dàng nhận ra những lỗi lầm của mình và can đảm nhận lỗi - cho dù mính là ai.

Tôi nhớ lại một chuyện đã cũ, từ lúc tôi mới thi vào trường Sư phạm Sàigòn làm giáo học bổ túc ( Giáo viên tiểu học) . Sau khi đạt phần thi lý thuyết, thí sinh phải qua vòng 2: phần thi khẩu vấn . Nói chung phần thi khẩu vấn được tổ chức nhẹ nhàng nhằm kiểm tra kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết (Tiếng Việt) và xem cách đi đứng, ngọai hình... để chọn những thầy cô giáo mẫu mực trong tương lai.

...Trong phòng thi năm đó có khỏang 40 thí sinh . Giám khảo là 2 giáo viên của trường ( mà sau nầy tôi mới biết) . Sau khi làm thủ tục vào phòng thi, giám khảo gọi tên từng người đi từ dưới lớp lên để xem ngọai hình và đi đứng thế nào rồi được cho đọc một đọan văn ngắn trong sách (đọc) , trả lời một câu hỏi kiến thức phổ thông đơn giản (nghe, nói) và cuối cùng viết một câu tự chọn lên bảng . Nhìn chung cả phòng thi hôm đó ai cũng qua vòng khẩu vấn một cách nhẹ nhàng có lẽ do phòng thi của tôi tòan những thí sinh đạt điểm cao ở vòng lý thuyết và vòng khẩu vấn chủ yếu kiểm tra những kỹ năng nói trên nên không có gì khó khăn cả.

Gần cuối buổi thi, giám khảo gọi tên một anh bạn và lúc anh ta đi lên bục giảng ai cũng ngạc nhiên vì anh bạn nầy quá nhỏ nhắn, ốm yếu như một đứa trẻ và chân lại đi khập khiểng ... Cô giám khảo nhìn anh ta vài giây rồi thay vì kiểm tra theo các bước như những thí sinh khác, cô lại đưa anh ta một viên phấn và bảo:
- Em hãy ném viên phấn nầy xuống sân thử xem!

Anh bạn nhận viên phấn, lặng lẽ đi ra lan can nhìn xuống, thả viên phấn xuống đất rồi trở vào.
Chúng tôi bổng thấy cô giám khảo đỏ mặt ngượng ngùng như bị bắt quả tang đang làm việc gì đó không tốt :
- Tôi xin lỗi em, xin lỗi cả phòng, tôi chỉ muốn đùa một tý, nhưng em đã dạy cho tôi những bài học sâu sắc về cách cư xử ở đời: Ném viên phấn vô tình sẽ trúng ai đó dưới sân... và đừng đùa trước những khiếm khuyết của người khác ...

Chúng tôi biết anh bạn sẽ không đỗ, không được làm thầy giáo vì những khiếm khuyết của cơ thể nhưng nhờ anh mà chúng tôi đã học được những bài học đầu tiên ở trường Sư phạm: Bài học viên phấn!

HỨA TRƯỜNG XUÂN
Lớp I/5 Khóa 13 SPSG
Email: huatruongxuan@gmail,com


* Email Contact *022-Hứa Trường Xuân-Khóa 13 ChuKyXuanLoc
suphamsaigon
suphamsaigon
Admin

Tổng số bài gửi : 522
Join date : 17/12/2013
Age : 70
Đến từ : Saigon-Viet Nam

https://suphamsaigon.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết