Năm 2011 Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Năm 2011 Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại
Thư Mời Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Hải Ngoại Năm 2011
Xem Chi Tiết tại Trang Nhà Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại
BẤM VÀO ĐÂY
Xem Chi Tiết tại Trang Nhà Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại
BẤM VÀO ĐÂY
Hình ảnh Thành Viên Ban Tổ Chức Gia Đình Sư Phạm Hải Ngoại
Trong Phiên Họp Trù Bị cho Kế Hoạch Tổ Chức Ngày 24-7-2011
Source : Trần Quốc Dũng - Khóa 11
Trang Chủ Website Gia Đình Sư Phạm Saigon
http://supham-saigon.weebly.com
Hình Ảnh Ngày Họp Mặt Truyền Thông
Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại
Ngày 24-7-2011 Tại Santa Ana
http://supham-saigon.weebly.com
Hình Ảnh Ngày Họp Mặt Truyền Thông
Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại
Ngày 24-7-2011 Tại Santa Ana
Xem Hình Ảnh Đầy Đủ Tại Website http://suphamsaigon.com
( Trang Hình Ảnh ) Do Nguyễn Ngọc An-K11 Thực Hiện
Bấm Vào Links Dưới Xem Trên Skydrive Dạng Slideshow
https://skydrive.live.com/?cid=611d12849c45f86a&sc=photos&Bsrc=EMSHGM&Bpub=SN.Notifications&id=611D12849C45F86A%2112887&sff=1#cid=611D12849C45F86A&id=611D12849C45F86A%2112934&sc=photos
[size=120]Bảng Tin Trên Trang Báo Điện Tử http://nguoi-viet.com
Xin Bấm Vào Links Bên Dưới
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=134544&z=3
Bảng Tin " Niềm Hảnh Diện Với Gia Đình Sư Phạm Trên Trang viendongdaily.com
Xin Bấm Vào Links Bên Dưới
http://www.viendongdaily.com/Contents.aspx?contentid=11937&item=94[/size]
SANTA ANA (NV) - Trưa hôm Chủ Nhật, 24 tháng 7, gần 200 cựu giáo sư xuất thân từ Sư Phạm Sài Gòn đã có một buổi họp mặt hàng năm tại nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana.
Không khí chan hòa niềm vui ngay từ lúc mọi người ghi danh vào tham dự. Những khuôn mặt đạo mạo khi vào lớp ngày xưa nay đã nhường chỗ cho nét vui tươi hớn hở, tay bắt mặt mừng như ai nấy vừa tìm lại được thời gian đã mất. Người khóa 1 ôm lấy người khóa 6, có lẽ không chỉ vì cái tình đồng lớp mà vì cái tình đồng môn khi ra trường đã cùng về dậy chung trong một trường trung học.
Ðã như một truyền thống được mọi người gìn giữ, kể từ lần hội ngộ đầu tiên, chỉ có vài ba chục người nay thì đã có hơn 150 người đến tham dự. Nhiều người ở xa không đến được cũng gửi thư về thăm hỏi, đóng góp coi như được chia sẻ niềm vui.
Cựu Giáo Sư Dương Ngọc Sum, hội trưởng Gia Ðình Sư Phạm, trong lời chào mừng khai mạc cho biết: “Nhiều anh chị em khi biết tin lại có cuộc họp mặt của Gia Ðình Sư Phạm đã viết thư về khuyến khích ban tổ chức và cũng xin đóng góp dù xa xôi không về tham dự được như nữ Giáo Sư Nguyễn Thị Hồng Phúc ở Iowa, Hoàng Kim Ninh và Nguyễn Thị Kim Cương ở Canada và cả ở Việt Nam nữa.”
Ngay sau nghi thức chào quốc kỳ và mặc niệm, cựu nữ Giáo Sư Mai Minh trong ban tổ chức đã giới thiệu sự có mặt của các giáo sư và anh chị em thuộc các khóa từ khóa 1 cho đến khóa 13, là khóa sau cùng. Những lời phát biểu của các nhà mô phạm trong dịp này đã chỉ nhắc tới tấm tình trân quí với nhau, tấm tình của những người đã dùng hết tuổi trẻ của mình để góp tay vào việc đào tạo nên một thế hệ Việt Nam tốt đẹp.
Giáo Sư Nguyễn Tử Quý cho biết: “Mặc dù tuổi đã cao, nhưng giới sư phạm chúng ta vẫn còn dốc công vào việc duy trì và bảo tồn văn hóa dân tộc. Trong chúng ta đây có rất nhiều vị đã cùng chúng tôi tham gia vào các tổ chức giáo dục con em ở hải ngoại từ hàng chục năm nay, để bảo tồn được nền văn hóa của dân tộc trong các thế hệ tiếp nối ở hải ngoại.”
Tiếp đó là chương trình chụp hình lưu niệm giữa các giáo sư của Sư Phạm Sài Gòn và anh chị em giáo sinh thuộc các khóa. Có lẽ đây là giờ phút cảm động nhất trong cuộc họp mặt lần này. Những bức hình rồi đây sẽ như những kỷ niệm gắn bó quá khứ với hiện tại và nối liền vào tương lai. Những bức hình đó không chỉ là kỷ niệm tình thầy trò, đồng môn đồng khóa mà chúng còn mang một ý nghĩa khác, ý nghĩa giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Việt Nam Cộng Hòa là chế độ tự do nhân bản khai phóng của một nửa nước Việt Nam sau Hiệp Ðịnh Geneva 1954 chia đôi đất nước. Song song với việc ổn định tình hình chính trị và rồi phải đương đầu với sự xâm lăng phá hoại của cộng sản Bắc Việt, các nền đệ I và đệ II Cộng Hòa đã hết sức lưu tâm vào nền giáo dục. Từ chương trình giáo dục chuyển tiếp Pháp ngữ sang Việt ngữ, từ sự “bùng nổ” nhu cầu học vấn của tuổi trẻ miền Nam sau chiến tranh Pháp Việt, nhu cầu giáo sư, trường lớp là vấn đề khẩn thiết. Ðể đáp ứng, chính phủ Ðệ I Cộng Hòa đã phải tổ chức ngay các lớp “Sư Phạm Cấp Tốc” một năm để đào tạo các giáo sư trung học Ðệ Nhất Cấp đáp ứng ngay cho khắp các tỉnh ở miền Nam để từ đó Sư Phạm Sài Gòn được hình thành với thời gian hai năm rồi ba năm được đến 13 khóa. Hàng ngàn nam nữ giáo sư đã ra trường, mang kiến thức của mình đi gieo vào tuổi trẻ khắp nước, để chỉ trong vòng năm mười năm sau những nhân tài của đất nước đã xuất hiện từ trong hành chánh cho đến quân sự khiến VNCH trở thành một đất nước phát triển vào bậc nhất Ðông Nam Á lúc bấy giờ mặc dù là đang có chiến tranh.
Tại miền Nam, nhiều trường sư phạm đã được mở ra để đào tạo các tầng lớp giáo chức. Lớn nhất là trường Quốc Gia Sư Phạm ở Sài Gòn. Sau đó là các Sư Phạm Huế, Sư Phạm Ðà Lạt. Nhiều tỉnh khác cũng có các trường sư phạm như Long An, Vĩnh Long, Qui Nhơn và Ban Mê Thuột... Mục đích của nền giáo dục của VNCH là để phát triển toàn diện mỗi cá nhân, phát triển tinh thần quốc gia nơi mỗi học sinh, phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học qua những kiến thức, kiến văn trong các lãnh vực văn chương, triết học, khoa học, xã hội, công dân giáo dục, sử, địa,...
Giáo sư là những thầy cô phụ trách giảng dạy tại các lớp Trung học Ðệ I và Ðệ II cấp, là những nhà mô phạm được kính yêu, trọng vọng trong sinh hoạt truyền thống của người Việt Nam. Nhà giáo không chỉ là những người đi truyền bá trí thức, kiến thức mà còn là những gương sáng trong cách xuất xử ngoài xã hội. Do đó mà tình thầy trò của người Việt Nam luôn được xây đắp vững bền. Cho dù cả thầy lẫn trò nay đều đã trọng tuổi nhưng tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn được người Việt hải ngoại gìn giữ.
Hội ngộ của Gia Ðình Sư Phạm năm nay đã lại như nhắc nhở đồng hương về cái tinh thần ấy. Công lao này phải kể đến sự tích cực đóng góp của 16 nam nữ cựu giáo chức VNCH xuất thân từ Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn như Dương Ngọc Sum, Nguyễn Tử Quý và các Giáo sinh Lê Minh Phú, Trần Mai Minh, Phạm Bích Thủy, Nguyễn thị Am, Trần Quốc Dũng, Phạm Vũ Hòa, Nguyễn Ngọc Công, Nguyễn Thị Tần, Triệu Thị Thuận, Nguyễn Thị Hiền, Ðỗ Thị Huê Mỹ, Trần Hải Ðệ, Nguyễn Trung Nghĩa và Nguyễn Ngọc An.
Nguyen Huy/Nguoi Viet
Image Source : Phạm Vũ Hòa-K9
image Source : Từ Thị Cảnh - Khóa 2
Image Source : Khoan Nguyen - Quốc Dũng
Image Source : Nguyễn Thị Tần
Similar topics
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 21-7-2013
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 27-7-2014
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 19-7-2015
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 24-7-2016
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 24-7-2017
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 27-7-2014
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 19-7-2015
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 24-7-2016
» Họp Mặt Gia Đình Sư Phạm Saigon Hải Ngoại 24-7-2017
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết