014-VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ-Lưu Thanh Bình–Nhị 3-Khóa 11
Trang 1 trong tổng số 1 trang
014-VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ-Lưu Thanh Bình–Nhị 3-Khóa 11
VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ
Ngày đó, trường Sư phạm Sài Gòn tọa lạc trên đường Thành Thái rộng thênh thang với hai hàng cây dầu cao lớn toả bóng mát, cảnh quan thật phù hợp với khuôn viên thoáng đãng của trường. Bố cục trường là một hình chử H, có bốn vạch ngắn ở hai đầu, nét chủ đạo thể hiện bằng hai dãy lầu phía trước phía sau nối liền bằng một vạch ngang, chính là Hội trường ( bên dưới) và Thư viện ( bên trên). Sau ngày giải phóng, trường đổi tên Cao Đẳng Sư Phạm và chuyển sang bên kia đường, còn cơ sở cũ trở thành trường Đại Học Sư Phạm.Ngày nay nếu đứng ở cổng chính đường Thành Thái cũ (nay là An Dương Vương) nhìn vào thì các bạn sẽ rất khó nhận ra dấu vết của trường xưa.Khoảng sân trước, với những dãy ghế đá và hàng cây điệp tây, nói theo lối phong thủy là tạo ra minh đường sáng sủa cho chính diện của kiến trúc trường như gương mặt người có cái trán rộng ; nay không còn mà thay vào đó là một building cao tầng gồm bê tông và kính màu, chiếm hết một khoảng không gian rộng lớn phía bên trái.Còn ở giữa và bên phải đang là công trình xây dựng dỡ dang, có lẽ cũng là một cao ốc giống như bên cạnh.Tần ngần đứng trước cổng phụ góc đường Thành Thái - Cộng Hòa nhìn vào, cạnh văn phòng ghi danh trung tâm ngoại ngữ ĐHSP hiện nay, mình cố hình dung lại khung cảnh cũ năm xưa.Năm nhất niên ( bảng tên màu đỏ) mình học trên lầu, năm nhị niên ( bảng tên màu xanh) mình học lớp Nhị 3, phòng học thứ ba dãy trệt đếm từ bên trái. Ôi thôi bây giờ “nó” đã bị khai tử rồi còn đâu.Cả một dãy dài phía trước cùng với Hội trường đã bị đập bỏ. Chử H giờ thành chử I. Lấp ló sâu bên trong thấp thoáng hình ảnh dãy lầu phía sau, cùng chiếc cầu thang xây lồi xinh xinh độc đáo, nhìn quanh mình mới biết lối vào trường là cổng bên trái, phía trường Trung Thu cũ. Tiện đây xin nói thêm, mình học chung lớp với Thúy Hoàn, Hiếu Cừu , Trần Phi Hùng…Nói vậy để bạn Trần Xuân Lộc yên chí, khỏi sưu tra lý lịch mình nữa. Lớp có hai Thúy là Thúy Hoàn và Thúy Ngần, các bạn vẫn hay gọi đùa là Thúy Kiều Thúy Vân.Theo mình, thực ra nếu sử dụng nơi đây làm trường sư phạm như chức năng ban đầu của nó thì cơ sở cũ còn tốt chán, chỉ sợ nguyên nhân sâu xa bên trong không phải vậy.Khu Đại học Quốc gia Thủ Đức rộng hàng trăm mẫu dư sức chứa vài mươi trường kèm cả ký túc xá và các công trình phụ, phù hợp với công năng thiết kế quy hoạch cho các thế hệ sinh viên đời sau.Lại tránh được ồn ào chật chội nơi trung tâm thành phố. Đó cũng là khuynh hướng chung của các nước hiện nay.Nhìn hiện trạng trường, mình chỉ có thể miêu tả bằng hai từ “nhếch nhác”.Ngẫm lại, dù sao thì số phận của các trường Petrus Ký, Gia Long, Lê văn Duyệt cũng còn đỡ tủi hơn vì mất tên nhưng lưu giữ lại được cơ sở vật chất; còn trường ta thì không còn cả phần hồn lẫn phần xác. Hẵn có người sẽ an ủi rằng ngôi trường đã hoàn tất nhiệm vụ “lịch sử” của nó (!). Bây giờ người ta sính hoành tráng to cao, lộng lẫy cho “xứng tầm”, cũng như mấy cô ca sĩ bây giờ thích phô trương ngoại hình và vũ đạo để bổ khuyết cho giọng hát vậy mà.Dù sao thì đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cũng còn đỡ , chứ như bỏ ra hàng vài chục nghìn tỷ đồng để làm kỷ niệm nghìn năm Thăng Long thì …hết nước nói. Cái bánh phải to thì đường mật mới nhiều!
Một số bạn chắc còn nhớ phía sau trường có một bức tường xây rất dài tuy hơi thấp ngăn cách khuôn viên hai trường Sư Phạm ta và Đại học Khoa học láng giềng , nay đã đập bỏ đi cho thông thoáng và mở rộng thành lối đi chung, cổng vào phía đường Cộng Hoà ( nay là Nguyễn văn Cừ). Từ ngoài đi vào khoảng vài mươi mét , nhìn sang bên trái các bạn sẽ thấy dãy sau của trường Sư Phạm hiện ra, vẫn còn nguyên hình nguyên dáng như thuở nào, kể cả mấy gốc điệp cổ thụ vẫn còn đứng đó trầm mặc trước bao đổi thay của thế sự.Trước kia dãy này dành cho giáo chức tu nghiệp nội trú và chuyển ngạch (chuyển lên dạy trung học đệ nhất cấp), mình nhớ hồi đó sát tường có mấy chiếc xe buýt màu vàng dùng để… trồng hành. Và khu vực này rất yên tĩnh chứ không ồn ào như dãy trước. Đi hết cuối đường, rẽ trái trở ra ĐHSP, rẽ phải sang ĐHKHTN và Trường Trung hoc Thực hành (ĐHSP) với đồng phục nữ thật dễ thương.
Trường Sư phạm thực hành là nơi giáo sinh nhị niên thực tập, trước kia qua lại hai trường bằng cánh cổng nhỏ bên hông, nay gọi là Trường Trung học Thực hành Sài Gòn thuộc Đại Học Sài Gòn..Nhớ hồi sang bên đó thực tập, các em ngoan hiền dễ thương làm sao.Những ngày đầu thực tập đầy bỡ ngỡ, may được các em vui vẽ “ cộng tác” nên cũng quen dần.Rồi thực tập hai tuần ở Tiểu học Bàn Cờ, Tiểu học Giồng Ông Tố, xuống Long An thăm Sư phạm Long An, thăm lăng Nguyễn Huỳnh Đức…Mới đó mà đã ba mươi mấy năm rồi, cánh cổng nhỏ giờ đã xây bít…
Góc trong cùng của trường là khu vực nhà vệ sinh, phía trước có sân bóng chuyền , cạnh bên là quán nước của gia đình bác Tư, không biết ông bà còn sống không hay đã ra người thiên cổ.Nhớ sổ nợ của bác Tư dài dằng dặc, đa số là tên của mấy vận động viên “ nghiệp dư” chơi bóng chuyền, chờ lãnh trợ cấp học bổng mới trả, có khi xù luôn tới ngày ra trường…Chổ này có thể gọi là xóm nhà lá của trường.Lớp mình có Nguyễn Thành Tư, thấp bé mà lại ghiền bóng chuyền, đỡ banh bẹp bẹp như vỗ…mông, suốt ngày quanh quẩn nơi đây. Tư đã làm rể xứ Bình Dương từ lâu, nay vẫn đang theo nghiệp bảng đen phấn trắng.
Có bạn nói rằng trường Sư Phạm Sài Gòn ( trước là Quốc Gia Sư Phạm) chỉ là trạm dừng chân, như một ga xép nơi thị trấn nào đó; người ta tụ tập về từ bốn phương trời một lúc rồi lại tản đi như đàn chim đủ lông đủ cánh rời tổ bay xa , không một lần về lại.Huống chi ngày đó, động cơ thi tuyển vào trường của đa số nam giáo sinh bọn mình đâu phải vì yêu nghề.Nên gọi là trường chọn mình thì đúng hơn là mình chọn trường. Mùa hè đỏ lửa năm ấy, tổng số thí sinh dự thi là năm ngàn mà chỉ gần bảy trăm trúng tuyển đủ thấy mức độ khốc liệt như thế nào.Ngay cả khi đã nhập học rồi, thì mỗi người đều theo đuổi một mục tiêu riêng, mà mức độ quan tâm nhiều khi còn hơn học trình sư phạm nữa.Và sau ngày chọn nhiệm sở là cả một không gian bao la, một cuộc đời mới mở ra trước mắt với bao háo hức , lạ lẫm.Nay nhìn lại trường sau gần bốn mươi năm rời xa, thật ngậm ngùi.Có mấy ai còn nhớ, và nếu có nhớ thì liệu bao nhiêu người đã về thăm trường cũ.Vậy mà bây giờ mình mới ngộ ra, trong sâu thẵm mỗi người đều có nhiều kỷ niệm quyến luyến nơi đây, chỉ chờ có cơ hội là bộc bạch.Trường như người mẹ hiền bao dung, nơi gửi gắm tâm sự của những đứa con vào đời dù thành đạt hay kém may mắn. Riêng mình, đến nay nhìn lại qua bao thăng trầm thì đã rõ : nghề sư phạm chính là một nghề phù hợp với mình, đã vun bồi nhân cách sống ở đời với lòng tự trọng và vị tha của một nhà giáo.Tiếc thay khi đã bỏ nghề chuyễn sang lĩnh vực khác , tập làm quen với mưu ma chước quỷ, với xu nịnh chiều lòn thì mới thấy quý cái đã mất đi.Về thăm trường cũ, buồn nhiều hơn vui vì ngoài sự tiếc nuối kỹ niệm xưa, còn vì lo cho sự nghiệp giáo dục chung đang ngổn ngang trăm mối.Ba mươi lăm năm, biết bao nhiêu lần “cải cách” rồi mà có thấy nhúc nhích gì đâu.Vẫn dạy chay học chay, giáo trình cũ rích, nhai đi nhai lại vẫn bao nhiêu môn đó.Nghe nói năm nay hạ điểm chuẩn thi vào Sư Phạm, kể cả ở Hà Nội cũng thế.Và cũng có hứa hẹn sẽ miễn toàn bộ học phí, còn thêm trợ cấp học bổng nữa. Mong lắm thay./.
Lưu Thanh Bình – Nhị 3-Khóa 11 (1972 – 1974)
* Email Contact *
Ngày đó, trường Sư phạm Sài Gòn tọa lạc trên đường Thành Thái rộng thênh thang với hai hàng cây dầu cao lớn toả bóng mát, cảnh quan thật phù hợp với khuôn viên thoáng đãng của trường. Bố cục trường là một hình chử H, có bốn vạch ngắn ở hai đầu, nét chủ đạo thể hiện bằng hai dãy lầu phía trước phía sau nối liền bằng một vạch ngang, chính là Hội trường ( bên dưới) và Thư viện ( bên trên). Sau ngày giải phóng, trường đổi tên Cao Đẳng Sư Phạm và chuyển sang bên kia đường, còn cơ sở cũ trở thành trường Đại Học Sư Phạm.Ngày nay nếu đứng ở cổng chính đường Thành Thái cũ (nay là An Dương Vương) nhìn vào thì các bạn sẽ rất khó nhận ra dấu vết của trường xưa.Khoảng sân trước, với những dãy ghế đá và hàng cây điệp tây, nói theo lối phong thủy là tạo ra minh đường sáng sủa cho chính diện của kiến trúc trường như gương mặt người có cái trán rộng ; nay không còn mà thay vào đó là một building cao tầng gồm bê tông và kính màu, chiếm hết một khoảng không gian rộng lớn phía bên trái.Còn ở giữa và bên phải đang là công trình xây dựng dỡ dang, có lẽ cũng là một cao ốc giống như bên cạnh.Tần ngần đứng trước cổng phụ góc đường Thành Thái - Cộng Hòa nhìn vào, cạnh văn phòng ghi danh trung tâm ngoại ngữ ĐHSP hiện nay, mình cố hình dung lại khung cảnh cũ năm xưa.Năm nhất niên ( bảng tên màu đỏ) mình học trên lầu, năm nhị niên ( bảng tên màu xanh) mình học lớp Nhị 3, phòng học thứ ba dãy trệt đếm từ bên trái. Ôi thôi bây giờ “nó” đã bị khai tử rồi còn đâu.Cả một dãy dài phía trước cùng với Hội trường đã bị đập bỏ. Chử H giờ thành chử I. Lấp ló sâu bên trong thấp thoáng hình ảnh dãy lầu phía sau, cùng chiếc cầu thang xây lồi xinh xinh độc đáo, nhìn quanh mình mới biết lối vào trường là cổng bên trái, phía trường Trung Thu cũ. Tiện đây xin nói thêm, mình học chung lớp với Thúy Hoàn, Hiếu Cừu , Trần Phi Hùng…Nói vậy để bạn Trần Xuân Lộc yên chí, khỏi sưu tra lý lịch mình nữa. Lớp có hai Thúy là Thúy Hoàn và Thúy Ngần, các bạn vẫn hay gọi đùa là Thúy Kiều Thúy Vân.Theo mình, thực ra nếu sử dụng nơi đây làm trường sư phạm như chức năng ban đầu của nó thì cơ sở cũ còn tốt chán, chỉ sợ nguyên nhân sâu xa bên trong không phải vậy.Khu Đại học Quốc gia Thủ Đức rộng hàng trăm mẫu dư sức chứa vài mươi trường kèm cả ký túc xá và các công trình phụ, phù hợp với công năng thiết kế quy hoạch cho các thế hệ sinh viên đời sau.Lại tránh được ồn ào chật chội nơi trung tâm thành phố. Đó cũng là khuynh hướng chung của các nước hiện nay.Nhìn hiện trạng trường, mình chỉ có thể miêu tả bằng hai từ “nhếch nhác”.Ngẫm lại, dù sao thì số phận của các trường Petrus Ký, Gia Long, Lê văn Duyệt cũng còn đỡ tủi hơn vì mất tên nhưng lưu giữ lại được cơ sở vật chất; còn trường ta thì không còn cả phần hồn lẫn phần xác. Hẵn có người sẽ an ủi rằng ngôi trường đã hoàn tất nhiệm vụ “lịch sử” của nó (!). Bây giờ người ta sính hoành tráng to cao, lộng lẫy cho “xứng tầm”, cũng như mấy cô ca sĩ bây giờ thích phô trương ngoại hình và vũ đạo để bổ khuyết cho giọng hát vậy mà.Dù sao thì đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cũng còn đỡ , chứ như bỏ ra hàng vài chục nghìn tỷ đồng để làm kỷ niệm nghìn năm Thăng Long thì …hết nước nói. Cái bánh phải to thì đường mật mới nhiều!
Một số bạn chắc còn nhớ phía sau trường có một bức tường xây rất dài tuy hơi thấp ngăn cách khuôn viên hai trường Sư Phạm ta và Đại học Khoa học láng giềng , nay đã đập bỏ đi cho thông thoáng và mở rộng thành lối đi chung, cổng vào phía đường Cộng Hoà ( nay là Nguyễn văn Cừ). Từ ngoài đi vào khoảng vài mươi mét , nhìn sang bên trái các bạn sẽ thấy dãy sau của trường Sư Phạm hiện ra, vẫn còn nguyên hình nguyên dáng như thuở nào, kể cả mấy gốc điệp cổ thụ vẫn còn đứng đó trầm mặc trước bao đổi thay của thế sự.Trước kia dãy này dành cho giáo chức tu nghiệp nội trú và chuyển ngạch (chuyển lên dạy trung học đệ nhất cấp), mình nhớ hồi đó sát tường có mấy chiếc xe buýt màu vàng dùng để… trồng hành. Và khu vực này rất yên tĩnh chứ không ồn ào như dãy trước. Đi hết cuối đường, rẽ trái trở ra ĐHSP, rẽ phải sang ĐHKHTN và Trường Trung hoc Thực hành (ĐHSP) với đồng phục nữ thật dễ thương.
Trường Sư phạm thực hành là nơi giáo sinh nhị niên thực tập, trước kia qua lại hai trường bằng cánh cổng nhỏ bên hông, nay gọi là Trường Trung học Thực hành Sài Gòn thuộc Đại Học Sài Gòn..Nhớ hồi sang bên đó thực tập, các em ngoan hiền dễ thương làm sao.Những ngày đầu thực tập đầy bỡ ngỡ, may được các em vui vẽ “ cộng tác” nên cũng quen dần.Rồi thực tập hai tuần ở Tiểu học Bàn Cờ, Tiểu học Giồng Ông Tố, xuống Long An thăm Sư phạm Long An, thăm lăng Nguyễn Huỳnh Đức…Mới đó mà đã ba mươi mấy năm rồi, cánh cổng nhỏ giờ đã xây bít…
Góc trong cùng của trường là khu vực nhà vệ sinh, phía trước có sân bóng chuyền , cạnh bên là quán nước của gia đình bác Tư, không biết ông bà còn sống không hay đã ra người thiên cổ.Nhớ sổ nợ của bác Tư dài dằng dặc, đa số là tên của mấy vận động viên “ nghiệp dư” chơi bóng chuyền, chờ lãnh trợ cấp học bổng mới trả, có khi xù luôn tới ngày ra trường…Chổ này có thể gọi là xóm nhà lá của trường.Lớp mình có Nguyễn Thành Tư, thấp bé mà lại ghiền bóng chuyền, đỡ banh bẹp bẹp như vỗ…mông, suốt ngày quanh quẩn nơi đây. Tư đã làm rể xứ Bình Dương từ lâu, nay vẫn đang theo nghiệp bảng đen phấn trắng.
Có bạn nói rằng trường Sư Phạm Sài Gòn ( trước là Quốc Gia Sư Phạm) chỉ là trạm dừng chân, như một ga xép nơi thị trấn nào đó; người ta tụ tập về từ bốn phương trời một lúc rồi lại tản đi như đàn chim đủ lông đủ cánh rời tổ bay xa , không một lần về lại.Huống chi ngày đó, động cơ thi tuyển vào trường của đa số nam giáo sinh bọn mình đâu phải vì yêu nghề.Nên gọi là trường chọn mình thì đúng hơn là mình chọn trường. Mùa hè đỏ lửa năm ấy, tổng số thí sinh dự thi là năm ngàn mà chỉ gần bảy trăm trúng tuyển đủ thấy mức độ khốc liệt như thế nào.Ngay cả khi đã nhập học rồi, thì mỗi người đều theo đuổi một mục tiêu riêng, mà mức độ quan tâm nhiều khi còn hơn học trình sư phạm nữa.Và sau ngày chọn nhiệm sở là cả một không gian bao la, một cuộc đời mới mở ra trước mắt với bao háo hức , lạ lẫm.Nay nhìn lại trường sau gần bốn mươi năm rời xa, thật ngậm ngùi.Có mấy ai còn nhớ, và nếu có nhớ thì liệu bao nhiêu người đã về thăm trường cũ.Vậy mà bây giờ mình mới ngộ ra, trong sâu thẵm mỗi người đều có nhiều kỷ niệm quyến luyến nơi đây, chỉ chờ có cơ hội là bộc bạch.Trường như người mẹ hiền bao dung, nơi gửi gắm tâm sự của những đứa con vào đời dù thành đạt hay kém may mắn. Riêng mình, đến nay nhìn lại qua bao thăng trầm thì đã rõ : nghề sư phạm chính là một nghề phù hợp với mình, đã vun bồi nhân cách sống ở đời với lòng tự trọng và vị tha của một nhà giáo.Tiếc thay khi đã bỏ nghề chuyễn sang lĩnh vực khác , tập làm quen với mưu ma chước quỷ, với xu nịnh chiều lòn thì mới thấy quý cái đã mất đi.Về thăm trường cũ, buồn nhiều hơn vui vì ngoài sự tiếc nuối kỹ niệm xưa, còn vì lo cho sự nghiệp giáo dục chung đang ngổn ngang trăm mối.Ba mươi lăm năm, biết bao nhiêu lần “cải cách” rồi mà có thấy nhúc nhích gì đâu.Vẫn dạy chay học chay, giáo trình cũ rích, nhai đi nhai lại vẫn bao nhiêu môn đó.Nghe nói năm nay hạ điểm chuẩn thi vào Sư Phạm, kể cả ở Hà Nội cũng thế.Và cũng có hứa hẹn sẽ miễn toàn bộ học phí, còn thêm trợ cấp học bổng nữa. Mong lắm thay./.
Lưu Thanh Bình – Nhị 3-Khóa 11 (1972 – 1974)
* Email Contact *
Similar topics
» 030-Lưu Thanh Bình-Nhị 3 -Khóa 11
» 011-Tản Mạn Chiều Cuối Năm-Lưu Thanh Bình-Khóa 11
» K12 & 13 - Thăm Lại Trường Xưa 15-16 /8/2009
» Giáo Sư-Khóa Cấp Tốc-Khóa 1-Thành Viên Facebooker
» 049-Vài Kỷ Niệm Của Tôi Về Trường Sư Phạm Sài-Gòn -Gs Phạm Hữu Bính
» 011-Tản Mạn Chiều Cuối Năm-Lưu Thanh Bình-Khóa 11
» K12 & 13 - Thăm Lại Trường Xưa 15-16 /8/2009
» Giáo Sư-Khóa Cấp Tốc-Khóa 1-Thành Viên Facebooker
» 049-Vài Kỷ Niệm Của Tôi Về Trường Sư Phạm Sài-Gòn -Gs Phạm Hữu Bính
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết