015-Chùm Thơ của Sư Phạm Saigon
Trang 1 trong tổng số 1 trang
015-Chùm Thơ của Sư Phạm Saigon
Những Bài Thơ của Thầy Cô Sư Phạm Saigon
TÌNH GIÀ - Lương Thu-K.12
Gừng càng già càng cay
Tình càng già càng nồng
Bây giờ tôi mới hiểu
Lời Người xưa chẳng sai
Ba mươi năm có lẻ
Thời gian vẫn cứ trôi
Ân tình cùng ai đó
Vượt sóng gió cuộc đời
Mưa dầm hay nắng gắt
Những chuyến xe nhọc nhằn
Tôi dõi theo khắp nẽo
Cùng chia sẻ buồn vui
Con bây giờ khôn lớn
Mái ấm có thêm người
Tiếng cười Thiên thần nhỏ
Ôi biết mấy yêu thương
Bao thăng trầm cuộc sống
Rồi cũng sẽ qua đi
Ngày đến cùng ước vọng
Mãi Hạnh phúc , An bình
Tuổi tri thiên sắp đến
Thêm yêu quý cuộc đời
Mong thời gian chậm lại
Tình già mãi bên nhau .
Dấu Nhớ & Thương Đỉnh Hồng Xưa
Đặng Thị Đời-Khóa 9
Nhớ-Võ Hà Thu Giang-K9
Hỏi-Thanh Hải-Khóa 12
Nhớ Xưa-Thanh Hải-K.12
Nhớ người…Đào văn Tình - Khóa 7
Chiều lâp đông hây hây gió lạnh
Đôi chim ríu rít lượn vờn quanh
Mảng mây trăng trắng lững lờ trôi
Trẻ nhỏ tan trường rảo bước nhanh
Tà áo thiên thanh con ngõ nhỏ
Nhớ người con gái áo mầu xanh
Sân trường hoa phượng như còn đó
Xin gửi về em chút mộng lành…
Chia Tay Ngày Hè-Thơ : An Hà - Khóa 7
Nhạc : Đình Cung
VẤN VƯƠNG - Lương Thúy-K.13
Chim bay về tổ cuối chiều
Một mình xứ lạ hiu hiu đau lòng
Bảng đen phấn trắng bao năm
Hoá thân vào cuộc gian truân quê người
Bắt đầu cái tuổi năm mươi
Là quen điệp khúc...xa rồi nhớ thương
Hàng cây xanh thắm mái trường
Thời thơ ấu vẫn còn vương một đời
Mỗi người chỉ có một thời
Kỷ niệm thì rộng như trời, như mây
Cô thày cho em mê say
Cho em trọn ước mơ đầy ngày mai
Cho em hạt chữ xếp dầy
Cho em ký thác ngày mai tươi hồng
Đường đời xa tắp chờ trông
Yêu thương đã gởi hành trang cuộc đời
Thời gian chẳng đợi chờ rồi
Cảm ơn trời đã cho thời vấn vương...
CÔ GIÁO VÙNG CAO - NGUYỆT THU ( Khóa 12 )
Buổi sáng trên cao nguyên
Sương mù bay lãng đãng
Trời se lạnh vào đông
Chim rừng quên cất cánh
Thảm cỏ non xanh mượt
Đồi cao thông ngẩng đầu
Mênh mông trong trời đất
Lòng người thanh thản hơn
Giáo án từng trang mở
Trao gửi biết bao tình
Bên đàn em bé nhỏ
Ôi biết mấy thân thương
Ngày qua ngày vội vã
Kỷ niệm mãi đong đầy
Xa rồi lòng vẫn nhớ
Ngôi trường xưa dấu yêu
NHỮNG DÒNG CHỮ TÂM TÌNH - Trần Quốc Hưởng-K.5
Thưa quý Thày Cô,
Hôm nay tôi thật vui mừng viết lên ít lời để chia sẻ cùng quý Vị, sau 44 năm rời mái trường Sư Phạm Sài Gòn thân yêu. Đây cũng là một cơ hội để nói sơ qua về đời mình và những cảm nghĩ của tôi, một nhà giáo của miền Nam Việt Nam trước 1975 hiện đang sống trên xứ người.
Cuộc đời tôi vào những năm sau khi đậu Tú Tài II kể ra cũng khá buồn, vì thi vào đại học chuyên ngành, ngành nào cũng trượt.
Tôi còn nhớ vào đầu Tháng 5, 1965 có hai người bạn ghé đến nhà chơi. Một từ rất lâu đã chẳng gặp, tên Kim, người bạn thời tiểu học, đến với một cách thái dè dặt. Mục đích rủ bạn vào bưng đi làm “Cách Mạng”. Sau gần một tiếng đồng hồ thuyết phục không có kết quả, bạn Kim đi luôn. Sau 1975 tôi gặp lại trên đường phố Sài Gòn. Về sau có nghe tin cả hai vợ chồng con cái đều vượt biên.
Người thứ hai là bạn cùng học Đệ Nhất B Trung Học Nguyễn Trãi, Sài Gòn, lúc ấy P. An đang vừa là sinh viên Đại Học Văn Khoa, vừa học Sư Phạm Sài Gòn. Anh bạn này hay nói về văn chương, đặc biết nói về Triết Học Đông Phương nghe hay lắm, nên tôi theo con đường của bạn này; đành bỏ những cao vọng khó với tới trước kia. “Người ta giỏi thì nhảy một phát qua bờ mà họ muốn, còn mình bò dần dần lên theo sức mình thì cũng chả sao. Quan trọng là cái nhân cách sống ở đời.” Nghe bạn nói thế, tôi NGỘ ngay. Chính cơ duyên này đưa tôi đến với Trường Sư Phạm Sài Gòn. Thế là trong danh sách thi tuyển chọn vào Trường Sư Phạm Sài Gòn khóa 1965-1967 có tên tôi. Sau đó dòng đời cứ thế êm trôi. Hằng ngày cắp sách đến trường học hành, sinh hoạt văn nghệ, vẽ vời để tạo sự vui tươi đôi chút. Sau hai năm học ra trường dạy ở Tây Ninh; và rồi với sự chuyên cần, cuối cùng cũng leo lên được bằng con đường đại học. Trường sở sau cùng trước ngày trình diện đi tù cải tạo là Trung Học Tân Phú, Gia Định. (Tù cải tạo vì tôi là Sĩ Quan Biệt Phái). Viết tới đây tôi phải xin thưa cùng quý Vị, cùng các bậc Thày, một điều mà tôi mang trong tim óc đã từ lâu là “Mỗi nhà giáo chúng ta xưa kia (trước 1975) thực đáng được vinh danh, vì họ là những chiến sĩ trên mặt trận Giáo Dục; nhất là những ai đã phục vụ dưới lá cờ Quốc Gia tại những vùng nông thôn hẻo lánh. Họ thường đối mặt với nhiều khó khăn về chính trị với phía bên kia.
Còn đối với học sinh, Thày Cô chúng ta giảng dạy hết lòng với lương tâm của một người Thầy đầy trách nhiệm, cốt tạo cho con em có kiến thức và sự hiểu biết rộng về khoa học và cách ăn ở lấy Trung Hiếu Lễ Nghĩa làm đầu. Đối lại chúng ta nhận được nơi các học sinh lòng kính trọng thày cô như những bậc sinh thành ra chúng. Vì thế ta thường nghe những lời “thưa Thầy” hay “Thưa Bố” dưới những mái trường miền Nam VN của chúng ta.
Nhìn về quê nhà tôi thường tự hỏi, trên thế giới, không biết có nước nào mà học sinh phải quá khổ như học sinh Việt Nam hiện nay không ? Chỉ nội cái vấn đề TIỀN để có được chữ mà cha mẹ các em và ngay cả các em phải lo, cũng đã gieo vào mái đầu trong trắng của trẻ về lối sống chỉ biết có tiền ở khá nhiều Thày Cô (Tấm gương mà các học sinh noi theo ) đã đang sống như thế.
Giờ này bên quê nhà hoa phượng đỏ thắm đang nở rộ. Mùa hè đến nơi rồi, quý vị à. Chắc các quý thày cô cũng như tôi, chúng ta ước mơ một điều là tất cả các con em học sinh Việt Nam hiện nay có được những ngày nghỉ hè thật hạnh phúc bên mái ấm gia đình, hồn nhiên vui đùa thỏa thích với các bạn trong cảnh trời mây non nước thiên nhiên tuyệt vời của Tổ Quốc, mà không phải bận tâm kiếm đồng tiền trên những đống rác như một số em, hay lao động nặng nề để đóng tiền cho các thày cô nào mà không đóng không được, trong từng niên học.
Giờ đây tuổi đã già, nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó lại được đứng trước tấm bảng đen, cầm viên phấn viết lên những dòng chữ Việt ngữ yêu thương, giảng bài cho con em và nói những lời ấm áp đầy tình người trong một lớp học Bình Dân Giáo Dục cũng được, trên quê hương của mình.
…. Và trong chúng ta, chắc ai cũng muốn cất lên lời ca từ nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bài Ly Rượu Mừng để mong có được một hạnh phúc thật lớn lao trong những năm tháng cuối cuộc đời : . . . Kìa nơi xa xa có bà Mẹ Già. Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa. Chúc Bà một sớm quê hương, bước con về hòa nỗi yêu thương.
Washington State ngày 1 Tháng 6 năm 2011.
Trần Quốc Hưởng
Tranh : Trần Quốc Hưởng
Mong Ước Kỷ Niệm Xưa-Thúy Lương-Khóa 13
Tôi vào học Sư phạm như một nghiệp dĩ, như một định mệnh.
Học xong Tú tài IBM với ước mơ ngập tràn, như thời Trung Học thầy cô vẫn làm trắc nghiệm bỏ túi : Sau này học xong em tính đi nghành gì, câu trả lời của tôi vẫn muôn đời là Y Dược. Đời có phải như mơ bao giờ, năm 73-74 là năm đầu IBM học sinh đậu tốt nghiệp khá nhiều nên thi vào đâu cũng khó, về xin ba, ba tôi nói : Học Y phải đến 7 năm con ạ, học Dược lương không bằng bà bán thuốc lá lẻ, nhà mình làm về chính trị nhiều rồi, thôi con học Sư phạm cho trong sạch hợp với con gái. Thế mà trước ngày thi vào Sư phạm tôi cũng tạt vào Đại học Dược ghi danh thi, năm ấy Dược cho thí sinh ứng thí phải trải qua 2 kỳ sơ tuyển và chung tuyển, cũng ráng đăng ký để thi. Lúc có kết quả Sư phạm là cũng vừa lúc Dược báo tôi đã đậu. Lúc đó tôi phải suy nghĩ trong 2 chọn 1, một là 2 năm ra chỉ số lương 380 hai là 4 năm ra chỉ số lương 250. Nghĩ lại lời ba nói thôi, kệ, vào Sư phạm cho xong, ờ mà chắc mình cũng có cái dáng cô giáo chớ bộ, vô Sư phạm năm ấy cũng có phải dễ đâu, 1 phải chọị 10, xong thi viết rồi còn thi oral, mặc áo dài trắng quần trắng mang sandal đứng lên bục đọc 1 đoạn văn xong viết lên bảng rồi bước xuống bàn cô giám khảo hỏi vài câu mới được chấm đậu. Tôi vào học Sư phạm với khoá 13, con số không mấy tốt...
Vào học với những môn mới lạ, bạn bè cũng lạ, khắp mọi nơi về chung 1 lớp. Vừa xong năm nhất niên bạn trong lớp vừa mới thân mến nhau thì năm 75 ập đến, chúng tôi trở lại trường với người còn kẻ mất dạng. Chúng tôi được học chính trị 1 ngày 2 buổi tại hội trường, chỉ lên lớp khi thảo luận. Trưa ở lại lớp đem cơm đi ăn bằng lon Guigoz, lớp chúng tôi buồn quá rủ nhau nhảy đầm. Bọn chúng tôi 8 đứa có Công Dân tướng yểu điệu như con gái chỉ chúng tôi nhảy Cha Cha Cha. Tôi chọn bài Sàigòn và vừa nhảy vừa hát, trời, đang lúc cười giỡn như quỷ thì lù lù thầy Hiệu Trưởng xuất hiện. Thày cho chúng tôi 1 biên bản vì tội : Trưa không nghỉ rủ nhau Múa Đôi. Vài bữa sau 8 đứa chúng tôi bị phạt lao động quét lá sân trường, trời, sân trường có gì đâu mà quét. Công Dân với Hùng bàn là mấy tụi tui trèo lên cây bứt lá rải xuống cho mấy bà quét nha, ờ, hay đó, thế là tụi nó trèo lên cây làm y như bàn tính. Tới bây giờ mỗi lần gặp nhau nhắc đến từ Múa Đôi chúng tôi đều cười nhớ về kỷ niệm thật vui ấy.
Chúng tôi ra trường tháng 11 năm 75 sau lời thề của Giáo sinh là đi bất cứ nơi đâu khi đất nước đang cần, tôi được chỉ định về xã Mỹ Hạnh Huyện Đức Hoà tỉnh Long An dạy. Bọn chúng tôi ở SP về trường này được 7 đứa con gái tuy khác lớp nhưng đồng cảnh ngộ là dân Sài gòn sàng sàng tuổi nhau trong đó tôi nhỏ nhất vừa đúng 18. Đến trường trình diện đứa nào cũng nước mắt hơn mưa, từ nhỏ tới giờ có đi đâu xa nhà đâu mà xứ gì nghèo ơi là nghèo, trường lợp bàng vách đất, học trò đi chân đất có đứa lớn gần bằng cô. Đường đi từ bến xe vào trường chẳng có xe cộ gì ngoài xe trâu và xe bò chúng tôi phải đi bộ cỡ 5 cây số. Mùa nắng thì bụi mù trắng xoá đầu cổ, mùa mưa xình như 1 lớp bột nhão mỗi lần về SG đem thức ăn lên ăn chúng tôi phải lê cái giỏ xách hết đeo vai rồi cắp nách. Nhỏ Diệu đem được mấy trái trứng ở nhà lên tới bến xe đi quá giang được xe bò vô tới trường trứng bể nát...Các anh chị khoá trên còn được hưởng chỉ số 380 chớ tụi tôi chỉ được lãnh 70% của 55 đồng vỏn vẹn hơn 30 đồng không đủ đi xe đò về nhà. Vậy mà 7 đứa chúng tôi vẫn không bỏ nghề, lúc mới về trường Ban Giám Hiệu bắt các cô đi dạy phải mặc áo bà ba nha. Chúng tôi chấp hành áo bà ba nhưng mặc quần trắng đi dạy. Bữa đó Chú Tư Na là chủ tịch Xã kêu chúng tôi lên bắt phải bận quần đen mà ống chật, không cho mặc quần ống rộng như thế. Chúng tôi cãi tụi con không có tiền mua vải may, chú Tư bắt nhuộm đi rồi cắt ống cho nhỏ lại. Trời, thế là tuần sau đứa nào cũng quần đen ống nhỏ xíu với áo bà ba, bỏ lại thời con gái nơi SG hoa mộng. Sao hồi đó chúng tôi ngoan đến thế vậy ta?
Chúng tôi ở trọ nhà dân, có đứa ở riêng có đứa được ở chung, tôi thì ở trọ trong Chùa. Giờ giấc chúng tôi cũng khác những người địa phương, lúc chúng tôi ngủ thì họ thức lúc chúng tôi thức thì họ ngủ, nói chung bọn tôi là dân SG nhớ nhà, sau khi đi dạy Bổ Túc Văn Hoá xong về tụm với nhau đứa đàn đứa hát nhớ nhà trong lúc mọi người đã ngủ. Sáng gà gáy tí te, họ quét sân sồn sột xay lúa rào rào mình vẫn nằm ngủ, ngủ mặt trời lên tới ngọn tre cũng ngủ, bởi vậy dân họ cũng chẳng thích lối sống của chúng tôi. Bộ ván chúng tôi nằm họ nhốt gà mái đẻ đang ấp phía dưới mạt gà quá chừng, có biết con mạt là con gì đâu. Bữa đó vào lớp đang ngồi dạy bỗng có đứa học trò ngồi bàn đầu chỉ vào mặt tôi nói:
- Í, cô, có con mạt gà đương bò trên lông mày cô đó
- Suỵt, im, lộn xộn
Nói vậy chứ cũng đi xuống cuối lớp lấy tay mò lên lông mày bắt con mạt ấy, hèn gì thấy ngứa ngứa.
Ra chơi thấy bọn học trò lấy hột điều để chọi, chặc lưỡi, hột điều nướng ăn hết ý nha. Thế là kêu lớp trưởng ra tịch thu hết đem về nhà chiều nấu cơm bỏ vô lửa nướng, trời, nó xịt ra cái nước vào cả tóc tai mặt mũi, vậy mà cũng không tha,lấy cục đá đập phủi phủi, cả bọn cô giáo lượm lên ăn ngon lành cười như nắc nẻ. Tôi thuộc chúa kén ăn nên thà ăn muối ớt chớ con Diệu lì lắm nha, nó nói con gì tao cũng ăn, con rầy, con đuông con đòn gánh tao ăn ráo nạo. Còn thầy Vĩnh là Sư phạm Long An cũng không kém, chỉ có 3 con anh không ăn thôi, con gì vậy thầy, A, đó là con đinh, con ốc, con vít là chừa!
Trường chúng tôi có 3 cơ sở, chúng tôi dạy chung với các anh chị Sư phạm Long An. Buổi tối đi dạy Bổ túc Văn Hoá xa ơi là xa, mấy đứa dắt tay nhau mò mẫm đi đường bờ ruộng để đến từng điểm dạy dù chỉ vài người với vài ngọn đèn dầu gasoil leo lét. Sợ ma quá chừng, có bữa chúng tôi 3 đứa đi qua 1 đường bờ xung quanh toàn tre gió đưa cành tre nghiến răng kẽo kẹt như trong truyện liêu trai, bỗng, gió ào 1 cái cái nón kết đội đầu của tôi như bị ai giựt đâu mất, trời tối chẳng thấy gì, ôi, chúng tôi chạy như ma rượt về đến nhà trùm mền không dám tưởng tượng tiếp. Sáng hôm sau kể cho mấy thầy nghe, đạp xe trở lại chỗ cũ thì hỡi ôi, cái nón đang treo tòong teng trên ngọn tre...
Bọn chúng tôi vẫn nổi danh văn nghệ của trường nên bất cứ công việc gì liên quan đến văn nghệ Ban Giám Hiệu vẫn giao cho bọn tôi. Chúng tôi cũng lợi dụng chuyện tập văn nghệ để được mọi người dạy thế xin về SG tập ở nhà nhỏ Diệu. Năm ấy chúng tôi múa bài Người con gái Pakô, tôi phải hát không được múa, tụi nó múa với biên đạo là em nhỏ Hương. Lúc trình diễn có tiền đâu mà mua xà rông, mỗi đứa hy sinh 1 cái quần thun màu đen cắt đi may lại thành cái xà rông lấy giấy màu cắt dán hoa lá tùm lum lên đó. Mà khi lên diễn có phấn son gì đâu với thời mới Cách Mạng, chúng tôi lấy cục phấn nụ là loại rẻ tiền nhất mua xài chung cả bọn rồi lấy son thoa lên làm má hồng, là diễn. Đúng là thời mới lớn không cần phấn cần son gì vẫn hồn nhiên. Thế mà tiết mục múa đó được xếp hạng nhất huyện, rồi lần sau BGH bắt chúng tôi tập tiếp các tiết mục khác, cứ thế chúng tôi lại có dịp trốn về SG, xe đò không có chỗ ngồi trèo lên cả đầu cabin ngồi đánh đu với số phận.....
Hơn ba chục năm trôi qua, bọn chúng tôi mỗi đứa 1 đường, ba đứa ra nứơc ngoài trong đó tôi là kẻ sang Mỹ trễ tràng nhất. Bốn đứa còn lại hiện giờ đều về hưu cả. Khi gặp nhau chúng tôi vẫn tâm sự về nghề nghiệp, về kỷ niệm, rảnh là cả bọn hú nhau đi uống cà phê hát Karaoké ở SG đêm. Cả bọn chúng tôi vẫn hát chung với nhau các bài hát về học trò như Hoa học trò, Mong ước kỷ niệm xưa, có lần nhỏ Diệu về thăm VN khi hát đến bài này tụi tôi đều rưng rưng. Ba chục năm như giấc mộng của đời người mà mỗi chúng ta ai cũng đều phải trải qua, đâu có phải giấc mộng nào cũng đẹp mãi đâu nhưng dù gì chăng nữa nó cũng làm phong phú cuộc sống hiện tại của mình để tự hào là tuổi trẻ mình đã cống hiến, đã được sống như thế đó
Tôi còn được hân hạnh nữa là được ôm cặp mặc áo dài cho tới ngày sắp về hưu. Nhiều lúc ngồi trên bục giảng bây giờ tôi thường nhớ đến lũ học trò chân đất ngày xưa bắt cá bỏ vào cặp mang đến trường biếu cô, lũ học trò ngày hiến chương các nhà giáo không có gì tặng cô hái đại gìữa đường mấy cành bông soi nhái, bông bụp, bông vạn thọ lấy dây bàng cột lại tặng cô. Rồi bây giờ mùa hè trên xứ người không có hoa Phượng rực rỡ đỏ, không có ve sầu ra rả buổi trưa, chỉ có hoa Phượng Mỹ tím rịm nhìn buồn ơi là buồn, nhớ nhà đến nao lòng. Hồi xưa thì chảnh lắm không thèm vào Sư phạm chớ bây giờ ai hỏi tôi nếu được trở lại thời thơ ấu chọn lựa nghề bạn chọn nghề gì, tôi sẽ không suy nghĩ trả lời là nghề Giáo. Bạn nó hỏi sang Mỹ bây giờ mày làm nghề gì, tôi cười, vẫn là nghề gõ nhưng lúc xưa là gõ đầu trẻ bây giờ là gõ bàn phím
Gõ gì thì cũng là gõ thôi nhưng làm sao có cây đũa thần gõ vào ký ức lúc mình khổ sở nhất, lúc mình mới vừa lớn là đáng nhớ nhất thôi, phải không bạn?...
Contact Email:
TÌNH GIÀ - Lương Thu-K.12
Gừng càng già càng cay
Tình càng già càng nồng
Bây giờ tôi mới hiểu
Lời Người xưa chẳng sai
Ba mươi năm có lẻ
Thời gian vẫn cứ trôi
Ân tình cùng ai đó
Vượt sóng gió cuộc đời
Mưa dầm hay nắng gắt
Những chuyến xe nhọc nhằn
Tôi dõi theo khắp nẽo
Cùng chia sẻ buồn vui
Con bây giờ khôn lớn
Mái ấm có thêm người
Tiếng cười Thiên thần nhỏ
Ôi biết mấy yêu thương
Bao thăng trầm cuộc sống
Rồi cũng sẽ qua đi
Ngày đến cùng ước vọng
Mãi Hạnh phúc , An bình
Tuổi tri thiên sắp đến
Thêm yêu quý cuộc đời
Mong thời gian chậm lại
Tình già mãi bên nhau .
Dấu Nhớ & Thương Đỉnh Hồng Xưa
Đặng Thị Đời-Khóa 9
Nhớ-Võ Hà Thu Giang-K9
Hỏi-Thanh Hải-Khóa 12
Nhớ Xưa-Thanh Hải-K.12
Nhớ người…Đào văn Tình - Khóa 7
Chiều lâp đông hây hây gió lạnh
Đôi chim ríu rít lượn vờn quanh
Mảng mây trăng trắng lững lờ trôi
Trẻ nhỏ tan trường rảo bước nhanh
Tà áo thiên thanh con ngõ nhỏ
Nhớ người con gái áo mầu xanh
Sân trường hoa phượng như còn đó
Xin gửi về em chút mộng lành…
Chia Tay Ngày Hè-Thơ : An Hà - Khóa 7
Nhạc : Đình Cung
VẤN VƯƠNG - Lương Thúy-K.13
Chim bay về tổ cuối chiều
Một mình xứ lạ hiu hiu đau lòng
Bảng đen phấn trắng bao năm
Hoá thân vào cuộc gian truân quê người
Bắt đầu cái tuổi năm mươi
Là quen điệp khúc...xa rồi nhớ thương
Hàng cây xanh thắm mái trường
Thời thơ ấu vẫn còn vương một đời
Mỗi người chỉ có một thời
Kỷ niệm thì rộng như trời, như mây
Cô thày cho em mê say
Cho em trọn ước mơ đầy ngày mai
Cho em hạt chữ xếp dầy
Cho em ký thác ngày mai tươi hồng
Đường đời xa tắp chờ trông
Yêu thương đã gởi hành trang cuộc đời
Thời gian chẳng đợi chờ rồi
Cảm ơn trời đã cho thời vấn vương...
CÔ GIÁO VÙNG CAO - NGUYỆT THU ( Khóa 12 )
Buổi sáng trên cao nguyên
Sương mù bay lãng đãng
Trời se lạnh vào đông
Chim rừng quên cất cánh
Thảm cỏ non xanh mượt
Đồi cao thông ngẩng đầu
Mênh mông trong trời đất
Lòng người thanh thản hơn
Giáo án từng trang mở
Trao gửi biết bao tình
Bên đàn em bé nhỏ
Ôi biết mấy thân thương
Ngày qua ngày vội vã
Kỷ niệm mãi đong đầy
Xa rồi lòng vẫn nhớ
Ngôi trường xưa dấu yêu
NHỮNG DÒNG CHỮ TÂM TÌNH - Trần Quốc Hưởng-K.5
Thưa quý Thày Cô,
Hôm nay tôi thật vui mừng viết lên ít lời để chia sẻ cùng quý Vị, sau 44 năm rời mái trường Sư Phạm Sài Gòn thân yêu. Đây cũng là một cơ hội để nói sơ qua về đời mình và những cảm nghĩ của tôi, một nhà giáo của miền Nam Việt Nam trước 1975 hiện đang sống trên xứ người.
Cuộc đời tôi vào những năm sau khi đậu Tú Tài II kể ra cũng khá buồn, vì thi vào đại học chuyên ngành, ngành nào cũng trượt.
Tôi còn nhớ vào đầu Tháng 5, 1965 có hai người bạn ghé đến nhà chơi. Một từ rất lâu đã chẳng gặp, tên Kim, người bạn thời tiểu học, đến với một cách thái dè dặt. Mục đích rủ bạn vào bưng đi làm “Cách Mạng”. Sau gần một tiếng đồng hồ thuyết phục không có kết quả, bạn Kim đi luôn. Sau 1975 tôi gặp lại trên đường phố Sài Gòn. Về sau có nghe tin cả hai vợ chồng con cái đều vượt biên.
Người thứ hai là bạn cùng học Đệ Nhất B Trung Học Nguyễn Trãi, Sài Gòn, lúc ấy P. An đang vừa là sinh viên Đại Học Văn Khoa, vừa học Sư Phạm Sài Gòn. Anh bạn này hay nói về văn chương, đặc biết nói về Triết Học Đông Phương nghe hay lắm, nên tôi theo con đường của bạn này; đành bỏ những cao vọng khó với tới trước kia. “Người ta giỏi thì nhảy một phát qua bờ mà họ muốn, còn mình bò dần dần lên theo sức mình thì cũng chả sao. Quan trọng là cái nhân cách sống ở đời.” Nghe bạn nói thế, tôi NGỘ ngay. Chính cơ duyên này đưa tôi đến với Trường Sư Phạm Sài Gòn. Thế là trong danh sách thi tuyển chọn vào Trường Sư Phạm Sài Gòn khóa 1965-1967 có tên tôi. Sau đó dòng đời cứ thế êm trôi. Hằng ngày cắp sách đến trường học hành, sinh hoạt văn nghệ, vẽ vời để tạo sự vui tươi đôi chút. Sau hai năm học ra trường dạy ở Tây Ninh; và rồi với sự chuyên cần, cuối cùng cũng leo lên được bằng con đường đại học. Trường sở sau cùng trước ngày trình diện đi tù cải tạo là Trung Học Tân Phú, Gia Định. (Tù cải tạo vì tôi là Sĩ Quan Biệt Phái). Viết tới đây tôi phải xin thưa cùng quý Vị, cùng các bậc Thày, một điều mà tôi mang trong tim óc đã từ lâu là “Mỗi nhà giáo chúng ta xưa kia (trước 1975) thực đáng được vinh danh, vì họ là những chiến sĩ trên mặt trận Giáo Dục; nhất là những ai đã phục vụ dưới lá cờ Quốc Gia tại những vùng nông thôn hẻo lánh. Họ thường đối mặt với nhiều khó khăn về chính trị với phía bên kia.
Còn đối với học sinh, Thày Cô chúng ta giảng dạy hết lòng với lương tâm của một người Thầy đầy trách nhiệm, cốt tạo cho con em có kiến thức và sự hiểu biết rộng về khoa học và cách ăn ở lấy Trung Hiếu Lễ Nghĩa làm đầu. Đối lại chúng ta nhận được nơi các học sinh lòng kính trọng thày cô như những bậc sinh thành ra chúng. Vì thế ta thường nghe những lời “thưa Thầy” hay “Thưa Bố” dưới những mái trường miền Nam VN của chúng ta.
Nhìn về quê nhà tôi thường tự hỏi, trên thế giới, không biết có nước nào mà học sinh phải quá khổ như học sinh Việt Nam hiện nay không ? Chỉ nội cái vấn đề TIỀN để có được chữ mà cha mẹ các em và ngay cả các em phải lo, cũng đã gieo vào mái đầu trong trắng của trẻ về lối sống chỉ biết có tiền ở khá nhiều Thày Cô (Tấm gương mà các học sinh noi theo ) đã đang sống như thế.
Giờ này bên quê nhà hoa phượng đỏ thắm đang nở rộ. Mùa hè đến nơi rồi, quý vị à. Chắc các quý thày cô cũng như tôi, chúng ta ước mơ một điều là tất cả các con em học sinh Việt Nam hiện nay có được những ngày nghỉ hè thật hạnh phúc bên mái ấm gia đình, hồn nhiên vui đùa thỏa thích với các bạn trong cảnh trời mây non nước thiên nhiên tuyệt vời của Tổ Quốc, mà không phải bận tâm kiếm đồng tiền trên những đống rác như một số em, hay lao động nặng nề để đóng tiền cho các thày cô nào mà không đóng không được, trong từng niên học.
Giờ đây tuổi đã già, nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó lại được đứng trước tấm bảng đen, cầm viên phấn viết lên những dòng chữ Việt ngữ yêu thương, giảng bài cho con em và nói những lời ấm áp đầy tình người trong một lớp học Bình Dân Giáo Dục cũng được, trên quê hương của mình.
…. Và trong chúng ta, chắc ai cũng muốn cất lên lời ca từ nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bài Ly Rượu Mừng để mong có được một hạnh phúc thật lớn lao trong những năm tháng cuối cuộc đời : . . . Kìa nơi xa xa có bà Mẹ Già. Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa. Chúc Bà một sớm quê hương, bước con về hòa nỗi yêu thương.
Washington State ngày 1 Tháng 6 năm 2011.
Trần Quốc Hưởng
Tranh : Trần Quốc Hưởng
Mong Ước Kỷ Niệm Xưa-Thúy Lương-Khóa 13
Tôi vào học Sư phạm như một nghiệp dĩ, như một định mệnh.
Học xong Tú tài IBM với ước mơ ngập tràn, như thời Trung Học thầy cô vẫn làm trắc nghiệm bỏ túi : Sau này học xong em tính đi nghành gì, câu trả lời của tôi vẫn muôn đời là Y Dược. Đời có phải như mơ bao giờ, năm 73-74 là năm đầu IBM học sinh đậu tốt nghiệp khá nhiều nên thi vào đâu cũng khó, về xin ba, ba tôi nói : Học Y phải đến 7 năm con ạ, học Dược lương không bằng bà bán thuốc lá lẻ, nhà mình làm về chính trị nhiều rồi, thôi con học Sư phạm cho trong sạch hợp với con gái. Thế mà trước ngày thi vào Sư phạm tôi cũng tạt vào Đại học Dược ghi danh thi, năm ấy Dược cho thí sinh ứng thí phải trải qua 2 kỳ sơ tuyển và chung tuyển, cũng ráng đăng ký để thi. Lúc có kết quả Sư phạm là cũng vừa lúc Dược báo tôi đã đậu. Lúc đó tôi phải suy nghĩ trong 2 chọn 1, một là 2 năm ra chỉ số lương 380 hai là 4 năm ra chỉ số lương 250. Nghĩ lại lời ba nói thôi, kệ, vào Sư phạm cho xong, ờ mà chắc mình cũng có cái dáng cô giáo chớ bộ, vô Sư phạm năm ấy cũng có phải dễ đâu, 1 phải chọị 10, xong thi viết rồi còn thi oral, mặc áo dài trắng quần trắng mang sandal đứng lên bục đọc 1 đoạn văn xong viết lên bảng rồi bước xuống bàn cô giám khảo hỏi vài câu mới được chấm đậu. Tôi vào học Sư phạm với khoá 13, con số không mấy tốt...
Vào học với những môn mới lạ, bạn bè cũng lạ, khắp mọi nơi về chung 1 lớp. Vừa xong năm nhất niên bạn trong lớp vừa mới thân mến nhau thì năm 75 ập đến, chúng tôi trở lại trường với người còn kẻ mất dạng. Chúng tôi được học chính trị 1 ngày 2 buổi tại hội trường, chỉ lên lớp khi thảo luận. Trưa ở lại lớp đem cơm đi ăn bằng lon Guigoz, lớp chúng tôi buồn quá rủ nhau nhảy đầm. Bọn chúng tôi 8 đứa có Công Dân tướng yểu điệu như con gái chỉ chúng tôi nhảy Cha Cha Cha. Tôi chọn bài Sàigòn và vừa nhảy vừa hát, trời, đang lúc cười giỡn như quỷ thì lù lù thầy Hiệu Trưởng xuất hiện. Thày cho chúng tôi 1 biên bản vì tội : Trưa không nghỉ rủ nhau Múa Đôi. Vài bữa sau 8 đứa chúng tôi bị phạt lao động quét lá sân trường, trời, sân trường có gì đâu mà quét. Công Dân với Hùng bàn là mấy tụi tui trèo lên cây bứt lá rải xuống cho mấy bà quét nha, ờ, hay đó, thế là tụi nó trèo lên cây làm y như bàn tính. Tới bây giờ mỗi lần gặp nhau nhắc đến từ Múa Đôi chúng tôi đều cười nhớ về kỷ niệm thật vui ấy.
Chúng tôi ra trường tháng 11 năm 75 sau lời thề của Giáo sinh là đi bất cứ nơi đâu khi đất nước đang cần, tôi được chỉ định về xã Mỹ Hạnh Huyện Đức Hoà tỉnh Long An dạy. Bọn chúng tôi ở SP về trường này được 7 đứa con gái tuy khác lớp nhưng đồng cảnh ngộ là dân Sài gòn sàng sàng tuổi nhau trong đó tôi nhỏ nhất vừa đúng 18. Đến trường trình diện đứa nào cũng nước mắt hơn mưa, từ nhỏ tới giờ có đi đâu xa nhà đâu mà xứ gì nghèo ơi là nghèo, trường lợp bàng vách đất, học trò đi chân đất có đứa lớn gần bằng cô. Đường đi từ bến xe vào trường chẳng có xe cộ gì ngoài xe trâu và xe bò chúng tôi phải đi bộ cỡ 5 cây số. Mùa nắng thì bụi mù trắng xoá đầu cổ, mùa mưa xình như 1 lớp bột nhão mỗi lần về SG đem thức ăn lên ăn chúng tôi phải lê cái giỏ xách hết đeo vai rồi cắp nách. Nhỏ Diệu đem được mấy trái trứng ở nhà lên tới bến xe đi quá giang được xe bò vô tới trường trứng bể nát...Các anh chị khoá trên còn được hưởng chỉ số 380 chớ tụi tôi chỉ được lãnh 70% của 55 đồng vỏn vẹn hơn 30 đồng không đủ đi xe đò về nhà. Vậy mà 7 đứa chúng tôi vẫn không bỏ nghề, lúc mới về trường Ban Giám Hiệu bắt các cô đi dạy phải mặc áo bà ba nha. Chúng tôi chấp hành áo bà ba nhưng mặc quần trắng đi dạy. Bữa đó Chú Tư Na là chủ tịch Xã kêu chúng tôi lên bắt phải bận quần đen mà ống chật, không cho mặc quần ống rộng như thế. Chúng tôi cãi tụi con không có tiền mua vải may, chú Tư bắt nhuộm đi rồi cắt ống cho nhỏ lại. Trời, thế là tuần sau đứa nào cũng quần đen ống nhỏ xíu với áo bà ba, bỏ lại thời con gái nơi SG hoa mộng. Sao hồi đó chúng tôi ngoan đến thế vậy ta?
Chúng tôi ở trọ nhà dân, có đứa ở riêng có đứa được ở chung, tôi thì ở trọ trong Chùa. Giờ giấc chúng tôi cũng khác những người địa phương, lúc chúng tôi ngủ thì họ thức lúc chúng tôi thức thì họ ngủ, nói chung bọn tôi là dân SG nhớ nhà, sau khi đi dạy Bổ Túc Văn Hoá xong về tụm với nhau đứa đàn đứa hát nhớ nhà trong lúc mọi người đã ngủ. Sáng gà gáy tí te, họ quét sân sồn sột xay lúa rào rào mình vẫn nằm ngủ, ngủ mặt trời lên tới ngọn tre cũng ngủ, bởi vậy dân họ cũng chẳng thích lối sống của chúng tôi. Bộ ván chúng tôi nằm họ nhốt gà mái đẻ đang ấp phía dưới mạt gà quá chừng, có biết con mạt là con gì đâu. Bữa đó vào lớp đang ngồi dạy bỗng có đứa học trò ngồi bàn đầu chỉ vào mặt tôi nói:
- Í, cô, có con mạt gà đương bò trên lông mày cô đó
- Suỵt, im, lộn xộn
Nói vậy chứ cũng đi xuống cuối lớp lấy tay mò lên lông mày bắt con mạt ấy, hèn gì thấy ngứa ngứa.
Ra chơi thấy bọn học trò lấy hột điều để chọi, chặc lưỡi, hột điều nướng ăn hết ý nha. Thế là kêu lớp trưởng ra tịch thu hết đem về nhà chiều nấu cơm bỏ vô lửa nướng, trời, nó xịt ra cái nước vào cả tóc tai mặt mũi, vậy mà cũng không tha,lấy cục đá đập phủi phủi, cả bọn cô giáo lượm lên ăn ngon lành cười như nắc nẻ. Tôi thuộc chúa kén ăn nên thà ăn muối ớt chớ con Diệu lì lắm nha, nó nói con gì tao cũng ăn, con rầy, con đuông con đòn gánh tao ăn ráo nạo. Còn thầy Vĩnh là Sư phạm Long An cũng không kém, chỉ có 3 con anh không ăn thôi, con gì vậy thầy, A, đó là con đinh, con ốc, con vít là chừa!
Trường chúng tôi có 3 cơ sở, chúng tôi dạy chung với các anh chị Sư phạm Long An. Buổi tối đi dạy Bổ túc Văn Hoá xa ơi là xa, mấy đứa dắt tay nhau mò mẫm đi đường bờ ruộng để đến từng điểm dạy dù chỉ vài người với vài ngọn đèn dầu gasoil leo lét. Sợ ma quá chừng, có bữa chúng tôi 3 đứa đi qua 1 đường bờ xung quanh toàn tre gió đưa cành tre nghiến răng kẽo kẹt như trong truyện liêu trai, bỗng, gió ào 1 cái cái nón kết đội đầu của tôi như bị ai giựt đâu mất, trời tối chẳng thấy gì, ôi, chúng tôi chạy như ma rượt về đến nhà trùm mền không dám tưởng tượng tiếp. Sáng hôm sau kể cho mấy thầy nghe, đạp xe trở lại chỗ cũ thì hỡi ôi, cái nón đang treo tòong teng trên ngọn tre...
Bọn chúng tôi vẫn nổi danh văn nghệ của trường nên bất cứ công việc gì liên quan đến văn nghệ Ban Giám Hiệu vẫn giao cho bọn tôi. Chúng tôi cũng lợi dụng chuyện tập văn nghệ để được mọi người dạy thế xin về SG tập ở nhà nhỏ Diệu. Năm ấy chúng tôi múa bài Người con gái Pakô, tôi phải hát không được múa, tụi nó múa với biên đạo là em nhỏ Hương. Lúc trình diễn có tiền đâu mà mua xà rông, mỗi đứa hy sinh 1 cái quần thun màu đen cắt đi may lại thành cái xà rông lấy giấy màu cắt dán hoa lá tùm lum lên đó. Mà khi lên diễn có phấn son gì đâu với thời mới Cách Mạng, chúng tôi lấy cục phấn nụ là loại rẻ tiền nhất mua xài chung cả bọn rồi lấy son thoa lên làm má hồng, là diễn. Đúng là thời mới lớn không cần phấn cần son gì vẫn hồn nhiên. Thế mà tiết mục múa đó được xếp hạng nhất huyện, rồi lần sau BGH bắt chúng tôi tập tiếp các tiết mục khác, cứ thế chúng tôi lại có dịp trốn về SG, xe đò không có chỗ ngồi trèo lên cả đầu cabin ngồi đánh đu với số phận.....
Hơn ba chục năm trôi qua, bọn chúng tôi mỗi đứa 1 đường, ba đứa ra nứơc ngoài trong đó tôi là kẻ sang Mỹ trễ tràng nhất. Bốn đứa còn lại hiện giờ đều về hưu cả. Khi gặp nhau chúng tôi vẫn tâm sự về nghề nghiệp, về kỷ niệm, rảnh là cả bọn hú nhau đi uống cà phê hát Karaoké ở SG đêm. Cả bọn chúng tôi vẫn hát chung với nhau các bài hát về học trò như Hoa học trò, Mong ước kỷ niệm xưa, có lần nhỏ Diệu về thăm VN khi hát đến bài này tụi tôi đều rưng rưng. Ba chục năm như giấc mộng của đời người mà mỗi chúng ta ai cũng đều phải trải qua, đâu có phải giấc mộng nào cũng đẹp mãi đâu nhưng dù gì chăng nữa nó cũng làm phong phú cuộc sống hiện tại của mình để tự hào là tuổi trẻ mình đã cống hiến, đã được sống như thế đó
Tôi còn được hân hạnh nữa là được ôm cặp mặc áo dài cho tới ngày sắp về hưu. Nhiều lúc ngồi trên bục giảng bây giờ tôi thường nhớ đến lũ học trò chân đất ngày xưa bắt cá bỏ vào cặp mang đến trường biếu cô, lũ học trò ngày hiến chương các nhà giáo không có gì tặng cô hái đại gìữa đường mấy cành bông soi nhái, bông bụp, bông vạn thọ lấy dây bàng cột lại tặng cô. Rồi bây giờ mùa hè trên xứ người không có hoa Phượng rực rỡ đỏ, không có ve sầu ra rả buổi trưa, chỉ có hoa Phượng Mỹ tím rịm nhìn buồn ơi là buồn, nhớ nhà đến nao lòng. Hồi xưa thì chảnh lắm không thèm vào Sư phạm chớ bây giờ ai hỏi tôi nếu được trở lại thời thơ ấu chọn lựa nghề bạn chọn nghề gì, tôi sẽ không suy nghĩ trả lời là nghề Giáo. Bạn nó hỏi sang Mỹ bây giờ mày làm nghề gì, tôi cười, vẫn là nghề gõ nhưng lúc xưa là gõ đầu trẻ bây giờ là gõ bàn phím
Gõ gì thì cũng là gõ thôi nhưng làm sao có cây đũa thần gõ vào ký ức lúc mình khổ sở nhất, lúc mình mới vừa lớn là đáng nhớ nhất thôi, phải không bạn?...
Contact Email:
Được sửa bởi Admin ngày Tue Oct 30, 2018 7:46 pm; sửa lần 1.
Chùm Thơ Thầy Cô Sư Phạm Saigon-P.2
NGÀY XƯA ẤY - NGỌC MAI ( Khoá 12 )
Miền Duyên hải, mênh mông sóng nước
Xóm chài nghèo , học trò nhỏ lấm lem
Ngày nước lớn , lớp học thưa thớt trẻ
Mải nhặt tôm , lựa cá kiếm thêm tiền
Rồi đến lớp vẫn chăm lo bài vở
Yêu quý Cô Thầy , ngoan ngoãn dễ thương
Nét ngây thơ , trong sáng – mỗi tâm hồn
Khung trời mới – tương lai đang vẫy gọi
Thời khó khăn , cơm là “xa xỉ phẩm “
Chỉ khoai mì, bắp đỏ, lúc cao lương
Vẫn lời ca tiếng hát lúc tan trường
Thầy Cô trẻ sống vui đời Sư phạm
Đêm đến lớp với “ Bình dân học vụ “
Cô bác xa gần , đèn bão trên tay
Say mê học nâng niu từng câu chữ
Chẳng ngại chi những gian khó nhọc nhằn
Có đôi lúc mệt nhoài vì công việc
Đọc sai vần cả lớp bật cười vang
Cùng sửa sai , cùng đọc lại cho làu
Thân thương quá bao tình làng nghĩa xóm
Những kỷ niệm thời bảng đen phấn trắng
Nhiều đổi thay , dâu bể , thăng trầm
Tóc điểm sương vẫn nhớ ngày đến lớp
Thương lắm khung trời Sư phạm dấu yêu
Kỷ Niệm - Thanh Hải-Khóa 12
Thương biết mấy thuở trường xưa áo trắng
Thảm hoa điệp vàng trải lối em đi
Tình đã ngõ sao ai hoài im lặng
Thư quán buồn , tôi ngơ ngẩn chờ mong
Quán cóc ngày nào .. cafe cạn đắng
Từng giọt buồn chia sẻ nỗi biệt ly
Chuyến xe chiều , thành phố ở sau lưng
Lòng hoang vắng , khách lữ hành vô vọng
Hải đảo buồn tênh - mênh mông sóng vỗ
Ghềnh đá lạnh lùng đếm bước chân ai
Đêm lãng du , sương phủ đầy vai lạnh
Hiu hắt cuộc tình - nhân ảnh mờ phai
Tuổi tri thiên , một thoáng về dĩ vãng
Cuộc đời dài ... buồn vui lẫn vào nhau
Kỷ niệm dấu yêu , đôi lần tiếc nhớ
Tình xa - gần , khoảng cách mãi mù khơi
NHƯ CÁNH VẠC BAY-Hương Xưa-K13
Thế mà đã tròn ba mươi ba năm từ khi mình xa nhau em nhỉ? Thời gian mình bên nhau dù không dài nhưng cũng đủ để ghi vào lòng anh một cuộc tình lãng mạn nhưng cũng xót xa...
Nhớ lại năm ấy, anh và em cùng về một trường nơi vùng cao nguyên đất đỏ nên thơ phía nam Trường Sơn. Em đến từ một thành phố duyên hải miền Trung đầy nắng gió với những đồi dương thơ mộng miên man. Em có đôi môi hồng tươi tắn nhưng không hiểu vì sao ánh mắt lại buồn vời vợi. Vì ở cùng khu tập thể và cùng nhóm và nhất là cùng sở thích là những bản tình ca muôn thuở nên anh và em rất dễ thân nhau. Em thường nhờ anh chỉ em chơi guitar những bài em thích, và những chiều cao nguyên êm ả anh thường đàn hát cho em nghe. Khung cảnh trữ tình và lãng mạn đã đưa hai tâm hồn đến thật gần với nhau. Anh mến em vì nụ cười ánh mắt, nhất là tâm hồn rộng mở bao dung. Anh cũng nhận thấy tình cảm nồng ấm mà em dành cho anh qua cái nhìn trìu mến và những cử chỉ thân thương. Nhưng anh mơ hồ cảm thấy giữa anh và em có điều gì đó. Một hôm anh tình cờ biết em đã có người yêu nơi quê nhà. Anh thật buồn nhưng không tỏ ra cho em biết. Anh luôn bị dằn vặt vì dù rất thương em nhưng anh không muốn là người làm tan vỡ tình yêu của người nào đó với em. Cho đến lúc đó anh và em chưa có gi trao cho nhau dù chỉ một vòng tay. Anh cố giữ tình cảm mình không đi xa hơn nữa. Em hình như cũng nhận ra điều đó và anh thấy đôi mắt em buồn hơn trước. Anh không thể nào biết được những gì ẩn chứa sau đôi mắt ấy, hay em cũng đang dằn vặt như anh? Anh vẫn đàn cho em nghe nhưng tiếng đàn không còn tha thiết nồng nàn mà mang đầy nỗi tiếc nuối xót xa. Một lần em vừa nghe đàn vừa lặng lẽ lau nước mắt. Rồi cuối năm đó em về lại quê nhà. Ngày chia tay lặng lẽ mưa bay. Anh đưa em lên xe, em khóc thật nhiều và rồi em như cánh vạc bay về chốn xa xôi. Còn anh từ lúc đưa em về là biết xa nghìn trùng. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi! Em đi để lại trong lòng anh một sự trống vắng không thể nào khỏa lấp.
Ba mươi mấy năm qua chúng mình chưa một lần gặp lại. Người xưa giờ này chẳng biết phiêu dạt nơi nào. Còn anh từ đấy đến giờ vẫn canh cánh bên lòng một mối tình dang dở. Ở phương trời xa xôi nào đó, nắng có còn hờn ghen môi em, mưa có còn buồn trong mắt em? Em có còn nhớ lại những ngày xưa nơi vùng cao nguyên kỷ niệm, vào những chiều vàng êm ả, có người hát cho em nghe : "nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em..."Rồi năm tháng dần qua, kỷ niệm cũng phôi pha, nhưng vẫn còn đọng lại trong tận đáy lòng anh một nỗi niềm day dứt như khúc cuối một bài hát của nhạc sĩ Từ Công Phụng : ” xin em hãy cho tôi tạ tình, khi em đã đi qua khoảng đời tôi, dù một khoảnh khắc sớm phai tàn mà lệ em ngấn trên mi nhạt, đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn, vạn câu tình cũ xin gửi cho đời”. Bây giờ, trong cuộc sống bộn bề lo toan, vẫn có những buổi chiều lặng lẽ, anh ôm cây đàn guitar chơi vài khúc nhạc ngày xưa : “nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa, cho tôi về đường cũ nên thơ, cho tôi gặp người xưa ước mơ, hay chỉ là giấc mơ thôi”.
NGÀY ẤY TRONG TÔI - La Thị Nhung-K.12
Gia đình SP sắp kỉ niệm 50 năm thành lập.Suốt nửa thế kỉ với bao biến đổi thăng trầm, ngôi nhà ấy đã đào tạo không biết bao nhiêu thế hệ thành những con người hữu ích mà tôi cũng là một trong số đó với những dấu ấn khó phai dưới mái trường thân yêu.
Tôi học khóa 12 thuộc lớp đàn em. Tôi không sao quên được những gương mặt dễ thương, thân thiện của các bạn lớp Nhất 19 như Ánh Nguyệt, Ngọc Ái, Hảo, Thu Lan, Thu Hương, Ngọc Hà, Liễu, chị Kiêm Liên, anh Xuân Hồng ( anh này đến bây giờ vẫn không thấy già), anh Niên, bạn Huy Hải (hiện nay là giám đốc khách sạn N.W.), bạn Thiệt, Quang, Quốc, Hiệp. người Mỗi đều có cá tính riêng nhưng tựu chung lại đều rất đoàn kết, nhất là trong mỗi đợt thực tập, khiến chúng tôi càng thương yêu nhau hơn. Và kết quả là trong số đó có 2 cặp đã thành đôi là Ái + Quốc, Liễu + Hiệp.
Lớp Nhất niên chúng tôi được sự dìu dắt, hướng dẫn của thầy chủ nhiệm Nguyễn Văn Trang (thầy khá là đẹp trai, chúng tôi thường lén ngắm nhìn thầy mà quên mất lời giảng của thầy). Thầy thường động viên, nhắc nhở chúng tôi làm tốt công tác thực tập và chỉ ra những thủ thuật cần thiết trong khi đứng lớp. Chúng tôi vô cùng biết ơn thầy. Ai cũng cố gắng giảng dạy sao cho đạt được điểm cao để không phụ lòng thầy.
Có 1 chuyện mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi và chắc các bạn cũng không quên là hồi còn tại vị lớp Nhị 13, chúng tôi được học môn Tâm Lý với thầy Trương Phan Nam Minh, thầy rất nghiêm túc trong giảng dạy. Hôm đó, sau khi thầy vào lớp và mọi người đã yên vị chờ thầy điểm danh để bắt đầu tiết học thì bỗng mặt thầy cau lại khi thầy cầm sổ điểm danh lên và rồi thầy lớn tiếng:
- Em nào! Em nào bày ra trò này!
Nói xong thầy tiện tay xé luôn bản sơ đồ lớp. Cả lớp xôn xao không biết chuyện gì xảy ra thì thầy mời bạn lớp trưởng lên nhìn vào sơ đồ. Bạn này bụm miệng không dám cười nhiều vì sợ thầy. Sau đó bạn ấy lên tiếng:
- Bạn nào làm thì chịu lỗi với thầy đi.
Một không khí im lặng nặng nề bao trùm lớp học, các bạn cũng vẫn không biết chuyện gì. Rồi bạn lớp trưởng lại nói:
- Thôi bạn nào làm thì xin lỗi thầy đi để mất thời gian học rồi.
Cả lớp cũng nhao nhao:
- Bạn nào làm thì chịu đi, mất thời giờ quá.
Thấy các bạn thôi thúc và biết cũng không giấu được ai thì bỗng từ góc lớp, một bạn trai trắng trẻo, hơi thấp người, từ từ đứng lên và nói lí nhí:
- Em xin lỗi thầy.
Thầy lúc này rất bực mình:
- Em có biết em đùa giỡn như vậy là quá mức không, mà em cũng sắp sửa là một thầy giáo rồi.
Các bạn có biết việc gì xảy ra không? À thì ra ngày hôm trước, bạn ấy lén lấy sơ đồ lớp có dán ảnh của mọi người ra tô vẽ thêm râu cho người này, gắn thêm mắt kính, nốt ruồi, làm mắt lé cho người kia. Việc này sau tiết học của thầy, chúng tôi ùa lên xem lại bản sơ đồ rách mới biết. Chúng tôi được một phen cười nôn ruột nhưng cũng không tiếc lời trách mắng bạn ấy. Bạn ấy tuy nghịch như thế nhưng sau này học rất giỏi và hiện là giáo viên tiếng Anh của một trường trung học tại TPHCM.
Thầy cô kính mến! Chúng em ngày ấy là những giáo viên sắp ra trường rồi mà còn tinh nghịch như những đứa trẻ. Mong thầy cô tha thứ cho những lỗi lầm vụn dại của tuổi học trò.
Các bạn ơi! Những kỉ niệm giữa chúng mình với nhau thì còn nhiều lắm. Dù ở phương trời nào, mong các bạn vẫn giữ mãi những hình ảnh đẹp về mái trường xưa của chúng mình.
* Email Contact *
Miền Duyên hải, mênh mông sóng nước
Xóm chài nghèo , học trò nhỏ lấm lem
Ngày nước lớn , lớp học thưa thớt trẻ
Mải nhặt tôm , lựa cá kiếm thêm tiền
Rồi đến lớp vẫn chăm lo bài vở
Yêu quý Cô Thầy , ngoan ngoãn dễ thương
Nét ngây thơ , trong sáng – mỗi tâm hồn
Khung trời mới – tương lai đang vẫy gọi
Thời khó khăn , cơm là “xa xỉ phẩm “
Chỉ khoai mì, bắp đỏ, lúc cao lương
Vẫn lời ca tiếng hát lúc tan trường
Thầy Cô trẻ sống vui đời Sư phạm
Đêm đến lớp với “ Bình dân học vụ “
Cô bác xa gần , đèn bão trên tay
Say mê học nâng niu từng câu chữ
Chẳng ngại chi những gian khó nhọc nhằn
Có đôi lúc mệt nhoài vì công việc
Đọc sai vần cả lớp bật cười vang
Cùng sửa sai , cùng đọc lại cho làu
Thân thương quá bao tình làng nghĩa xóm
Những kỷ niệm thời bảng đen phấn trắng
Nhiều đổi thay , dâu bể , thăng trầm
Tóc điểm sương vẫn nhớ ngày đến lớp
Thương lắm khung trời Sư phạm dấu yêu
Kỷ Niệm - Thanh Hải-Khóa 12
Thương biết mấy thuở trường xưa áo trắng
Thảm hoa điệp vàng trải lối em đi
Tình đã ngõ sao ai hoài im lặng
Thư quán buồn , tôi ngơ ngẩn chờ mong
Quán cóc ngày nào .. cafe cạn đắng
Từng giọt buồn chia sẻ nỗi biệt ly
Chuyến xe chiều , thành phố ở sau lưng
Lòng hoang vắng , khách lữ hành vô vọng
Hải đảo buồn tênh - mênh mông sóng vỗ
Ghềnh đá lạnh lùng đếm bước chân ai
Đêm lãng du , sương phủ đầy vai lạnh
Hiu hắt cuộc tình - nhân ảnh mờ phai
Tuổi tri thiên , một thoáng về dĩ vãng
Cuộc đời dài ... buồn vui lẫn vào nhau
Kỷ niệm dấu yêu , đôi lần tiếc nhớ
Tình xa - gần , khoảng cách mãi mù khơi
NHƯ CÁNH VẠC BAY-Hương Xưa-K13
Thế mà đã tròn ba mươi ba năm từ khi mình xa nhau em nhỉ? Thời gian mình bên nhau dù không dài nhưng cũng đủ để ghi vào lòng anh một cuộc tình lãng mạn nhưng cũng xót xa...
Nhớ lại năm ấy, anh và em cùng về một trường nơi vùng cao nguyên đất đỏ nên thơ phía nam Trường Sơn. Em đến từ một thành phố duyên hải miền Trung đầy nắng gió với những đồi dương thơ mộng miên man. Em có đôi môi hồng tươi tắn nhưng không hiểu vì sao ánh mắt lại buồn vời vợi. Vì ở cùng khu tập thể và cùng nhóm và nhất là cùng sở thích là những bản tình ca muôn thuở nên anh và em rất dễ thân nhau. Em thường nhờ anh chỉ em chơi guitar những bài em thích, và những chiều cao nguyên êm ả anh thường đàn hát cho em nghe. Khung cảnh trữ tình và lãng mạn đã đưa hai tâm hồn đến thật gần với nhau. Anh mến em vì nụ cười ánh mắt, nhất là tâm hồn rộng mở bao dung. Anh cũng nhận thấy tình cảm nồng ấm mà em dành cho anh qua cái nhìn trìu mến và những cử chỉ thân thương. Nhưng anh mơ hồ cảm thấy giữa anh và em có điều gì đó. Một hôm anh tình cờ biết em đã có người yêu nơi quê nhà. Anh thật buồn nhưng không tỏ ra cho em biết. Anh luôn bị dằn vặt vì dù rất thương em nhưng anh không muốn là người làm tan vỡ tình yêu của người nào đó với em. Cho đến lúc đó anh và em chưa có gi trao cho nhau dù chỉ một vòng tay. Anh cố giữ tình cảm mình không đi xa hơn nữa. Em hình như cũng nhận ra điều đó và anh thấy đôi mắt em buồn hơn trước. Anh không thể nào biết được những gì ẩn chứa sau đôi mắt ấy, hay em cũng đang dằn vặt như anh? Anh vẫn đàn cho em nghe nhưng tiếng đàn không còn tha thiết nồng nàn mà mang đầy nỗi tiếc nuối xót xa. Một lần em vừa nghe đàn vừa lặng lẽ lau nước mắt. Rồi cuối năm đó em về lại quê nhà. Ngày chia tay lặng lẽ mưa bay. Anh đưa em lên xe, em khóc thật nhiều và rồi em như cánh vạc bay về chốn xa xôi. Còn anh từ lúc đưa em về là biết xa nghìn trùng. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi! Em đi để lại trong lòng anh một sự trống vắng không thể nào khỏa lấp.
Ba mươi mấy năm qua chúng mình chưa một lần gặp lại. Người xưa giờ này chẳng biết phiêu dạt nơi nào. Còn anh từ đấy đến giờ vẫn canh cánh bên lòng một mối tình dang dở. Ở phương trời xa xôi nào đó, nắng có còn hờn ghen môi em, mưa có còn buồn trong mắt em? Em có còn nhớ lại những ngày xưa nơi vùng cao nguyên kỷ niệm, vào những chiều vàng êm ả, có người hát cho em nghe : "nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em..."Rồi năm tháng dần qua, kỷ niệm cũng phôi pha, nhưng vẫn còn đọng lại trong tận đáy lòng anh một nỗi niềm day dứt như khúc cuối một bài hát của nhạc sĩ Từ Công Phụng : ” xin em hãy cho tôi tạ tình, khi em đã đi qua khoảng đời tôi, dù một khoảnh khắc sớm phai tàn mà lệ em ngấn trên mi nhạt, đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn, vạn câu tình cũ xin gửi cho đời”. Bây giờ, trong cuộc sống bộn bề lo toan, vẫn có những buổi chiều lặng lẽ, anh ôm cây đàn guitar chơi vài khúc nhạc ngày xưa : “nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa, cho tôi về đường cũ nên thơ, cho tôi gặp người xưa ước mơ, hay chỉ là giấc mơ thôi”.
NGÀY ẤY TRONG TÔI - La Thị Nhung-K.12
Gia đình SP sắp kỉ niệm 50 năm thành lập.Suốt nửa thế kỉ với bao biến đổi thăng trầm, ngôi nhà ấy đã đào tạo không biết bao nhiêu thế hệ thành những con người hữu ích mà tôi cũng là một trong số đó với những dấu ấn khó phai dưới mái trường thân yêu.
Tôi học khóa 12 thuộc lớp đàn em. Tôi không sao quên được những gương mặt dễ thương, thân thiện của các bạn lớp Nhất 19 như Ánh Nguyệt, Ngọc Ái, Hảo, Thu Lan, Thu Hương, Ngọc Hà, Liễu, chị Kiêm Liên, anh Xuân Hồng ( anh này đến bây giờ vẫn không thấy già), anh Niên, bạn Huy Hải (hiện nay là giám đốc khách sạn N.W.), bạn Thiệt, Quang, Quốc, Hiệp. người Mỗi đều có cá tính riêng nhưng tựu chung lại đều rất đoàn kết, nhất là trong mỗi đợt thực tập, khiến chúng tôi càng thương yêu nhau hơn. Và kết quả là trong số đó có 2 cặp đã thành đôi là Ái + Quốc, Liễu + Hiệp.
Lớp Nhất niên chúng tôi được sự dìu dắt, hướng dẫn của thầy chủ nhiệm Nguyễn Văn Trang (thầy khá là đẹp trai, chúng tôi thường lén ngắm nhìn thầy mà quên mất lời giảng của thầy). Thầy thường động viên, nhắc nhở chúng tôi làm tốt công tác thực tập và chỉ ra những thủ thuật cần thiết trong khi đứng lớp. Chúng tôi vô cùng biết ơn thầy. Ai cũng cố gắng giảng dạy sao cho đạt được điểm cao để không phụ lòng thầy.
Có 1 chuyện mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi và chắc các bạn cũng không quên là hồi còn tại vị lớp Nhị 13, chúng tôi được học môn Tâm Lý với thầy Trương Phan Nam Minh, thầy rất nghiêm túc trong giảng dạy. Hôm đó, sau khi thầy vào lớp và mọi người đã yên vị chờ thầy điểm danh để bắt đầu tiết học thì bỗng mặt thầy cau lại khi thầy cầm sổ điểm danh lên và rồi thầy lớn tiếng:
- Em nào! Em nào bày ra trò này!
Nói xong thầy tiện tay xé luôn bản sơ đồ lớp. Cả lớp xôn xao không biết chuyện gì xảy ra thì thầy mời bạn lớp trưởng lên nhìn vào sơ đồ. Bạn này bụm miệng không dám cười nhiều vì sợ thầy. Sau đó bạn ấy lên tiếng:
- Bạn nào làm thì chịu lỗi với thầy đi.
Một không khí im lặng nặng nề bao trùm lớp học, các bạn cũng vẫn không biết chuyện gì. Rồi bạn lớp trưởng lại nói:
- Thôi bạn nào làm thì xin lỗi thầy đi để mất thời gian học rồi.
Cả lớp cũng nhao nhao:
- Bạn nào làm thì chịu đi, mất thời giờ quá.
Thấy các bạn thôi thúc và biết cũng không giấu được ai thì bỗng từ góc lớp, một bạn trai trắng trẻo, hơi thấp người, từ từ đứng lên và nói lí nhí:
- Em xin lỗi thầy.
Thầy lúc này rất bực mình:
- Em có biết em đùa giỡn như vậy là quá mức không, mà em cũng sắp sửa là một thầy giáo rồi.
Các bạn có biết việc gì xảy ra không? À thì ra ngày hôm trước, bạn ấy lén lấy sơ đồ lớp có dán ảnh của mọi người ra tô vẽ thêm râu cho người này, gắn thêm mắt kính, nốt ruồi, làm mắt lé cho người kia. Việc này sau tiết học của thầy, chúng tôi ùa lên xem lại bản sơ đồ rách mới biết. Chúng tôi được một phen cười nôn ruột nhưng cũng không tiếc lời trách mắng bạn ấy. Bạn ấy tuy nghịch như thế nhưng sau này học rất giỏi và hiện là giáo viên tiếng Anh của một trường trung học tại TPHCM.
Thầy cô kính mến! Chúng em ngày ấy là những giáo viên sắp ra trường rồi mà còn tinh nghịch như những đứa trẻ. Mong thầy cô tha thứ cho những lỗi lầm vụn dại của tuổi học trò.
Các bạn ơi! Những kỉ niệm giữa chúng mình với nhau thì còn nhiều lắm. Dù ở phương trời nào, mong các bạn vẫn giữ mãi những hình ảnh đẹp về mái trường xưa của chúng mình.
* Email Contact *
Similar topics
» Giai Phẩm Xuân 1972 Sư Phạm Saigon -Bảng Đen - Phấn Trắng
» Đặc San Sư Phạm Saigon-Khối Báo Chí K12&K13-Giai Phẩm Xuân Ất Mão 1975-Phần 1
» Sư Phạm Saigon Dự Họp Mặt Lần Thứ 9 Sư Phạm Long An 16-6-2013
» Sư Phạm Saigon Hải Ngoại-Tư Gia Phạm Việt Nga-K2
» 069-SƯ PHẠM SAIGON TRONG TIM TÔI-Lê Thị Nga-Khóa 1
» Đặc San Sư Phạm Saigon-Khối Báo Chí K12&K13-Giai Phẩm Xuân Ất Mão 1975-Phần 1
» Sư Phạm Saigon Dự Họp Mặt Lần Thứ 9 Sư Phạm Long An 16-6-2013
» Sư Phạm Saigon Hải Ngoại-Tư Gia Phạm Việt Nga-K2
» 069-SƯ PHẠM SAIGON TRONG TIM TÔI-Lê Thị Nga-Khóa 1
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết