024-Đi Học Ở Mỹ -Từ Cảnh-Khóa 2
Trang 1 trong tổng số 1 trang
024-Đi Học Ở Mỹ -Từ Cảnh-Khóa 2
Đi Học Ở Mỹ
Tốt nghiệp ra trường năm 1965, tôi được nhận nhiệm sở về dạy tại Trường Tiểu Học Quận Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Sau 2 năm miệt mài ở miền xa xôi, tôi được đổi về dạy tại trường Nam Châu Thành, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thời gian trôi qua. Đến năm 1993, tôi cùng gia đình được đi định cư tại Mỹ. Thời gian đầu tại Mỹ, ai cũng đều khó khăn như nhau, vừa phải đi học để biết thêm tiếng Anh để giao tiếp với người bản xứ, vừa phải kiếm việc làm bằng mọi cách để chi phí cho gia đình. Tôi nghĩ mình từng là cô giáo, nên cố gắng ghi tên đi học tiếng Anh để giao tiếp với mọi người. Đầu tiên tôi phải đi học lớp tiếng Anh cho người nước ngoài gọi là ESL (English As a Second Language). Đi học ESL ở Mỹ rất vui. Ngồi trong lớp, già, trẻ trên 18 tuổi mới đến Mỹ cùng ngồi chung một lớp. Họ là những người thuộc nhiều quốc tịch khác như Lào, Campuchia, Đài Loan, Nhật, Đại Hàn v .v . Chúng tôi phải thi trắc nghiệm để coi trình độ Anh Ngữ của mình tới đâu để được xếp lớp. Nhưng cũng có người làm bộ không hiểu bài thi để được học từ lớp thấp nhất, rồi từ từ lên lớp cao hơn. Mỗi ngày chỉ học khoảng 3 giờ , chủ yếu là học nghe nói, đọc viết mà thôi. Khi đã thông thạo tiếng Anh rồi và đã có được thẻ xanh mà muốn học tiếp tục thì phải qua trường college (Cao Đẵng), lấy “test”, để được lấy lớp học theo đúng trình độ của mình. Hai năm sau khi đến Mỹ tức năm 1995, tôi mới ghi danh vào học ở trường college.
Học ở Mỹ rất tốt cho mọi người. Tùy theo trình độ qua bài “test”, nhà trường sẽ cho mình học đúng lớp đó. Nhưng đến cuối học kỳ, nếu mình không được điểm C, coi như không “pass” lớp, nghĩa là thi rớt thì phải học lại mùa sau. Học kỳ đầu tiên, tôi lấy 12 units (tín chỉ), đến cuối mùa học được toàn điểm A nên được ghi tên vào danh sách khen của nhà trường. Nếu mình học được tốt, mình sẽ gặp người hướng dẫn theo học ngành mình thích để khi ra trường mình sẽ kiếm được việc làm theo ý thích ..
Việc học ở Mỹ đòi hỏi sinh viên phải chăm chỉ, chịu khó, chuyên cần, không được vắng mặt nhiều ngày. Ngoài ra, nhà trường còn chú trọng rất nhiều ở phần thực hành. Như tôi học nghề dạy trẻ mẫu giáo, sau khi học lý thuyết thì phải đi thực tập ngoại khóa ở các trường mẫu giáo ở ngoài. Tôi học ở trường Orange Coast College. Mỗi năm trường dạy thành 3 mùa: xuân, hè, và thu. Nhưng các lớp chính khóa chỉ mở có 2 mùa mà thôi. Mùa học chính là mùa thu và mùa xuân, còn mùa hè sinh viên thường đi làm thêm để kiếm tiền nên ít lớp hơn.
Nước Mỹ rất trọng giáo dục, họ khuyến khích người dân đi học ở các trường college. Ai có lợi tức thấp thì xin trợ cấp của chánh phủ để giúp trả học phí, tiền sách vở ... Ngoài ra, họ còn có thể làm thêm ở trường gọi là Work Study để có thêm tiền tiêu vặt. Học ở Mỹ, có nhiều lớp cùng một trình độ được mở ra, sáng, trưa, tối đều có lớp, đến 10 giờ đêm trường mới đóng cửa. Mục đích là để những người bận đi làm ban ngày có thể đến học các lớp ban đêm để gia tăng kiến thức.
Ở Mỹ, trường nào cũng có thư viện rất lớn để sinh viên vào đó mượn sách tham khảo thêm cho lớp học của mình. Sinh viên phải học ở tại trường đó, và phải có thẻ thư viện mới được mượn sách mang về nhà. Họ được giữ sách để tham khảo trong vòng 2 tuần. Nếu làm mất sách, sinh viên phải đền tiền theo qui định. Phòng thí nghiệm cũng rất nhiều vì ở đây người ta rất trọng việc thực hành. Học ở Mỹ, sinh viên phải theo đúng nội qui của thầy cô đề ra, không được tùy tiện thay đổi. Đi thực tập ngoài lớp cũng là điều hay, vì tự mình phải làm kế hoạch cho từng buổi dạy của mình, không theo một mẫu nào cả, tự mình phải suy nghĩ để làm mà thôi .
Nhìn chung, học ở Mỹ, không khó cũng không dễ, chủ yếu là mình phải kiên trì, chịu khó học hỏi qua bạn bè và qua nghiên cứu sách vở thì mình có thể lấy được bằng cấp để đi làm .
Trên đây là những gì tôi đã trải qua trong những ngày tháng miệt mài ở trường đại học Mỹ để các bạn thưởng lãm. Nhìn chung, có người qua Mỹ đi học được, có người vì hoàn cảnh phải đi làm kiếm tiền để trang trải mọi chi phí cho gia đình nên khó có cơ hội đi học. Mong rằng đây là một chút quà nhỏ để tặng các bạn đã từng miệt mài 2 năm dưới mái trường Sư Phạm Saigon năm nào. Những ngày học ở trường Sư Phạm là những ngày đẹp nhất để chúng ta tự luyện bản thân mình hầu đào tạo thế hệ trẻ mai sau trở thành những người có ích cho xã hội. Không bao giờ tôi có thể quên những kỷ niệm tuyệt vời đó./.
*****
Bổ sung:
Sau khi viết bài xong, có cậu em đọc và hỏi một số câu hỏi liên quan đến việc học ở college, thấy những câu hỏi cũng cần thiết nên tôi xin bổ sung như dưới đây:
1. Muốn lấy test vào học trường college, mình phải lấy hẹn vào một ngày nào đó để thi. Khi đã có kết quả về 2 môn Toán và Tiếng Anh, mình mới được ghi danh vào học.
2. Đi học gặp thầy cô, có người rất khó, có người thì tương đối, nhưng sinh viên phải tuân theo
các qui định của từng thầy cô đề ra, không có thầy nào giống thầy nào cả. Bạn bè già trẻ đều ngồi chung một lớp, không có số học sinh cố định, có lớp nhiều,lớp ít học sinh tùy theo sỉ số đăng ký học. Nếu số người đăng ký ít quá thì lớp đó sẽ bị hủy bỏ. Bạn bè học trong lớp phải tuân theo giờ giấc, không được quậy phá thầy cô. Khi cảm thấy mình không đủ sức ”pass” lớp qua 1 hoặc 2 bài kiểm tra thì mình có thể bỏ lớp học để mùa sau học lại, nhưng trong thời gian qui định mà thôi. Thầy dạy rất ít, phần học chính là của sinh viên. Mình phải học qua nghiên cứu sách vở, qua bạn bè, qua sinh hoạt ngoại khóa. Thầy giáo không đọc bài cho học sinh, chính học sinh phải học hỏi lẫn nhau qua họp tổ thảo luận.
3. Muốn lấy được bằng cấp phải bắt buộc học hơn 30 tín chỉ chuyên môn bắt buộc tùy theo ngành học và thêm nhiều tín chỉ phụ (phổ thông) khác.
4. Sách vở rất mắc, nhưng sinh viên có thể mua sách cũ để học, có thể mua qua internet, giá rẻ hơn nhiều.
5. Học sinh trong lớp Tiếng Anh có nhiều Việt Nam, nhưng qua lớp học nghề có rất ít. Nhìn chung người Việt Nam học rất chăm chỉ và siêng năng, làm bài tập ở nhà nộp đầy đủ nên ít bị điểm D. Sinh viên trẻ già đều giúp đỡ nhau trong học tập.
6. Sinh viên có lợi tức thấp thì xin được làm (work study) trong trường qua phòng Financial Aid. Trong trường có nhiều công việc để làm theo sở thích của mình. Vào đầu năm học, nếu mình nhận được giấy báo mình có tiền làm thêm (work study), mình phải đi tìm công việc làm ở trong trường để được hưởng số tiền đó.
7. Sau khi hoàn tất các lớp học, sinh viên phải ghi tên với nhà trường để làm lễ ra trường thường tổ chức vào cuối tháng 5. Việc làm sau khi ra trường, đa phần sinh viên tự đi tìm chớ nhà trường không có giới thiệu.
- Từ Thị Cảnh Khóa 2-"TuCanh"
* Email Contact *
Tốt nghiệp ra trường năm 1965, tôi được nhận nhiệm sở về dạy tại Trường Tiểu Học Quận Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Sau 2 năm miệt mài ở miền xa xôi, tôi được đổi về dạy tại trường Nam Châu Thành, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thời gian trôi qua. Đến năm 1993, tôi cùng gia đình được đi định cư tại Mỹ. Thời gian đầu tại Mỹ, ai cũng đều khó khăn như nhau, vừa phải đi học để biết thêm tiếng Anh để giao tiếp với người bản xứ, vừa phải kiếm việc làm bằng mọi cách để chi phí cho gia đình. Tôi nghĩ mình từng là cô giáo, nên cố gắng ghi tên đi học tiếng Anh để giao tiếp với mọi người. Đầu tiên tôi phải đi học lớp tiếng Anh cho người nước ngoài gọi là ESL (English As a Second Language). Đi học ESL ở Mỹ rất vui. Ngồi trong lớp, già, trẻ trên 18 tuổi mới đến Mỹ cùng ngồi chung một lớp. Họ là những người thuộc nhiều quốc tịch khác như Lào, Campuchia, Đài Loan, Nhật, Đại Hàn v .v . Chúng tôi phải thi trắc nghiệm để coi trình độ Anh Ngữ của mình tới đâu để được xếp lớp. Nhưng cũng có người làm bộ không hiểu bài thi để được học từ lớp thấp nhất, rồi từ từ lên lớp cao hơn. Mỗi ngày chỉ học khoảng 3 giờ , chủ yếu là học nghe nói, đọc viết mà thôi. Khi đã thông thạo tiếng Anh rồi và đã có được thẻ xanh mà muốn học tiếp tục thì phải qua trường college (Cao Đẵng), lấy “test”, để được lấy lớp học theo đúng trình độ của mình. Hai năm sau khi đến Mỹ tức năm 1995, tôi mới ghi danh vào học ở trường college.
Học ở Mỹ rất tốt cho mọi người. Tùy theo trình độ qua bài “test”, nhà trường sẽ cho mình học đúng lớp đó. Nhưng đến cuối học kỳ, nếu mình không được điểm C, coi như không “pass” lớp, nghĩa là thi rớt thì phải học lại mùa sau. Học kỳ đầu tiên, tôi lấy 12 units (tín chỉ), đến cuối mùa học được toàn điểm A nên được ghi tên vào danh sách khen của nhà trường. Nếu mình học được tốt, mình sẽ gặp người hướng dẫn theo học ngành mình thích để khi ra trường mình sẽ kiếm được việc làm theo ý thích ..
Việc học ở Mỹ đòi hỏi sinh viên phải chăm chỉ, chịu khó, chuyên cần, không được vắng mặt nhiều ngày. Ngoài ra, nhà trường còn chú trọng rất nhiều ở phần thực hành. Như tôi học nghề dạy trẻ mẫu giáo, sau khi học lý thuyết thì phải đi thực tập ngoại khóa ở các trường mẫu giáo ở ngoài. Tôi học ở trường Orange Coast College. Mỗi năm trường dạy thành 3 mùa: xuân, hè, và thu. Nhưng các lớp chính khóa chỉ mở có 2 mùa mà thôi. Mùa học chính là mùa thu và mùa xuân, còn mùa hè sinh viên thường đi làm thêm để kiếm tiền nên ít lớp hơn.
Nước Mỹ rất trọng giáo dục, họ khuyến khích người dân đi học ở các trường college. Ai có lợi tức thấp thì xin trợ cấp của chánh phủ để giúp trả học phí, tiền sách vở ... Ngoài ra, họ còn có thể làm thêm ở trường gọi là Work Study để có thêm tiền tiêu vặt. Học ở Mỹ, có nhiều lớp cùng một trình độ được mở ra, sáng, trưa, tối đều có lớp, đến 10 giờ đêm trường mới đóng cửa. Mục đích là để những người bận đi làm ban ngày có thể đến học các lớp ban đêm để gia tăng kiến thức.
Ở Mỹ, trường nào cũng có thư viện rất lớn để sinh viên vào đó mượn sách tham khảo thêm cho lớp học của mình. Sinh viên phải học ở tại trường đó, và phải có thẻ thư viện mới được mượn sách mang về nhà. Họ được giữ sách để tham khảo trong vòng 2 tuần. Nếu làm mất sách, sinh viên phải đền tiền theo qui định. Phòng thí nghiệm cũng rất nhiều vì ở đây người ta rất trọng việc thực hành. Học ở Mỹ, sinh viên phải theo đúng nội qui của thầy cô đề ra, không được tùy tiện thay đổi. Đi thực tập ngoài lớp cũng là điều hay, vì tự mình phải làm kế hoạch cho từng buổi dạy của mình, không theo một mẫu nào cả, tự mình phải suy nghĩ để làm mà thôi .
Nhìn chung, học ở Mỹ, không khó cũng không dễ, chủ yếu là mình phải kiên trì, chịu khó học hỏi qua bạn bè và qua nghiên cứu sách vở thì mình có thể lấy được bằng cấp để đi làm .
Trên đây là những gì tôi đã trải qua trong những ngày tháng miệt mài ở trường đại học Mỹ để các bạn thưởng lãm. Nhìn chung, có người qua Mỹ đi học được, có người vì hoàn cảnh phải đi làm kiếm tiền để trang trải mọi chi phí cho gia đình nên khó có cơ hội đi học. Mong rằng đây là một chút quà nhỏ để tặng các bạn đã từng miệt mài 2 năm dưới mái trường Sư Phạm Saigon năm nào. Những ngày học ở trường Sư Phạm là những ngày đẹp nhất để chúng ta tự luyện bản thân mình hầu đào tạo thế hệ trẻ mai sau trở thành những người có ích cho xã hội. Không bao giờ tôi có thể quên những kỷ niệm tuyệt vời đó./.
*****
Bổ sung:
Sau khi viết bài xong, có cậu em đọc và hỏi một số câu hỏi liên quan đến việc học ở college, thấy những câu hỏi cũng cần thiết nên tôi xin bổ sung như dưới đây:
1. Muốn lấy test vào học trường college, mình phải lấy hẹn vào một ngày nào đó để thi. Khi đã có kết quả về 2 môn Toán và Tiếng Anh, mình mới được ghi danh vào học.
2. Đi học gặp thầy cô, có người rất khó, có người thì tương đối, nhưng sinh viên phải tuân theo
các qui định của từng thầy cô đề ra, không có thầy nào giống thầy nào cả. Bạn bè già trẻ đều ngồi chung một lớp, không có số học sinh cố định, có lớp nhiều,lớp ít học sinh tùy theo sỉ số đăng ký học. Nếu số người đăng ký ít quá thì lớp đó sẽ bị hủy bỏ. Bạn bè học trong lớp phải tuân theo giờ giấc, không được quậy phá thầy cô. Khi cảm thấy mình không đủ sức ”pass” lớp qua 1 hoặc 2 bài kiểm tra thì mình có thể bỏ lớp học để mùa sau học lại, nhưng trong thời gian qui định mà thôi. Thầy dạy rất ít, phần học chính là của sinh viên. Mình phải học qua nghiên cứu sách vở, qua bạn bè, qua sinh hoạt ngoại khóa. Thầy giáo không đọc bài cho học sinh, chính học sinh phải học hỏi lẫn nhau qua họp tổ thảo luận.
3. Muốn lấy được bằng cấp phải bắt buộc học hơn 30 tín chỉ chuyên môn bắt buộc tùy theo ngành học và thêm nhiều tín chỉ phụ (phổ thông) khác.
4. Sách vở rất mắc, nhưng sinh viên có thể mua sách cũ để học, có thể mua qua internet, giá rẻ hơn nhiều.
5. Học sinh trong lớp Tiếng Anh có nhiều Việt Nam, nhưng qua lớp học nghề có rất ít. Nhìn chung người Việt Nam học rất chăm chỉ và siêng năng, làm bài tập ở nhà nộp đầy đủ nên ít bị điểm D. Sinh viên trẻ già đều giúp đỡ nhau trong học tập.
6. Sinh viên có lợi tức thấp thì xin được làm (work study) trong trường qua phòng Financial Aid. Trong trường có nhiều công việc để làm theo sở thích của mình. Vào đầu năm học, nếu mình nhận được giấy báo mình có tiền làm thêm (work study), mình phải đi tìm công việc làm ở trong trường để được hưởng số tiền đó.
7. Sau khi hoàn tất các lớp học, sinh viên phải ghi tên với nhà trường để làm lễ ra trường thường tổ chức vào cuối tháng 5. Việc làm sau khi ra trường, đa phần sinh viên tự đi tìm chớ nhà trường không có giới thiệu.
- Từ Thị Cảnh Khóa 2-"TuCanh"
* Email Contact *
Similar topics
» 065-Nghề Làm Cô Giáo-Từ Thị Cảnh-K2
» Họp Mặt Tất Niên Kỷ Hợi 2019-Mừng Xuân Mới Canh Tý 2020
» Thăm Thầy Lượm - Giáp Xuân Canh Dần 2010
» Giáo Sư-Khóa Cấp Tốc-Khóa 1-Thành Viên Facebooker
» 012-Anh Hoa-Khóa 11
» Họp Mặt Tất Niên Kỷ Hợi 2019-Mừng Xuân Mới Canh Tý 2020
» Thăm Thầy Lượm - Giáp Xuân Canh Dần 2010
» Giáo Sư-Khóa Cấp Tốc-Khóa 1-Thành Viên Facebooker
» 012-Anh Hoa-Khóa 11
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết