suphamsaigon.forumvi.com - Gia Đình Sư Phạm Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

012-Anh Hoa-Khóa 11

Go down

012-Anh Hoa-Khóa 11 Empty 012-Anh Hoa-Khóa 11

Bài gửi by suphamsaigon Tue Oct 30, 2018 11:06 am

NGHỀ - NGHIỆP

Hai chữ NGHỀ và NGHIỆP thường đi liền nhau,cái nghề nó vận vào cái nghiệp của con người,nhưng câu hỏi NGHỀ chọn NGƯỜI hay NGƯỜI chọn NGHỀ thì câu trả lời còn nhiều ý kiến khác nhau ,tùy theo hòan cảnh riêng của từng người để có thể trả lời một cách chính xác .Riêng tôi thì nghĩ rằng nghề đã chọn người ,không biết các bạn có đồng ý với tôi không ? nhưng không nhất thiết phải tranh luận ,mà tự tìm hiểu để xác nhận câu trả lời riêng cho mỗi người .Tôi biết có rất nhiều điều để chứng minh rằng câu trả lời nào cũng đúng cả.Tôi xin chứng minh sự suy nghĩ của tôi bằng cuộc đời tôi đã trãi qua.
Khi thi vào SƯ PH5M SAIGON ,tôi chẳng có chút khái niệm gì về nghề gỏ đầu trẻ , mà khi đó tôi chỉ biết cố gắng thi đậu vào để "trốn lính ",toi dùng hai từ này từ các người bạn gái cùng khóa, nói vui trong lúc trà dư tữu hậu, nhưng đúng là trốn lính ,vì giới hạn tuổi tối đa của NAM giáo sinh lúc ấy là 18 tuổi. thời đó 18 tuổi phải có tú tài II,nhưng nếu chỉ có tú tài I thì phải đậu vào SƯ PHẠM SAIGON ,nếu không thì phải xếp bút nghiên theo việc đao cung ,lúc đó trường võ bị THỦ ĐỨC lên danh sách ngay ,không thể nào thóat, khi ra trường thì được mang lon CHUẨN ÚY ,nhưng cũng dể leo lên bàn thờ ngồi/, nhưng nếu đậu thì được hõan dịch 2 năm học ,ra trường hõan tiếp 10 năm công vụ ,tất cả 12 năm ,vào lúc đó tròn 30 tuổi thi hõan
dịch
vĩnh viễn
Khi học tại trường SƯ PHẠM SAIGON ,tôi luôn nghĩ đến viễn cảnh ,sau này mình sẽ là một ông thầy giáo gìa ,đạp chiếc xe đạp cà tàng ,đằng sau buộc môt xấp tập học sinh đem về nhà chấm bài ,thật là ngán ngẫm ,thôi đành cố gắng hết thời gian 12 năm rồi sẽ chuyển nghề.vì thế trong sự suy nghĩ của tôi lúc bấy giờ la " THẦY GIÁO ,PHẢI THÁO GIẦY ,MỚI THẤY GIÀU "
hoặc là theo nghiệp GIÁO ÁN chắc phai bận ÁO DÁN suốt đời .
Nhưng cuộc đời không cho tôi chờ đến 12 năm ,chỉ mấy năm đi dạy thì thời cuộc thay đổi,tôi thất nghiệp và để kiếm sống ,tôi cũng làm dủ nghề để trang trải cho cuộc sống ,từ công nhân vẽ thãm ,công nhân khóa ,công nhân bao bì,thợ điện v.v...rất nhiều nghề.vào một ngày đẹp trời ,người em cột chèo đến báo cho biết có một chổ ,cần thầy giáo dạy kèm ,tôi cũng ậm ừ cho qua chuyện để suy nghĩ lại,vì lúc này bán đồ điện và sữa đồ điện thu nhập cao hơn lương thầy giáo ,không biết lúc ấy tôi suy nghĩ như thế nào mà dã quyết định bỏ hết để đi dạy lại.tôi đã đem hết những điều học đựơc ở trường SƯ PHAM SAIGON và những năm đi dạy đễ áp dụng trong việc dạy kèm .kết qủa là học trò tôi tiến bộ rỏ rệt ,phụ huynh
cũng
mừng cho sự thành công của tôi ,những lúc như thế tôi lại nhớ đến lời thầy cô đã dạy tôi khi tôi còn đang theo học "dạy học là nghề cao qúy,không có tuổi về hưu."
tình cãm thầy trò càng thêm gắn bó ngày lễ tết,phụ huynh thì tới thăm thầy ,học trò thì kéo đến chúc tết thầy, dông vui và cãm động .
RỒi từ chổ dạy này ,phụ huynh giới thiệu thêm chỗ khác cứ thế tôi có lớp dạy đều ,và thêm những người bạn mời về dạy trung tâm .Thật ra tôi cũng tham lam ,dạy nhiều giờ nên rất mệt mõi ,nhưng thấy phụ huynh vui và học trò tiến bộ ,tôi cũng vui lây và hảnh diện .
Tôi đã tháo giày ,nhưng không thấy giàu,và giờ đây trở về nghề giáo ,không giàu vật chất nhưng giàu tình cãm ,được mọi người qúy mến thế cũng là giàu rồi ,và mặc dù không bỏ giáo án ,nhưng không đến nỗi phải bận áo dán
Nhiều người bạn ,cùng khóa ,cùng lớp không còn dạy và đã chuyển nghề ,chọn nghề khác cuộc sống cung dã khá hơn ,ai cung nghĩ rằng mình chọn đúng nghề mình yêu thích nên mới khá ,nhưng đứng về mặt tâm linh thì thì chính cái nghề khác chọn mình .Thật ra khi mình chọn nghề ,thì phải yêu nghề mình đã chọn ,gắn bó hết mình với nghề ,thì ông tổ nghề nghiệp sẽ đãi ,và cho mình có cuộc sống tốt đẹp hơn thì dó cũng là nghề đã chọn người
Tôi không biết sẽ còn dạy được bao lâu ,nhưng nghề dạy học đã in sâu trong tâm trí và trái tim tôi ,và tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ đổi nghề khác và sẽ theo mãi nghề dạy học ,môt nghề mà 2 câu đối được đăng trên trang web SUPHAM SAIGON "PHẤN TRẮNG, TRẮNG TAY ,TÂM VẪN TRẮNG .BẢNG ĐEN ,ĐEN MẶT ,DẠ KHÔNG ĐEN ".
Tôi luôn mang ơn thầy cô ,đã dạy tôi 2 năm ở trường sư phạm và đã mang cái nghề cao qúy đến với cuộc đời tôi và cái nghề đã vận vào nghiệp của tôi .


NGÀY CHỌN NHIỆM SỞ


Nhân đọc bài "XIN
CHỌN NƠI NẦY LÀM QUÊ HƯƠNG "của bạn LƯU THANH
BÌNH ( khóa 11),tôi nghĩ bạn đã mô tả một cách
chính xác không khí ngày chọn nhiệm sở của
khóa 11 chúng ta.Tôi xin được phép đóng góp thêm
về ngày này và nơi tôi đã chọn :CÔN ĐẢO.
Ngày chọn nhiệm sở được tổ
chức một cách trang trọng trong hội trường
,tất cã thầy cô đều đến dự,để động viên
học trò của mình ,bình tĩnh ,suy nghĩ cho chính
chắn ,để chọn cho đúng nhiệm sở, ngòai các
thầy cô ,còn có các bạn giáo sinh khóa đàn em
,tham dự để học tập cách chọn nhiệm sở và
cũng đề cố gắng học tốt, đạt thứ hạng cao
khi tốt nghịệp.
Trên sân khấu chỉ có tấm bảng ghi
chỉ tiêu của từng tỉnh ,và một cái micrô để
giáo sinh tuyên bố nhiệm sở mình chọn . Sau lời
nhắn nhủ của thầy HIỆU TRƯỞNG là bắt
đầu chọn nhiệm sở.
Nhìn lên bảng ,tôi biết CÔN ĐẢO
năm ấy chỉ có 3 chổ,nên rất hiếm, tuy nhiên
bạn trai còn để ý ,chứ các bạn nữ thì không
.Tôi đã âm thầm ngắm địa danh CÔN ĐẢO,cầu
mong ,hồi hộp ,chờ đợicác bạn từ hạng nhất
( tôi còn nhớ THỦ KHOA là bạn ĐỖ HỮU ANH
)đến thứ hạng của tôi không ai chọn CÔN ĐẢO
,và CẦU ĐƯỢC ƯỚC THẤY và tôi là người
đầu tiên (1 trong 3) chọn CÔN ĐẢO. Đúng như
bạn Bình đã viết ,khi tôi vừa nói xong "tôi xin
chọn nhiệm sở là CÔN ĐẢO" thì nhận được
tràng pháo tay ,và sau tràng pháo tay là gì?sự
tiếc rẻ,bình luận ,vui có, buồn có ,về sự
lựa chọn của tôi. Có bạn tiếc rẻ vì chỉ
tiêu CÔN ĐẢO qúa ít không tới được với mình
,có bạn cho rằng tôi chạy vạy xin xỏ,nhưng
đúng như bạn Bình nhận
xét là

không có cữa để chạy vì tất cả bình đẳng
,hơn nhau là chổ thứ hạng khi tốt nghiệp mà
thôi, cũng có bạn cho rằng tôi là thằng khôn
nhất trong lớp v....v...tóm lại là bàn tán rôm
rả,nhưng chỉ ít phút sau tất cả đều im lặng
để các bạn có thể theo dõi các nhiệm sở còn
lại.
Thật ra ,trước khi chọn CÔN
ĐẢO tôi chỉ biết qua bài học Địa Lý trong
sách giáo khoa,ngòai ra biết được ở nơi ấy là
đang giam giữ tù nhân ,thế thôi, không biết gì
hơn Sau này tôi nghĩ rằng mình chọn đúng ,CÔN
ĐẢO thật sự là nơi yên bình ,không có bom rơi
đạn lạc ,không có tiếng súng ,không có tiếng
"Đại bác đêm đêm dội về thành phố "tóm lai
có thể nói đó là hòn đảo hòa bình
Sau khi ký tên nhận CÔNG LỆNH
,tôi vui mừng ra khỏi hội trường ,thì gặp ngay
thầy đại diện cho ty giáo dục CÔN DẢO (tôi
vẫn nhớ thầy tên LÊ THÀNH DANH ,một cựu giáo
sinh khóa đàn anh, sau giải phóng ,thầy chuyễn
nghề làm ĐÔNG Y SĨ,thầy cũng hay tham dự cac
buổi họp mặt truyền thống sư phạm ,và thầy
cũng vừa mới mất) chúc mừng tôi và hướng
dẫn tôi thủ tục đăng ký tàu ra CÔN ĐẢO một
sự giúp đỡ tận tỉnh ,đáng qúy đối với
giáo sinh mới ra trường như tôi .Rồi cũng co
nhiều bạn đề nghị tôi đổi nhiệm sở và bù
lỗ ,tôi không biết gía bù lỗ vì tôi luôn từ
chối ,rồi người yêu tôi muốn tôi hóan chuyển
với bạn nào đó để về cùng tỉnh với nàng
,và thế là tôi phải năn nỉ, hứa hẹn để
nàng siêu lòng chấp nhận cho tôi ra
đi và không thay đổi sự lựa chọn của tôi


Ngày chọn nhiệm sở cũng đã
đến lúc kết thúc ,người hân hoan vui
vẻ,người thì buồn lo âu ,mọi cãm xúc trên cõi
đời đều thể hiện trên từng gương mặt của
các bạn giào sinh cùng khóa,có bạn thì ra về
ngay để báo tin cho gia đình mình chọn được
nhiệm sở vừa ý ,có bạn nấn ná ở lại không
muốn về ,ngồi trên những băng ghế đá trong
sân trường ,trầm ngâm suy nghĩ ,không muốn xa
mái trường sư phạm thân thương ,muốn ngồi
để thâu tóm tất cả hình ảnh cùa ngôi truờng
và tất cã những kỷ niệm buồn vui khi còn đang
học ,vì các bạn ấy biết rằng khi cổng
trường khép lại ,ta quay lưng đi thì tất cã
chỉ còn là kỷ niệm và dĩ vãng, nhưng dù vui hay
buồn tôi biết các bạn không ai từ bỏ nhiệm
sở,nơi mà chính mình đã mạnh dạn tuyên
bố :

"Tôi xin chọn nhiêm sở......."
Xin cám ơn bạn LƯU THANH BÌNH( khóa
11),với 1 câu trong bài viết bạn đã giúp tôi
nhớ lại ngày chọn nhiêm sở của tôi ,một ngày
tôi không thể nào quên trong đời


TÂM SỰ với MẸ

Chỉ còn vài ngày nửa là đến ngày 8 /3 ,ngày mà tòan thế giới tôn vinh những phẫm chất cao đẹp của người phụ nữ,và đối với con mẹ là người phụ nữ tuyệt vời mà con luôn kính trọng và tôn thờ .
Ngày mẹ báo tin cho gia đình mẹ đã có hai mầm sống đang tượng hình trong bụng mẹ ,cã gia đình bên nội ,bên ngọai đều rất vui ,chờ dợi để xem mặt hai anh em con ,con biết những lúc đó mẹ đã cãm thấy mệt mõi ,chịu dựng sự chòi đạp ,hành hạ mẹ,nhưng mẹ không than thở chịu đựng

Ngày mẹ sinh hai anh em con ,cả nhà đều vui mừng ,ai cũng khen hai anh em con giống ba,và hai anh em giống nhau như hai gịot nước ,mẹ rất hảnh diện và sung sướng ,mẹ cho rằng con giống cha nhà có phúc ,ngày ấy ba làm hết công việc để mẹ chỉ lo chăm sóc hai con mà thôi.Ông bà ta thường nói sanh một đứa đã cực rồi ,đằng này mẹ lại sanh đôi hai đứa thì sẽ cực gấp bôi ,nhưng mẹ chỉ nghĩ sanh hai đứa thì niềm vui tăng gấp đôi ,mặc dù có khó khăn nhưng mẹ vẫn chịu đựng vui vẽ.mỗi khi mẹ nhìn hai anh em con ,trong ánh mắt mẹ ánh lên niềm hạnh phúc vô biên,mẹ âu yếm nắm tay đứa này ,xoa đầu đứa kia ,hôn đứa này ,hôn đứa kia ,như thể là mẹ sợ hai chàng trai bé bõng của mẹ phân bì ,mẹ đừng lo hai anh em con biết mẹ thương ,và cực khổ lo cho
hai con bằng nhau.Con nhớ nhất lúc một trong hai anh em con đau mẹ thức trắng vừa lo cho con đau vừa lo dỗ dành đứa còn lại ,cực khổ trăm bề ,nhưng mẹ không than vãn.

Hạnh phúc không ở lại lâu trong gia đình ,Ba đã bỏ mẹ con mình ra đi ,trong căn nhà giờ đây trống vắng thiếu người ,hai anh em con không biết điều gì xảy ra cho gia đình ,chỉ biết rằng trong căn nhà giờ đây chỉ còn lại ba mẹ con . Con không biết trời cao có bất công không ?khi để mẹ môt mình gồng gánh nuôi hai con ,bây giờ mẹ thay ba làm trụ côt gia đình ,khi hai anh em con càng lớn thì mẹ càng cực khổ nhiều hơn ,nhưng với tình yêu thương bao la của mẹ dành cho hai anh em con ,mẹ đã chịu đựng sự khó nhọc mà ông trời đang muốn thử thách tình mẫu tử của mẹ ,với tấm thân gầy gò ,tâm trạng buồn lo, mẹ đã phài bươn chảy để mưu sinh chỉ duy nhất nuôi nấng hai con.Đôi lúc hai anh em con thấy mẹ cực qúa ,rất thương mẹ nhưng chúng con còn nhỏ
dai
,chỉ biết nhìn để thấu hiểu nỗi cơ cực của mẹ mà không giúp gì được ,Hai anh em con chỉ biết cố gắng vâng lời mẹ dạy bảo và không làm bất cứ đi62u gì để mẹ buồn ,nhưng bản tính con trai ,bướng bỉnh ,nhiều khi cãi lời mẹ ,làm cho mẹ tủi thân mẹ khóc ,sau những lúc như vậy chúng con rất ân hận ,và thường nhớ đến câu " những ai còn mẹ đừng làm cho mẹ khóc ,đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con ." nhớ mà không thực hiên được chúng con qúa tệ phài không mẹ?

Thời gian trôi qua ,mái tóc mẹ thêm nhiều sợi bạc ,lưng mẹ lại còng thêm theo năm tháng ,vì bao nhiêu gánh nặng của cuộc đời đều trút trên đôi vai gầy của mẹ

Giáo Viên Côn Đảo - Anh Hoa - Khóa 11


Giáo viên tại CÔN ĐẢO đến từ nhiều nguồn khác nhau ,có người là con em địa phương ,sau khi tốt nghiệp lớp 12 , vì nhiều lý do không muốn học tiếp xin vào dạy , có người là thân nhân các thầy cô đang dạy tại CÔN ĐẢO ,có người thì đang dạy ở các tỉnh trong đất liền xin chuyển công tác ra đảo ,và cuối cùng là các thầy cô tốt nghiệp SƯ PHẠM SAIGON ,chọn nhiệm sở tại CÔN ĐẢO,nhưng từ nguồn nào thì thầy cô cũng rất đòan kết ,sống chan hòa ,đùm bọc lẩn nhau ,lo lắng cho nhau ,tôi được biết có những thầy cô về công tác tại SAIGON mà ra trể phép thường làm cho các thầy cô ở lại lo lắng ,bồn chồn liên tục hỏi thăm ,nếu thầy hoặc cô ở tập thể thì câu đầu tiên khi đi dạy về : Thầy hoặc cô trở ra chưa ?còn nếu thầy cô nào ở

riêng thì khi đi dạy về chắc chắn cũng ghé gia đình hỏi thăm .TY GIÁO DỤC thường xuyên điện về SAIGON thăm hỏi ,liên hệ ,nếu biết thầy cô ra trể vì phải chờ phương tiện thì thôi ,nếu biết thầy cô nào đang bệnh thì cử giáo viên về đất liền đến thăm .Sợi dây tình cãm kết nối từ TY GIÁO DỤC đến tận người giáo viên ,nên làm cho giáo viên luôn an tâm công tác ,và đỡ buồn khi phải xa gia đình .

Chúng tôi là những giáo viên từ SAIGON ra ,được đưa về nhà ở tập thể của giáo viên ,căn nhà này được xây từ thời PHÁP ,được chia làm ba gian phòng lớn ,một phòng dành cho các cô gíao độc thân ,một phòng dành cho các thầy giáo dộc thân ,phòng còn lại dành cho gíao viên đã có gia đình riêng, 3 phòng liền vách ,chung sân và chung lối đi ,vì chung nhà nên thường xuyên gặp mặt,trao đỗi nên càng ngày càng thân thiết, thầy cô nào cãm thấy phù hợp thì tình cãm phát triển ,yêu nhau và hẹn hò tâm sự ,nhưng luôn giữ gìn ý thức và cẩn thận ,vì CÔN ĐẢO rất nhỏ nên mọi việc rất nhỏ tốt hay xấu thì sẽ bị đồn thổi rất nhanh điều tốt thì không sao ,điều xấu sẽ làm mất uy tín thầy cô gíao ,điều mà không thầy cô nào muốn ,không bao giờ thầy cô yêu nhau mà dám nắm tay dung dăng dung dẽ ,chứ đừng nói chi đến viêc trao những nụ hôn nồng cháy cho nhau .

Thân thiết nhau, xem nhau như anh chị em trong một gia đình ,khi các thầy nói chuyện cùng nhau không cần phải rào trước đón sau . Tôi còn nhớ có lần tôi đang ngồi hứng cơn gío mát thổi từ biển vào ,đang ngồi trầm ngâm suy nghĩ,thì có thầy đến vỗ vai ,hỏi tôi một câu mà đến giờ này tôi vẫn còn nhớ:
- Thầy có bị KHÙNG không ?
Trời ạ! tôi trả lời: KHÔNG
- Thế tại sao thầy chọn ra đây ?
- thì buồn muốn xa nhà
- trong đất liền thiếu gì chổ để thầy trốn chạy ,cần gì phài ra đây
Tôi chỉ biết cười trừ ,và im lặng ,sau này tôi biết thầy này cũng là giáo sinh SƯ PHẠM SAIGON ,khóa đàn anh tình nguyện ra đào và ở lại sau khi hết hạn phục vụ
Đối với tôi ,các cô giáo thì tuyệt vời ,luôn giúp đỡ các đồng nghiệp nam ,những ngày chúa nhật rảnh rỗi ,thường hay nấu chè ,hoặc các món ăn lạ mời các thấy qua ăn ,cười nói rôm rả,vui vẽ cho quên những nỗi buồn xa nhà ,khi có thầy nào bệnh thì các cô nấu cháo đem qua ,khi thấy quần áo thầy nào rách ,đứt nút, sứt chỉ thì lấy về sữa chữa luôn luôn giúp đỡ mà không bao giờ phàn nàn ,hay có ý nghĩ gì khác ,chỉ biết giúp vì tình đồng nghiệp xa nhà ,một đức t1nh cần cù ,chịu khó và hay giúp đở mà thượng đế ban cho phụ nữ nói chung và các bạn nữ đồng nghiệp của tôi tại đảo nói riêng .
Các giáo viên nam ,có công tác đột xuất về SAIGON mà không đúng kỳ lảnh lương ,thì cứ việc qua hỏi bất cứ cô nào :"mai tôi về SAIGON ,không tiền ,cho mượn vài ông TRẦN HƯNG ĐẠO " thế là sẽ được đáp ứng ngay ,và không bao giờ là không có ,không bao giờ hỏi chừng nào trả,thật là đáng quý.

Tôi cũng đã từng biết cách biểu lộ tình yêu của các cô giáo , Có cô giáo yêu một người thầy độc thân đang ở tập thể với tôi ,sáng nào cô cũng đến trường sớm ,đến ngay lớp của thầy dạy ,đặt một bình hoa tươi ,ngày nào cũng như ngày ấy ,khiến đám gíao viên nam chúng tôi phải ghen tị với thầy (ước gì tôi cũng được như thầy !),lúc đầu thầy cũng không để ý ,cứ nghĩ hiệu trưởng ra lệnh đặt hoa cho mỗi phòng ,nhưng khi hỏi hết các thầy cô thì không ai có và cũng không ai biết ai đã làm việc đó,lúc đó thầy mới biết chỉ có mình thầy mới được như thế và khi biết được người đã tặng hoa cho thầy thì thầy rất cãm động và hiểu ra rằng tình yêu cao cả và thầm lặng đã được cô trao tặng riêng cho thầy . Tình yêu của thầy cô tại CÔN ĐẢO là như thế ,không ồn ào sôi nỗi,yên tỉnh và phẵng lặng nhưng lại thẩm thấu vào con tim mỗi người một cách một cách mạnh mẽ và sâu đậm
Buồn nhất là ngày tiễn đưa các thầy cô về đất liền ,ngày tôi và bạn tôi ra ,thì tối hôm đó dược mời qua để dự tiêc chia tay với 1 thầy 2 cô đã hết hạn ở đảo ( thường là 3 năm ) nay có chúng tôi ra thay nên được chuyển công tác về đất liền ,sau buổi tiệc chia tay ,thầy cô ngồi lại với nhau ,tâm sự ,nhắn nhủ chúc tụng lẫn nhau ,vài thầy cô khác thì phụ đóng gói vật dụng cá nhân cho hòan tất ,rồi chia tay ai về phòng nấy .Sáng ra,chúng tôi những người ở lại tiễn đưa thầy cô về SAIGON ra cầu tàu ,thật ngạc nhiên khi thấy rất nhiều học sinh đang đứng chờ thầy cô ,các học sinh này là học trò của các thầy cô ,có em chạy đến nắm tay cô ,có em chạy đến ôm chân thầy, nước mắt ngắn dài,không muốn thầy cô mình ra đi, vì các em biết rằng thầy cô không còn dạy các em nữa và sẽ không bao giờ trở lại với các em ,thật là cãm động ,trong giờ phút chia tay thầy cô cũng không muốn bỏ rơi các học trò thân thương của mình ,đành phải xoa đầu đứa này ,dỗ ngọt và dặn dò đứa kia ,lau nước mắt cho từng đứa, mà ngay bản thân các cô nước mắt cũng lăn dài trên gương mặt ,thầy thì thường hay quay mặt lau vôi những dòng nước mắt tuôn trào theo cãm xúc .

Rồi cũng đến lúc thầy cô phải xuống ghe ,tạm biệt CÔN ĐẢO ,nơi có nhiều kỷ niệm vui buồn ,tình yêu thương dành cho mình ,các cô thầy sẽ đến nhận nhiệm sở mới ,nhưng tôi nghĩ rằng thầy cô sẽ không bao giờ quên CÔN ĐẢO.

Tản Mạn : CUỘC SỐNG CÔN ĐẢO ( phần 1 )


CÔN ĐẢO là một quần đảo bao gồm một đảo lớn và 14 đảo nhỏ bao quanh. Nơi tập trung khu dân cư ,khu hành chánh và cả các trại tù là vùng trũng dưới chân núi, có chiều dài từ 8 đến 10 km,chiều rộng từ 2 đến 3 km ,mặt hướng ra biển ,phía sau được bao bọc bởi những ngọn núi hùng vĩ, trùng trùng ,điệp điệp và một vùng biển trong xanh ,thật sạch và thật đẹp,và có một điều lạ là không ai tắm cã .Thầy cô giáo lại không ham thích tắm biển, thầy ngại bận quần tắm ra biển ,cô thì càng ngại phải bận đồ tắm ,nhưng tôi và anh bạn mới ra thì cứ thỏai mái tắm biển ,vài lần rồi cũng chán nên không tắm nữa.
CÔN ĐẢO trước giải phóng ,được xem như một tỉnh như trong đất liền nên có đủ các ty như :giáo dục ,y tế ,thể dục thể thao ,bệnh xá ,phi trường, kho bạc ,bưu điện ,ngòai ra có chợ ,quán càphê,nhưng không có quán nhậu ,thuờng nhậu chỉ tổ chức tại nhà ,nói đến chuyện nhậu tôi lại nhớ khi say thì về nhà hợặc doanh trại nghĩ ,tuyệt đối không quậy phá ,không la lối, khi say mà quậy phá thì QUÂN CẢNH đến ngay và chắc chắn sẽ bị kỷ luật ,mà kỷ luật ở CÔN ĐẢO thì ai cũng sợ cả.CÔN ĐẢO là một tỉnh nên có TỈNH TRƯỎNG đứng đầu ( vị tỉnh trưởng khi tôi ra là một vị TRUNG TÁ )chúng tôi thường gọi TRUNG TÁ CHÚA ĐẢO ,sau này được đổi tên là ĐẶC KHU HÀNH CHÁNH CÔN ĐẢO ,và danh xưng lúc này là ĐẶC KHU TRƯỞNG . Các giáo viên
muốn về đất liền thì phải có SỰ VỤ LỆNH ,hay LỆNH CÔNG TÁC ,hoặc GIẤY NGHĨ PHÉP do TRƯỞNG TY GIÁO DỤC ký sau đó chuyển qua bên khu hành chánh lấy chử ký của TỈNH TRƯỞNG mới được xuống tàu hoặc lên máy bay .
CÔN ĐẢO là nơi giam giữ phạm nhân ,ngòai những phạm nhân đang bị giam tại các trại cách xa khu dân cư, kín cổng cao tường ,bao quanh lớp lớp kẽm gai, còn có những phạm nhân được đi lại thỏai mái như người dân CÔN ĐẢO,nhưng khi nhìn ,chúng ta có thể phân biệt được ai là tù chính trị, ai là tù hình sự và ai là tù dân sự ,ngòai đồng phục đang bận ,còn có thể phân biệt màu sắc của bảng tên đang đeo trên ngực ,không biết ở đất liền họ làm gì? tại sao phải ra đây thụ án ?nhưng khi ở đảo họ rất hiền ,ăn nói chậm rãi và sẳn sàng làm quen và thích tâm sự ,chắc có lẽ vì mặc cãm tội lỗi do mình gây ra ,giờ đây ân hận ,cố gắng giữ cuộc sống an bình cho tâm hồn ,để rối một ngày nào đó, trở về với gia đình và cuộc sống đời
thường, tôi cũng đã làm quen với một vị SĨ QUAN HẢI QUÂN giờ đây là một phạm nhân tự do ,ông vẽ rất đẹp và đặc biệt chỉ vẽ hình phụ nữ,ông không bao giờ vẽ hình phụ nữ khõa thân ,chỉ vẽ chân dung theo sự tưỡng tượng phong phú của ông ,ông đã triết lý với tôi:
-Tôi chỉ thích vẽ phụ nữ,vì với tôi trên thế gian chỉ có phụ nữ là đẹp nhất ,đẹp từ thể xác đến tâm hồn ,không ai xấu cả.
Tôi đóan chắc ông luôn nhớ về người vợ ,và các đứa con gái của ông trong đất liền chờ đợi và lo lắng cho ông .
Thế đấy ,trong tiềm thức của mổi người luôn ẩn chứa hình ảnh yêu thương của người thân, khi ở gần nhau không nhận ra, nhưng khi đã xa thì mới nhận thức được .
Người dân CÔN ĐẢO, phần lớn là thân nhân của gia đình Sĩ quan, binh lính,các giám thị trại giam,nhưng họ rất thân thiện,hiền lành có thể nói họ chất phác, mộc mạc như người nông dân trong đất liền và luôn tôn trọng các thầy cô giáo ,đối với họ thì trước tiên là SƯ, kế đến là QUÂN và cuối cùng là PHỤ,họ luôn quan tâm hay để ý đến các thầy cô giáo độc thân,khi trò chuyện ngòai những câu hỏi thăm xã giao thông thường,thì lúc nào cũng có câu thầy hay cô có người yêu hay có gia dình chưa ?có muốn làm DÂU ,hay RỂ CÔN ĐẢO không ?các cô gái CÔN ĐẢO với làn da ngâm đen (ảnh hưởng khí hậu biển)ăn nói rất nhỏ nhẹ,tính tình hiền lành, và luôn bận áo bà ba như là các cô gái vùng quê nông thôn ,trông rất đáng yêu ,nhưng tôi nhận thấy
chưa có thầy giáo nào chịu làm RỂ CÔN ĐẢO ,nhưng cô giáo thì đã có làm DÂU CÔN ĐẢO ,cũng tốt ,DÂU hay RỂ thì giờ đây cũng là con của đảo và là sợi dây thắt chặt hơn nữa tình cãm của giáo viên với người dân CÔN ĐẢO.

CUỘC SỐNG CÔN ĐẢO (phần 2)

Giáo viên CÔN ĐẢO trực thuộc TY GIÁO DỤC ,nói là TY cho lớn và cho oai, thật ra ,văn phòng ty là nhà riêng của TRỬƠNG TY,đặt một cái bàn để làm việc và một cái tủ đựng hồ sơ,thầy TRƯỞNG TY cũng là HIỆU TRƯỞNG (CÔN ĐẢO chỉ có một trường tiểu học và một trường trung học ) ,tên thầy là TRỊNH VăN ĐÔNG,thầy là GIÁO SINH SƯPHẠM khóa 1,quê TRÀ VINH tốt nghiệp tình nguyện ra đảo,thầy rất vui tính và hòa đồng với các thầy cô ,luôn động viên các thầy cô giáo xa nhà. Tôi không biết ở đất liền các bạn tôi gặp trưởng ty giáo dục có khó không?chứ giáo viên chúng tôi có thể gặp TRƯỞNG TY bất cứ lúc nào ,thầy không câu nệ ,không phiền trách mà luôn vui vẽ tiếp chúng tôi ,giáo viên độc thân thường qua nhà thầy

chơi và ngược lại thầy cũng thường qua nhà thầy cô giáo mời đi ăn sáng, uống cà phê, tình cãm của thẩy TRƯỞNG TY dành cho giáo viên chúng tôi luôn đầy ắp tình người,tình thương yêu của đàn anh trong ngành ,sau này khi đã quen, thầy không cho gọi là thầy mà gọi là anh ,thầy gọi chúng tôi là thầy, cô kèm theo tên.Thầy cũng là HIỆU TRỬƠNG của trường chúng tôi ,tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên họp tại trường để phân công lớp cho đầu năm học mới, thầy đề nghị chúng tôi nghĩ thêm vài ngày để lấy sức ,nhưng chúng tôi xin nhận lớp ngay ,thầy vui vẽ phân về 2 lớp cuối cấp( đặc biệt giáo sinh sư phạm Saigon luôn được phân lớp cuối cấp vì các lớp này phải thi tuyển vào trường công nên thầy tin tưởng giao cho giáo sinh ), đúng ra thì có 3 giáo sinh ra đợt này ,nhưng vì một bạn ra trể ,nên tạm thời giao lớp cho giáo viên khác ,sau này bàn giao lại.

Dạy học tại CÔN ĐẢO ,theo tôi là một sự nhàn hạ ,thỏai mái ,ngòai giờ sọan bài ,chấm bài ,giãng bài trên lớp như mọi giáo viên khác thì ngòai ra không có gì phải bận tâm ,không gò bó trong kỷ luật ,không phải lấm la, lấm lét xem chừng HIỆU TRỬƠNG,tinh thần thì thật sự an tâm, thầy cô giáo thì hòa đồng vui vẽ,không kèn cựa nói xấu nhau ,chỉ thì thầm truyền tai nhau khi phát hiện ra tình yêu của thầy cô nào đó sau đó thì chọc ghẹo, chúc mừng vậy mà thầy cô không giận mà còn vui vì được đồng nghiệp chung vui với niềm hạnh phúc riêng tư của mình.
Ba nơi giáo viên độc thân hay lui tới là nơi ăn cơm tháng ,kho bạc, bưu điện ,hai nơi sau cũng như ty giáo dục ,chỉ có một bàn ,một tủ ,một người phụ trách . Cuối tháng tranh thủ giờ ra chơi qua kho bạc ký tên lảnh lương ,lương giáo viên của tôi mới ra trường là HAI MƯƠI BỐN NGÀN MẤY TRĂM kể cả phụ cấp xa nhà ,sau khi đóng tiền cơm ,giữ lại dằn túi uống cà phê ,thì cũng có thể dư để gởi về cho gia đình .

Thầy giáo độc thân thường ăn cơm tháng tại nhà dân , cô giáo độc thân thì tự đi chợ nấu cơm ,món ăn thì lúc nào cũng là cá biển ,lâu lâu có thịt heo,không có thịt bò,nhưng lúc nào cũng bảo đảm cơm sốt, canh nóng.Kế đến BƯU ĐIỆN,nơi này là nhịp cầu nối đất liền với đào và ngược lại, qua những bức thư,điện tín ,truyền tải những nỗi vui buồn,lo lắng về những người thân tại đất liền và ngược lại ,ngòai ra nơi đây còn là cầu nối 2 trái tim đang yêu ,nơi đón nhận và phát đi những lời yêu thương ,tràn đẩy tình cãm và chứng minh cho lời hứa xa mặt, nhưng không cách lòng .

Cuộc sống tại CÔN ĐẢO cứ như thế lần lượt trôi qua theo năm tháng, rồi việc gì đến thì cũng đến ,CÔN ĐẢO được giải phóng ,thầy cô giáo được đưa về đất liền tham gia các khóa cãi tạo ngắn ngày dành cho giáo chức, sau đó phân lọai ,ai lý lịch tốt thì tiếp tục được lưu dụng ,ai không tốt thì không được lưu dụng ,tôi thuộc hạng thứ hai nên thất nghiệp.

Rồi mạnh ai nấy đi ,mỗi người mỗi ngã ,thất lạc, không tin tức ,không liên lạc. Thật buồn và tiếc cho một tập thể yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vì hòan cảnh nên không còn ở bên nhau để cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn thay vào đó là sự tính tóan cho cuộc sống mới để tồn tại của riêng mổi người ,nhưng với tôi, chàng thanh niên 20 tuổi ,lần đầu tiên xa nhà, xa gia đình và chọn CÔN ĐẢO làm nhiệm sở,vẫn luôn nhớ về CÔN ĐẢO nơi tôi được hưởng bầu không khí trong lành ,hòa bình ,nhận được sự yêu thương giúp đỡ của thầy cô ,được sự dìu dắt của thầy trửơng ty,và lòng tốt của người dân CÔN ĐẢO. Tôi sẽ mãi mãi nhớ nơi nầy ,CÔN ĐẢO thân thương .

GIÃ TỪ CÔN ĐẢO


Ta trở lại đảo này để nhìn lần cuối .
Những chuyện vui ,buồn thưở trước và hôm nay
Xin góp lại làm hành trang giã biệt,
Biết nói gì trong giây phút này đây ?
Ơi chào mi ,hởi ngôi trường dưới hàng dương rợp bóng ,
Với những con đường buồn hiu hắt thân quen .
Chào những mái đầu xanh nghiêng nghiêng bên sách vở
Chào bạn bè thân thuộc của tôi ơi ,
Nhớ mãi không khí gia đình có anh em tụ họp
Chân bước đi nghe vướng víu ngập ngừng ....
Chào thành phố nhỏ ngũ mơ im buồn trong thung lũng ,
Chào dãy núi xanh màu đẫm ướt hơi sương ,
Chào biển cả mênh mông
Chào con đường phượng gấm .......
Những kỷ niệm vào đời đã gầy dựng nơi đây
Nay ta góp nhặt mang về nơi phương ấy ,
Để nghe buồn theo chiều nắng thu phai
Thôi nhé ,CÔN ĐẢO xa rồi,CÔN ĐẢO nhé!
Ơi bạn , ơi người ,ơi kỷ niệm .....chia tay ....

Côn đảo 28-8-76

HOA MAI ( cựu giáo viên CÔN ĐÃO )



* Admin *012-Anh Hoa-Khóa 11 ChuKyXuanLoc
suphamsaigon
suphamsaigon
Admin

Tổng số bài gửi : 522
Join date : 17/12/2013
Age : 70
Đến từ : Saigon-Viet Nam

https://suphamsaigon.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết