041-TỪ “VUA” TRONG TIẾNG VIỆT-Ts. Nguyễn Hữu Phước
Trang 1 trong tổng số 1 trang
041-TỪ “VUA” TRONG TIẾNG VIỆT-Ts. Nguyễn Hữu Phước
TỪ “VUA” TRONG TIẾNG VIỆT-Phần 1
Ts. Nguyễn Hữu Phước
Mình ơi, hôm nay em nấu mắm và rau cho mình ăn chịu hôn?
Hoan nghinh hai tay vì món nầy ăn khoái khẩu lắm. Bữa nay sao không N, M như thường lệ mà lại kêu “tui” bằng “mình” vậy?
Em bắt chước Cô Ba, Dượng Ba. Lần đầu, khi mới nghe họ gọi nhau, nghe “kỳ” quá hà. Nhưng thét rồi sao nghe dễ thương quá, nghe ngọt xớt hà, nên em bắt chước. Với lại mình hay nói về chuyện tiếng Việt phong phú, nên em gọi như vậy cho mình vui. Chịu hôn?
Chịu chớ sao không. Nhưng em còn biết chữ nào khác để gọi “tui” nữa hay không?
Xí, dễ ẹt hà. Tiếng Pháp Việt hóa thì có: Sê-ri (chéri). Tiếng Anh thì có honey, darling, my love, my dear. Chữ Việt có thể gọi bằng tên, anh, cưng, mình, bồ, người yêu của tôi, bạn đời, tía thằng Tèo, ông nội thằng Tý, tùy cơ hội, tùy trường hợp, tùy tuổi tác v.v.; còn chữ gì nữa không mình, em bí rồi.
Còn chớ. Trước hết là chữ “ai”. Chữ nầy hay lắm vì khi giận nhau hay khi nói bóng nói gió chữ “ai” dùng ngôi thứ nhất cũng được mà dùng để nói về “người kia” cũng được, như trong câu thơ:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
Kế đến có một chữ hơi xưa, ít nghe nói đến là chữ “bậu”.
Trong thơ vui VN có câu:
Qua với bậu không duyên không nợ
Bậu với qua nhì Tấn với Tần
Sống dương gian không được nằm gần
Thác âm phủ rẽ phân đôi ngã …
Nhưng anh thích nhất hai ba chữ sau đây. Khi mình giận anh mình nói lẫy : Thôi “bệ hạ” ơi, ông đừng có làm cao nữa. Hoặc khi mình năn nỉ anh : “Thôi ông vua của lòng em ơi, ái hậu của hoàng thượng biết lỗi rồi, xin hoàng thượng đừng giận nữa. Những chữ nầy mình học từ những “phim bộ” của Hồng Kông và Đài Loan.
Sau khi ăn một tô mắm và rau xong anh sẽ kể cho mình nghe chuyện chữ “vua” rắc rối. Mình chịu không?
Chịu chớ.
Vua là gì?
Ca dao Việt Nam (VN) có câu:
Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Theo tác giả Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ, “vua” được định nghĩa là: “Người cầm quyền cai trị một nước, cha truyền con nối”. Vua làm “chủ” của mọi người và mọi vật nên chế độ có vua gọi là chế độ quân chủ. Vua còn chỉ người cầm đầu một vùng. Thí dụ họ Đinh đã từng làm vua một cõi.
Trong tiếng Việt, chữ vua lại được dùng để chỉ một vài chuyện khác tùy theo trường hợp. Chúng ta dùng chữ vua để chỉ sự tài tình nào đó, có cả tốt lẫn xấu, không ai bì kịp. Thí dụ: Anh ấy là “vua” về đàn dương cầm, hay “vua” về nhạc rock. Hoặc: Anh ta là “vua cờ bạc” . Hay: Ông ấy là “vua bịp” chuyên môn lường gạt người khác. Đôi khi người ta còn ghép một từ khác vào từ vua để chỉ một sự mỉa mai hay chê bai một người nào đó. “Thằng đó mà vua (nhảy đầm) gì, nó chỉ là “vua cỏ” thì có. Từ đôi vua cỏ nói lái lại là “vỏ cua” để chỉ sự chế nhạo người đó, rằng người đó không giỏi gì cả.
Chỉ có vậy thôi mà mình nói “rắc rối” là làm sao?
Nếu tiếng vua chỉ có bao nhiêu chuyện đó thì không có gì hay để viết hoặc nói thành một câu chuyện thuộc loại tiếng Việt đa dạng. Nhưng khi tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ thấy chữ “vua” thật là phong phú và đa dạng thực sự, và có thể nói chữ vua nầy rắc rối một cách độc đáo.
Trước hết, dân Việt có rất nhiều chữ để chỉ vua: Thiên tử, hoàng đế, hoàng thượng, thượng hoàng, bệ hạ, đấng hoàng gia, đấng quân vương, đại vương, thánh quân, thánh thượng, chúa thượng, chúa công ngài ngự v.v… Khi vua nói chuyện với người khác vua xưng là “trẫm”.
Kế đến, có sáu “chữ” hay “từ” liên hệ đến “vua, người cầm đầu một nước”. Đó là “chúa, long, hoàng, quân, đế, và ngự.” Mỗi chữ trong năm chữ nầy đều đứng đầu những tiếng đôi trong đó có rất nhiều chữ liên hệ đến vua, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chữ Việt rắc rối thiệt mình hả.
Anh đã nói rồi mình quên đó? Nhờ rắc rối như vậy nên anh mới có job phụ dạy Việt văn bên nhà, chớ job chánh của anh là dạy Sử Địa. Mỗi lớp mỗi tuần học có 2 giờ dạy “hộc xì dầu”, dạy “té phở” mới chỉ hết có những giờ chính. Dạy thêm giờ phụ môn Sử Địa nữa chắc chết luôn. Em quên rồi sao?
Nhớ chớ làm sao quên được “ông tướng thầy ba” của tui. Mỗi lần gặp tui, không lo tán, cứ thao thao bất tuyệt những chuyện sử ký hồi xửa hồi xưa và chuyện địa lý năm châu bốn biển. Bây giờ già rồi lại sanh tật học thêm tiếng Việt để tán dóc dài dài, đám nào cũng chỉ nói có ba cái chuyện tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Việt trộn lẫn “hằm bà lằn” với nhau.
Nhờ đó mà bạn bè mời party đều đều đó “cưng” ơi. Bạn bè anh thích những chuyện lẩm cẩm, vô thưởng vô phạt, không phiền lòng ai hết. Thôi để anh nói chuyện rắc rối của chữ vua cho mình nghe.
Chúa và Vua
Hai chữ vua, chúa thường đi đôi với nhau.
Chúa là do chữ chủ viết y như chữ vương là vua trong tiếng Trung Hoa (TH). Vậy chúa cũng có nghĩa là vua, là người có quyền thay vua cai trị một vùng. Thành ngữ Việt có câu:
Chúa thánh tôi hiền; hoặc:
Ăn cơm chúa múa tối ngày
(có nghĩa là lãnh lương thì phải lo làm việc không nghỉ, làm cho xong việc).
Trong lịch sử VN dưới đời nhà Lê, còn có Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Đây là hai dòng họ được vua Lê phong tước và cấp cho nhiều quyềân trong việc cai trị. Sau nầy Chúa Nguyễn vào phương Nam, mở rộng thêm bờ cõi VN. Hai họ Trịnh Nguyễn dưới danh hiệu “chúa” đã đánh nhau trong một thời gian dài. Sau này chúa Nguyễn thống nhất sơn hà lập ra triều Nguyễn, cai trị VN từ 1802 cho đến 1945, năm mà vị vua cuối cùng là Bảo Đại thoái vị.
Thành ngữ VN cũng có câu “ông hoàng bà chúa” để chỉ những người có quyền thế.
- Chúa công = tiếng dùng để gọi vua, hay một người cầm đầu một nhóm người khởi nghĩa đánh lại vua để lật ngôi vua, nhưng người chủ đó chưa chánh thức làm vua.
- Công chúa hay công nương là tiếng gọi con gái của vua. Nhưng công nương cũng chỉ người đàn bà cao trọng.
Long và Vua
Trong tiếng Việt có hai chữ “lông” và “long”.
Chúng ta ai cũng biết lông (ô) đi liền với tóc và râu. ((Xin mở ngoặc ngay đây, chỉ nội có cái đầu, nhìn phía trước mặt đã có đủ ba từ: “Tóc” (phía trên trán), “lông” (từ lỗ mũi trở lên), và “râu” từ lỗ mũi xuống đến càm.)) Chúng ta hãy bỏ qua chữ nầy.
Long không liên hệ đến Vua
Nhưng còn chữ “long” (o) chúng ta ít để ý đến những đồng nghĩa của nó.
Trước hết long có nghĩa là lùa qua như lùa trâu hay long trâu qua song.
Long còn có nghĩa lung lay, rung rinh gần rớt ra như trong thành ngữ “đầu bạc răng long” hay long óc.
Kế đến chúng ta có long đong. Chữ nầy chỉ tình trạng khó khăn vất vả, khổ cực. Ca dao có câu:
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bề.
Trong khi đó thành ngữ long đông (ô) lại có nghĩa là mùa đông rất lạnh; và long hàn = tình trạng rất lạnh lẽo. Thêm vào còn có long hoa hội, môt buổi lễ hội làm chay đặc biệt của Phật giáo.
Ngoài ra còn chữ long nhong, tình trạng không có gì nhất định như đi chơi long nhong ngoài phố.
Long lốc có nghĩa là cuốn tròn và đi về một phía với tốc độ nhanh.
Sau chót có long lỏng là biến thể của chữ lỏng để chỉ tình trạng hơi lỏng chớ không được hoàn toàn lỏng.
Trong thực vật, chúng ta có long não là một “loại cây to, toàn cây đều có chất chương não (camphre) mùi thơm. Nhựa nầy dùng để chế ra chất long não để trong tủ quần áo cho quần áo có mùi thơm và tránh được các loại vật nhỏ ăn gặm quần áo. Dầu mùi thơm được chế tạo từ nhựa long não gọi là long não du . Ngoài ra còn có long đởm hay long tu là một loài cỏ sống lâu năm, rễ dùng làm thuốc; long tu thái là một thứ rong biển màu trắng, dùng làm thực phẩm; long nhãn là một loại nhãn ngọt cơm dầy, hạt nhỏ, mùi thơm; long nhãn cũng là trái lệ chi, còn gọi nôm na là trái vải; long tôn là măng tre, và long quỳ là một thứ cây có lá hình trứng, hoa nhỏ màu trắng; loại cây nầy có chất độc.
Thêm vào, long cũng có nghĩa tốt, thịnh, cao, hoặc cao đẹp. Với nghĩa nầy chúng ta có: Long trọng = lớn lao, trọng thể, rình rang; long chuẩn = lỗ mũi cao; long ân là ơn cao trọng; long hưng = sung túc phát đạt; long ái là tình thân ái sâu đậm.
Trong động vật có long diên hương một hương liệu lấy từ nội tạng của cá voi. Nguyên thuỷ, người ta thấy chất nầy nổi trên mặt nước, không biết là chất gì nên gọi nó là long diên có nghĩa là nước miếng của con rồng. Ngoài ra còn có rồng và phụng (long và phụng) đi chung để chỉ người hiền tài, hoặc người có tướng mạo tốt. Trong động vật còn có long hà một loại tôm biển lớn, thịt chắc. Dân ta gọi loại nầy là tôm hùm. Long câu hay long mã là ngựa thuộc giống tốt.
Tuy không liên hệ đến vua, nhưng hầu hết những chữ đôi có chữ long đi chung trong thực vật và động vật kể trên đều có nghĩa là “rồng”, một con vật chỉ có trong trí tưởng tượng của Á Đông.
Long, Rồng và Vua
Người xưa tin rằng con rồng là con vật bảo vệ nhà vua, hay là tướng tinh của người sắp được làm vua hay đang làm vua. Chữ long, có nghĩa là con rồng, do đó liên hệ đến chữ vua một cách rộng rãi, mật thiết. Có thể nói trong tiếng Việt, những chữ Hán Việt (HV) dùng để chỉ tất cả những gì là vật dụng của vua đều bắt đầu bằng chữ long.
- Long án = bàn viết của vua.
- Long bào = áo vua;
- Long kỹ = ghế của vua,
- Long sàng = giường của vua,
- Long thuyền hay long châu = thuyền của vua đi;
- Long xa = xe của vua;
Ngoài ra còn có long nhan, long thể, và long đình để chỉ sắc diện, thân thể và tướng mạo của vua. Nhưng trong khoa tướng số, từ ngữ long đình dùng để chỉ những người có tướng mạo kỳ dị. Trong dân chúng, khi tả một người nào đó không được khỏe mạnh thì người ta đùa bằng câu: Anh ấy có “long thể bất an, long nhan bất ổn.”
Thêm vào chúng ta có vua rồng hay “long vương”. Chữ nầy dùng chỉ thần mưa, thần nước. Long vương cư ngụ ở long cung. Theo truyền thuyết thì long cung ở dưới biển, nhưng thật sự không ai biết mặt long vương ra sao, hay long cung ở nơi nào.
Ngoài ra, theo chuyện xưa, long môn còn có nghĩa là nơi nước chảy mạnh, con cá nào vượt qua được thì hóa ra rồng. Khi gặp được người hiền tài, người ta cũng dùng chữ long môn để chỉ người đó. Người vừa thi đậu cũng còn được gọi là người vừa được qua long môn hay qua cửa rồng. Ca dao:
Bao giờ cho cá hóa long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa.
Trong các từ HV còn có long phi = rồng bay, dùng để chỉ sự lên ngôi vua của một người, ví như rồng bay lên cao. Thêm vào còn có long tiềm hay long bàn = rồng còn ở ẩn náo, chỉ một người hay, có tài, có thể làm vua nhưng chưa có cơ hội lên ngôi vua.
Dân Việt chúng ta hãnh diện là giống dân có “long phụ tiên mẫu” (cha rồng mẹ tiên.) Theo truyền sử vua Lạc Long của chúng ta là con rồng. Vua cưới Nàng Âu Cơ là con của Tiên trên trời. Do đó có thành ngữ trên.
Chữ long là rồng còn dùng trong những chữ có tính cách tượng trưng. Long bội tinh là một bội tinh cao quý của triều Nguyễn. Long mạch hay long huyệt = mạch đất có rồng hay khí thế của rồng trong đó, nếu cất nhà hay làm mả, con cháu sẽ được làm vua, hay được điều lành và giàu có. Long vân = rồng và mây, chỉ cơ hội tốt. Long đầu = đầu rồng, chỉ người đậu đầu khoa thi do vua làm chủ khảo. Người nầy còn được gọi là “trạng nguyên”. Từ ngữ “long đầu xa (hay xà) vĩ = đầu rồng đuôi rắn, chỉ những người ăn nói khoe khoang nhưng thật sự không có tài cán gì cả.
Trong động vật, hai chữ long và hổ (rồng và cọp) thường đi chung vì được coi là hai con vật mạnh. Sau nầy từ long hổ được dùng nhiều ở nghĩa bóng để chỉ cái gì tốt đẹp. Long bàn hổ cứ hay rồng nằm cọp ngồi, chỉ chỗ có địa thế hiểm trở; long hành hổ bộ = bước đi như rồng cọp, là bước đi của người có tướng tốt; bảng long hổ là bảng ghi tên những người thi đậu; long vân = rồng mây, là cơ hội tốt, đồng nghĩa với long vận.
Có chuyện vui nói rằng đồng hồ của vua hiệu longine, vua mua xe Toyota ở Longo, vua tắm biển ở Long Beach, và ông vua nhảy đầm giỏi gọi là vua “long mắc”.
Long mắc là gì hở mình?
Nhảy đầm thì phải lắc lắc cái mông nên gọi “long mắc”.
Lại chêm tiếng lái. Còn chuyện vua không mình?
Còn nhiều lắm mình ơi, xong chén rau nầy anh kể tiếp.
Hoàng và Vua
Trong tiếng Việt có chữ “hoàn” không có “g” ở cuối. Chữ nầy nhiều nghĩa rắc rối lắm và không dính líu gì tới “vua” nên anh bỏ qua một bên. Anh chỉ nói đến chữ “hoàng” (có “g” ở cuối) mà thôi. Ngay cả chữ hoàng nầy, tiếng TH có rất nhiều chữ với nhiều nghĩa khác nhau, nhưng chúng ta chỉ đọc ra âm “hoàng” thành ra có quá nhiều từ đồng âm khác nghĩa và rắc rối khi học tiếng Việt.
Chữ hoàng không liên hệ đến vua
Anh sẽ nói sơ sơ về những chữ hoàng không liên hệ đến vua cho mình nghe trước, sơ sơ thôi vì chẳng có gì hay lắm. Trước hết hoàng có nghĩa là người già. Nhưng ngược lại hoàng cũng có nghĩa là con trẻ từ 3 tuổi trở xuống.
Làm sao phân biệt chữ nào đi với nghĩa nào hở mình?
Nếu ai giỏi chữ Tàu hay còn gọi là chữ Hán, họ biết ngay. Nhưng trường hợp của “qua” đây, qua chỉ biết học thuộc lòng những nghĩa đó và tuỳ theo trương hợp của nội dung câu văn mà “đoán” ra. Để qua nói tiếp cho em nghe về những chữ hoàng khác.
Hoàng = một bộ phận mỏng, nhỏ trong cây kèn, hay ống sáo; nhờ nó mới thổi ra âm thanh.
Hoàng = một hóa chất (lưu hoàng hay lưu huỳnh). Hoàng = sợ như trong kinh hoàng.
Hoàng = tên của một loài chim (phượng hoàng). Hoàng = tên của một loài sâu keo.
Hoàng = cái rảnh đào chung quanh một thành quách hay một lâu đài, để dùng làm chướng ngại nhằm bảo vệ thành khi bị tấn công.
Hoàng = tên của nhiều loại cây cỏ như hai cây hoàng bá, và hoàng cầm dùng trong đông y; hoàng cách lan là một loại hoa lan sống nhờ vào một thân cây lớn khác.
Hoàng = ánh sáng hay sáng tỏ. Nhưng khi chữ hoàng nầy đi đôi với chữ “hôn” (là tối) thì hoàng hôn có nghĩa là buổi chiều lúc chạng vạng tối khi mặt trời sắp và vừa khất bóng ở chân trời. Trong văn chương, hoàng hôn là một trong những chữ được dùng đến rất nhiều trong văn thơ tả cảnh.
Mình kể vài thí dụ cho em nghe đi mình.
O.K.
Trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan có câu:
Trời chiều bãng lãng bóng hoàng hôn
Huy Cận cũng có viết trong bài Trường giang:
Lòng quê dờn dợn vời non nuớc
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Hoàng còn là một “họ” của Trung Hoa và người Việt như Hoàng Hoa Thám, và tên một con sông rất lớn và nổi danh vì lượng nước chảy mạnh và vì việc thay đổi cửa sông: Hoàng hà.
Hoàng đạo là con đường mà trái đất xoay quanh mặt trời (đi trọn một vòng là một năm). Chữ hoàng đạo còn có nghĩa là ngày lành, ngày tốt. Trong các lịch sách VN có thể tìm thấy “ngày hoàng đạo.” Hoàng giáp là người đậu phó tiến sĩ trong những kỳ thi ngày xưa, thời Nho giáo dùng chữ Hán khi đi thi.
Nhiều quá làm sao nhớ hết hở mình?
Có người nhớ nhiều, biết nhiều nhờ đọc sách. Có người biết nhưng ít dùng rồi quên, và lẽ dĩ nhiên cũng có nhiều người không biết vì chưa học, chưa đọc qua hay chưa nghe nói đến. Hồi xưa Anh học môn Việt văn ở chương trình trung học VN mỗi năm học thêm một số chữ mới, đọc đi đọc lại riết rồi nhớ được một số khá nhiều cưng ơi. Nhưng còn rất nhiều chữ đi đôi với chữ hoàng, anh đành chịu thua không nhớ nổi.
Trường hợp những người như cưng còn bết hơn nữa vì lúc nhỏ ở nhà nói tiếng Việt, ở trường thì theo học chương trình Tây, nói tiếng Tây, đọc sách Tây cho đến hết trung học, ra đường lại chỉ dùng một số tiếng Việt thông thường. Do đó cưng không biết được nhiều những chữ có nhiều nghĩa trong tiếng Việt, nhứt là khi những chữ đó lại là tiếng HV ít dùng trong văn nói nên cưng thường hay dùng sai hay hiểu sai. Anh kể quá nhiều những nghĩa của một chữ, người thường nghe cũng dễ chán lắm, chớ đừng nói gì tới cưng.
Không chán đâu, mình kể tiếp cho em nghe đi. Miễn mình lồng vào đó câu chuyện đặc biệt hay chuyện cười thì em thích hơn.
Trở lại với chữ hoàng là người già. Chữ hoàng nầy cũng có nghĩa là màu vàng. Đây mới là một trong hai chữ hoàng liên hệ đến “vua”.
Chữ hoàng là vàng rất thông dụng trong tiếng Việt.
Chúng ta có rất nhiều chữ hoàng (màu vàng) không liên hệ đến vua. Thí dụ hoàng chũng = chũng tộc da vàng. Trong động vật có hoàng yến = chim yến nhỏ có lông màu vàng; hoàng xa (hay xà = rắn); hoàng long (rồng); hoàng trùng (châu chấu). Trong kim loại có hoàng đồng = một hợp kim màu ửng vàng (gồm có đồng đỏ pha thiết và nhôm). Ngoài ra còn có hoàng lạc = lá vàng rơi xuống đất vào mùa thu; hoàng lạp = sáp màu vàng; hoàng lân hay tiếng khoa học còn gọi là phốt pho, màu vàng; hoàng kỳ = cờ vàng; hoàng đãn là bệnh da vàng do gan không hoạt động bình thường; hoàng thủy sang, bệïnh lở da chảy ra nước vàng.
Nói tới đây anh mới nhớ ra, trong thực vật có nhiều loại cây có bông vàng hay liên hệ đến màu vàng. Anh kể ra một số sau đây. Trước hết có hai cây dùng làm thuốc trong đông y, đó là cây hoàng kỳ là tên của một loài dây bò trên mặt đất; và cây hoàn liên, có hột màu vàng. Kế đến là hoàng cúc và hoàng mai là hai cây kiểng có hoa màu vàng; một cây tượng trưng cho mùa thu và cây kia tượng trung cho mùa xuân (mai).
Hoàng và Vua
Những chữ hoàng (màu vàng) vừa nói không liên hệ gì đến “vua”.
Nhưng ngày xưa những gì liên quan đến vua lại dùng màu vàng, nhứt là khi trang hoàng trong các buổi lễ trọng, dân chúng không được dùng màu nầy. Đặc biệt, chiếc áo của nhà vua thường là màu vàng và có thêu hình rồng: Áo “hoàng bào”.
Còn chữ hoàng trong “ông hoàng, bà chúa” có liên hệ gì đến màu vàng không hở mình?
Không, hoàn toàn không. Đây là chữ hoàng khác liên hệ trực tiếp với vua. Chữ hoàng nầy có nghĩa là lớn, đẹp, tốt và cũng có nghĩa là cao trọng tức có nghĩa là vua vì dưới chế độ có vua cai trị, vua là người cao trọng nhất.
Bắt đầu chữ “hoàng” nầy, chúng ta có cao nhất là…, là ai mình có biết không?
Hoàng đế chứ gì?
Không phải.
Cha của hoàng đế?
Không phải.
Ông nội của hoàng đế?
Không phải. Mình cho anh “mi” một cái đi, anh sẽ nói cho mình nghe.
Ừ, tui chịu rồi, nhưng hứa đến tối mới cho “mi”. Bây giờ không được vì mấy đứa nhỏ nó cười; lý do thứ hai là đang ăn mắm, “mi” trên má thì hôi má người ta.
Thôi được, anh nhận “rain check” (cho thiếu chịu).
Trên cao nhất theo sự tin tưởng của dân Việt là “Ông Trời” do đó chữ hoàng cao nhất phải dành cho Ổng: Hoàng thiên, Ngọc hoàng hay Ngọc hoàng thượng đế. Trong khi thề thốt hay cúng vái, người ta hay khấn: xin Hoàng Thiên Hậu Thổ … chứng cho; nôm na là xin trời đất chứng giám.
Mình nói đến Ngọc hoàng làm em nhớ bài thơ khá buồn cười mà mình hay đọc, khi mình “nhậu” với bạn bè của mình. Nghe thét rồi em cũng thuộc luôn:
Hiu hiu gió thổi đầu non
Mấy người uống rược là con Ngọc hoàng
Ngọc hoàng ngồi tựa ngai vàng
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi
Tưởng rằng con uống con chơi
Ai ngờ con uống con rơi xuống sình.
Hay lắm. Mình làm anh nhớ đến lúc còn nhỏ vì anh thuộc bài nầy từ thuở thập niên 60.
Bên trên, anh đã nói những đồ vật của nhà vua bắt đầu bằng chữ long (rồng). Trong khi đó tất cả những người có liên hệ thân tộc, hay nôm na là bà con của “vua” đều bắt đầu bằng chữ “hoàng” cùng nghĩa với chữ hoàng trong hoàng thiên bên trên, và không dùng chữ long thay thế được.
Chúng ta có sáu chữ đồng nghĩa : Hoàng tộc, hoàng gia, hoàng phái, hoàng thất, hoàng thân và hoàng thống để chỉ chung tất cả bà con dòng họ của nhà vua.
Thêm vào còn có chữ Tôn Thất và Nguyễn Hựu. Hai chữ nầy dùng riêng cho bà con vua Nguyễn ở VN mà thôi. GS Lê Ngọc Huy có viết trong quyển “Tên họ người Việt Nam”:
“Theo quyết định của vua Minh Mạng thì con cháu của những người theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thì mang họ Tông Thất Nguyễn Phúc, còn con cháu của những người ở lại Bắc Hà mang họ Công Tánh Nguyễn Hựu”.
Ông cho biết thêm rằng sau đó vì cử tên vua Thiệu Trị (tên Miên Tông) nên đổi thành Tôn Thất Nguyễn Phúc, và sau nữa vì lý do thực dụng, chỉ dùng Tôn Thất và Nguyễn Hựu mà thôi.) Chúng ta quen thuộc với chữ Tôn Thất hơn vì liên hệ đến triều đình Huế. Gần đây ngoài họ Tôn Thất ra, chữ “tôn thất” dùng để chỉ những người có liên hệ đến hoàng tộc nhà Nguyễn.
Kế đến chúng ta có hàng tá những chữ hoàng sau đây liên hệ trực tiếp với chữ vua:
- Hoàng đế = vua một nước lớn hay một nước mạnh và đủ sức độc lập.
- Hoàng hậu, hoàng tử (còn gọi là điện hạ) là vợ và con vua; hoàng thái tử = người con sẽ nối ngôi vua.
- Nữ Hoàng = người đàn bà làm vua như Nữ Hoàng Elizabeth của nước Anh.
- Hoàng phụ = vua cha, nhưng không được phong thái thượng hoàng. Thái thượng hoàng = cha vua, đã về hưu.
- Hoàng khảo = cha vua khi đã chết.
- Hoàng thái hậu = mẹ vua.
- Hoàng bá, hoàng thúc, hoàng huynh, hoàng đệ, hoàng tỉ, hoàng muội, hoàng tôn và hoàng nhi là bác, chú, anh, em trai, chị, em gái, cháu, và con vua theo thứ tự các chữ đó.
Anh cần nói thêm về chữ hoàng đế. Bên Trung Hoa (TH) chữ nầy được dùng đời Tần Thủy Hoàng để chỉ ông vua của một đế quốc hay một nước rộng lớn. Nguyên thuỷ, chữ hoàng đế dùng để chỉ một người rất tài ba về nghề thuốc vào thời thượng cổ ở nước Trung Hoa.
Đặc biệt triều Nguyễn có một bà Hoàng thái hậu tên Phạm thị Hằng, dân Gò Công. Bà là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự Đức. Tự Đức tôn bà làm “Hoàng thái hậu”, hiệu là Từ Dũ.
Có phải tên hiệu Từ Dũ được dùng đặt tên cho nhà thương lớn ở đường Hồng Thập Tự (cũ) Saigon không mình?
Mình nói đúng. Con trưởng của chúng mình ra đời ở đây. Nhà sanh Từ Dũ hiện vẫn còn đó.
Sau khi Tự Đức băng hà, Bà trở thành Thái hoàng thái hậu, rồi Thái hoàng thái thái hậu. Theo tác giả Nguyễn Minh (trong Đặc san Tiền Giang – Hậu giang 2002), sau khi Tự Đức qua đời, Bà còn có mặt và chứng kiến sự phế, lập, hưng, suy, trong sáu đời vua tiếp theo của triều Nguyễn ((Dục Đức,(vua 3 ngày), Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh và Thành Thái.)).
Giai đoạn phế lập bốn vị vua sau Tự Đức là khoảng thời gian đen tối nhất của triều Nguyễn. Bà được mọi người trong triều Nguyễn kính trọng, nhưng bà không có quyền hành gì cả. Bà mất vào năm Thành Thái thứ mười ba (1901) lúc Bà được 90 tuổi.
Có thể nói đây là người đàn bà đặc biệt nhất của triều Nguyễn, cũng như của lịch sử đế chế ở VN. Bà đã là vợ của hoàng tử Miên Tông, sau nầy là vua Thiệu Trị. Nói khác đi, Bà là dâu của vua Minh Mạng.
Như vậy bà đã có mặt trong 9 đời của 13 vị vua triều Nguyễn. Tước hiệu cuối cùng của Bà là “Bác Huệ Thái hoàng thái thái hậu” do vua Đồng Khánh phong tặng với tất cả sự tôn kính.
Một điểm đặc biệt khác của triều Nguyễn là chỉ có một bà hoàng hậu (cũng dân miền Lục Tỉnh) “nói tiếng Pháp như gió”. Điều nầy thật ra không có gì đáng ngạc nhiên vì bà tốt nghiệp trung học Couvent des Oiseaux ở Pháp (trường dòng nổi tiếng về việc đào tạo nữ học sinh trung học), và vua Bảo Đại, người cũng đã học bên Pháp từ nhỏ.
Điều đáng nói là mối tình giữa bà và vua Bảo Đại là mối tình có nhiều sóng gió và sôi nổi. Lý do là vì bà là người theo đạo Công giáo. Việc vua Bảo Đại quyết định cưới bà là một điều tranh cãi rất nhiều, và rất gay go trong triều đình. Ở thời điểm đó triều đình vẫn theo phong tục thờ cúng ông bà. Và hầu hết các bà vua trước, kể cả bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) đều theo Phật giáo. Bức tường truyền thống nầy “rất cao và dày” (theo lời Bảo Đại). Triều đình không biết làm sao hòa hợp truyền thống với những lề luật của công giáo. (xin xem thêm chú thích ở cuối bài về giao thoại đối đáp giữa hoàng hậu tương lai và Bảo Đại về vấn đề tôn giáo. Nguồn gốc của giai thoại chỉ có tính cách chuyện vui bên lề, không phải sử liệu).
Nhưng sau cùng triều đình, với sự đồng ý của bà Từ Cung, chấp thuận cho cuộc hôn nhơn lương giáo nầy (và Tòa Thánh La Mã cũng chấp thuận). Bảo Đại phong bà làm Nam Phương Hoàng Hậu. Cuộc hôn nhơn nầy có thể xem như một cuộc cách mạng cho những cặp tình nhân lương giáo của thời đó. (Điều nầy cũng chứng tỏ vua Bảo Đại không phải là một ông vua có toàn quyền theo ý nghĩa của chữ “hoàng đế”.)
Trở lại chữ hoàng và vua. Còn có những chữ liên hệ đến vua nhưng không phải là bà con vua. Chúng ta có:
Hoàng cung = cung điện của nhà vua.
Hoàng thành = thành vua, cũng có nghĩa là tường thành chung quanh hoàng cung.
Hoàng ân = ân sũng hay ơn do vua ban cho như tiền bạc, báu vật, hay chức tước, phẩm hàm v.v.
Hoàng cực = ngôi vua.
Hoàng hiệu = tước hiệu hay tên hiệu mà vua đặt thêm cho mình như Gia Long là hoàng hiệu của vị vua đầu triều Nguyễn. Tên thực của Ông là Nguyễn Ánh.
Hoàng triều = triều đại vua. (ở VN, vùng cao nguyên miền Trung có một thời được gọi là “Hoàng triều cương thổ”.)
Còn chữ nào nữa không mình?
Anh chịu thua rồi. Để anh nói qua chữ “quân”
Quân và Vua
Cũng có nhiều chữ quân không liên hệ gì đến vua và có nhiều chữ quân liên hệ đến vua.
Quân khác nghĩa với vua
Không liên hệ gì đến vua, có những chữ quân sau đây:
Quân = con vật thuộc loài hưu; chữ nầy còn có nghĩa một bầy.
Quân cũng dùng trong tiếng chửi.
Quân = một đơn vị đo lường của TH gồm 30 cân.
Quân hay đoàn = cây tre.
Quân = bằng nhau, đều nhau, như: Quân bình = có thăng bằng, cân xứng. Quân điền = phép chia ruộng đồng đều cho quan, dân. Quân phân = chia đều nhau như quân phân tài sản. Quân thế = thế sức mạnh ngang nhau v.v…
Trong các chữ quân trên, chỉ có quân là cân bằng được dùng thường trong văn chương.
Quân = đội binh, lính, binh lính, và tất cả những gì thuộc về nhà binh. Chữ quân chỉ binh lính là chữ quân dùng nhiều nhất vì có rất nhiều những chữ đôi liên hệ đến đội binh và binh lính. Anh chỉ kể cho mình nghe một số chữ thôi.
Quân đội = chỉ chung đội ngũ, binh lính. Quân đoàn = đơn vị lớn nhất trong quân đội, gồm có nhiều sư đoàn. Quân dịch = việc nhà binh, nhưng cũng có nghĩa là phận sự phải đi lính. Quân y = ngành lo về sức khỏe trong quân đội. Quân nhân = lính. Quân nhu = ngành lo về tiếp liệu trong quân đội. Quân cụ = vật dụng của binh lính. Quân trường = trường huấn luyện đào tạo sĩ quan và binh lính. Quân phí = tài chánh trong quân đội. Quân hàm hoặc quân giai = cấp bực, hạng thứ trong quân đội. Quân pháp = luật lệ trong quân đội. Quân cảnh = cảnh sát lo thi hành luật lệ trong quân đội v.v.
Quân là Vua
Trước hết chỉ chữ quân nầy có nghĩa là vua, chúa, chủ nhân, hay người đáng cho ta kính trọng. Vì nghĩa cuối cùng chúng ta có những chữ mà vợ dùng gọi chồng như phu quân, lang quân, và gia quân.
Thế còn chồng gọi vợ (đáng kính trọng) bằng những từ gì vậy mình?
Anh đầu hàng, không biết. Có lẽ vì quan niệm ‘đàn ông’ làm chủ gia đình nên các chữ được đặt ra liên hệ tới đàn ông.
Trực tiếp đến vua chúng ta có:
- Quân chủ = vua, cũng có nghĩa do một vua cai trị như trong chữ kép “chế độ quân chủ”, hay “nước quân chủ”.
Trong nước quân chủ vua có toàn quyền không mình?
Tùy trường hợp:
Trong chế độ quân chủ chuyên chế, quyền hành của vua vô hạn định. Nếu vua tốt, biết lo cho nước cho dân thì dân nhờ. Ngược lại thì ráng chịu trăm bề cực khổ, đừng nói gì đến chuyện nhân quyền hay tự do tư tưởng hay tín ngưỡng. Chỉ có một nhân vật nào đó kéo được vây cánh, tạo thế lực và lật đổ ông vua xấu bằng bạo lực mà thôi. Người nầy nếu thắng, sẽ lập nên một triều đại mới và vòng lẩn quẩn tiếp tục: vua tốt dân nhờ, vua xấu, đành chịu khổ cho đến khi có người nào đó lật đổ vua xấu. (Ở VN ngày xưa tuy dân phải chịu chế độ quân chủ chuyên chế. Nhưng vua lại cho làng xã khá nhiều quyền riêng thuộc phạm vi làng xã. Vì vậy mới có câu: “Phép vua thua lệ làng”.)
Trong chế độ quân chủ lập hiến, hiến pháp định rõ phạm vi quyền hạn của vua và của dân. Tiêu biểu cho chế độ nầy là nước Anh (United Kingdom). Ở UK vua chỉ có quyền tượng trưng trong các lễ nghi của quốc gia, còn quyền cai trị thật sự do Nghị Viện và Thủ Tướng (tức theo dân chủ).
Nghe nói chuyện nhà của hoàng tộc Anh quốc thường bị các “báo lá cải” bên Anh quốc soi bói lắm phải không mình?
Đúng vậy, không những ở bên Anh quốc thôi, mà gần như báo chí ở khắp hoàn cầu đều khai thác những tin tức nầy. Ngoài báo, còn có hàng nhiều tá sách của Anh, Hoa Kỳ, và các nước Âu Châu viết về chuyện hoàng tộc Anh quốc. Mỗi cuốn khảo cứu về một khía cạnh khác nhau. Họ vẫn còn tiếp tục viết.
Mình kể sơ vài chuyện ngắn ngắn cho em nghe được không mình?
Được, nhưng thật hết sức sơ sài thôi nhé vì nói dài lạc ra khỏi đề tài “chữ vua đa dạng” của tiếng Việt.
Chuyện đầu tiên liên quan đến Hoàng đế của UK. Trong gần hai trăm năm đầu cai trị UK, các vị vua chỉ nói tiếng Đức (German) vì họ là người Đức. Mãi đến năm 1917, họ mới sáng lập và đặt cho Vương triều của họ một cái tên mới có vẻ “ăng lê” để che đậy nguồn gốc của họ vì tất cả thần dân của họ đều nói tiếng Anh. Hoàng đế George V (1917-36) là vị vua đầu tiên nói tiếng Anh không có giọng Đức.
Chuyện kế là chuyện tình tuyệt diệu. Theo luật lệ của Hoàng gia Anh, người con nào (trên danh sách kế vị) mà cưới người đã ly dị thì không được nối ngôi. Khi Hoàng Đế George V chết vào năm 1936, hoàng tử lớn nhất lên thay với đế hiệu Edward VIII. Ông vua nầy lại có một mối tình thơ mộng với một người Hoa Kỳ, đã 2 lần ly dị, tên Wallis Warfield Simpson. Đi ngược lại lời của các cố vấn hoàng gia và của Thủ Tướng Anh, Hoàng đế Edward đã từ bỏ ngai vàng để cưới bà Simpson. Ông nói câu bất hủ (trong lãnh vực tình yêu):
“Ngôi báu không có nghĩa gì cả nếu không có Wallis bên cạnh Trẫm.”
Mối tình đẹp quá hở mình. Em hỏi mình, ai đó cho mình làm vua và nếu phải chọn giữa ngai vàng và em mình chọn ai?
Một ngàn phần trăm anh chọn mình. Vì hiện giờ anh không là vua và mình không phải là hoàng hậu sao?
Mình xạo quá, thôi kể tiếp chuyện chữ quân em nghe.
Bề tôi xin tuân lệnh nữ hoàng.
Bây giờ trở lại các chữ “quân” liên quan đến vua. Chúng ta có:
- Trừ quân hay hoàng trừ là người sẽ kế nghiệp vua (còn gọi là thái tử).
- Minh quân = vua sáng suốt, biết làm điều tốt cho dân. Hôn quân = vua u tối, ham mê sắc dục, không lo việc nước.
- Quân đạo = bổn phân của vua. Quân mạng = lệnh truyền của vua để các quan theo đó thi hành. Quân quyền = quyền hành của vua.
- Quân, sư, phụ = Vua, thầy, cha. Trong giáo dục Khổng giáo, dưới chế độ quân chủ, sự kính trọng trong xã hội được sắp theo thứ tự trên; nói khác đi, thầy giáo ở trên người cha một bậc.
- Quân thân = vua và cha mẹ. Trong thơ Nguyễn Công Trứ có câu:
Nặng nề thay hai chữ quân thân
Đạo vi tử (đạo làm con) vi thần (làm nhân viên của vua) đâu có nhẹ.
- Quân thần = vua và tôi (tôi có nghĩa là dân chúng = subjects trong tiếng Anh). Chữ nầy trong tiếng Việt còn có nghĩa là giềng mối, trật tự.
- Quân tử = Từng chữ một có nghĩa vua, con. Nhưng quân và tử đi chung lại có nghĩa con người lý tưởng trong giáo dục Khổng giáo.
À em nhớ rồi, trong bài “tử và chết” mình có nhắc đến chữ “quân tử” nhưng lại chuồn luôn không giải thích.
Trí nhớ mình tốt quá. Anh thích có những học trò như mình. Để anh nói thêm.
Theo giáo dục của Khổng tử, quân tử là người tài ba lỗi lạc, nhưng là con người có đạo đức, biết tôn trọng luân lý, phẩm giá con người. Thêm vào, quân tử là người phải luôn luôn trau giồi kiến thức, chịu khó học hỏi thêm những điều mới. Nói khác đi đây là mẫu người thắm nhuần giáo dục nho gia một cách sâu rộng. Tóm lại đó là con người phẩm hạnh ngay thẳng, phẩm cách hoàn toàn, và biết thực hành những gì học hỏi vào cách xử thế. Đây là mẫu người sẵn sàng ra giúp việc công ích, kể cả việc phục vụ dân chúng trong những chức vụ công quyền.
Trong tiếng VN quân tử còn có nghĩa là người có tánh tình rộng rãi, khoan dung, cư xử nhã nhặn đẹp đẽ với người chung quanh. Ca dao có câu:
Dặn con con có nghe cho
Chọn người quân tử đói no cũng đành.
Hồ Xuân Hương cũng có thơ (bài Quả Mít?):
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng măn mó nhựa ra tay
Nhưng về sau, khi Tây học đã lấn thế, mẫu người quân tử theo kiểu Khổng, Mạnh, không còn được trọng vọng nữa và ai còn sống theo mẫu mực nầy có khi còn bị chế diễu cho. Mình có nghe hai câu nói giỡn sau đây không:
Quân tử nhứt ngôn là quân tử dại
Quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn.
Ngoài ra còn có thành ngữ “quân tử Tàu” (tức quân tử theo kiểu Tàu) có nghĩa là làm ra người đứng đắn, mẫu mực theo kiểu người quân tử của Nho giáo, để từ chối không chịu làm một việc gì đó.
Sẵn đây anh nói luôn kẻo quên. Hoa sen được gọi là “hoa quân tử” (theo văn phạm VN) hay “quân tử hoa” (theo văn phạm TH). Cây sen mọc ở trong những vùng lầy lội, bùn đất nơi đó thường có mùi hôi, nhưng hoa sen lại có vẻ cao quý và có mùi hương rất đặc biệt nên được gán cho tên “quân tử hoa”. Thơ VN có câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Sau hết trong chữ quân liên hệ đến vua có chữ quân vương. Theo học giả Đào Duy Anh quân là vua cai trị một lãnh địa nhỏ là vua chư hầu. Còn vương là vua cai trị một vùng rộng lớn. Nhưng khi dùng chung, quân vương có nghĩa là “vua”. Như trên đã nói, người ta gọi vua là “đấng quân vương”.
Nhiều chữ nói về vua quá hở mình. Em không có nghĩ ra điều đó.
Mình nói đúng, còn hai chữ nữa thôi, anh nói cho trót lót câu chuyện “vua” rắc rối nầy. Nghỉ ngang nửa chừng “óc trâu” hết trọi không được.
Mình lại dùng chữ lạ nữa rồi. “óc trâu” là gì hả mình?
Forget about it (hãy quên chữ đó), để anh nói tiếp chuyện chữ vương.
Vương và Vua
Mình có nhớ hai câu thơ “chơi chữ” của các nhà nho không? Hai câu đó là:
Rút ruột vương tam phân thiên hạ
Chặt đầu tây, bốn biển thái bình.
Anh biết là mình lại bắt anh giải thích rõ ràng hai câu nầy. Xin tha cho anh khỏi đi vào chi tiết, vì anh “dốt” chữ Hán (chữ Tàu). Đây là chữ “vương” mà anh muốn nói.
Nếu viết theo TH và rút bớt một nét đứng thì không còn chữ vương nữa mà chỉ còn lại ba gạch ngang, có nghĩa là “ba”. Nói khác đi “ai đó” đã nói là Tây (người Pháp) dẹp ông vua và chia nước VN ra ba phần để cai trị.
Một nhà nho khác nói: Chữ “Tây” viết theo lối Tàu, nếu rút bớt nét ở trên sẽ trở thành chữ “bình”. Một cách sơ lược, hai nhà nho nào đó đã vừa chơi chữ vừa diễn tả được sự kiện lịch sử, hoặc diễn tả được một giả định hay một điều ước muốn: nếu không có Tây sang chiếm VN thì VN còn được thái bình.
Cũng như các chữ “long”, “hoàng”, và “quân”, chữ vương trong tiếng Việt cũng có chữ đồng âm, khác nghĩa.
Vương không liên hệ đến Vua
Trước hết có chữ “vươn” (không “g”). Thật ra nếu đọc đúng thì không thể nói chữ nầy đồng âm với chữ vương (có “g”). Nhưng cứ nói ra cho vui vì tui không bao giờ đọc đúng. Vươn = chuyển mình vói tới, hay đi lên cao, tiến nhiều hơn. Chỉ có một nghĩa nầy nên thêm vào đây được, không rườm rà lắm. Ca dao có câu:
Anh hùng đâu phải khúc lươn
Khi cuộn thì ngắn khi vươn thì dài.
Cùng nghĩa nầy chúng ta có vươn vai (hay vung vai) cho đỡ mỏi, vươn lên cho kịp bạn bè, vươn lên để trở thành quốc gia phồn thịnh.
Bây giờ đến chữ “vương” có “g”. Vương = dính líu, vướng mắc, mang vào mình hay vào ý tưởng như vương vấn hay vấn vương. Trong thơ truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu, có câu:
Mối sầu đoạn thảm thêm vương vào long
Vương mang : mắc phải (bệnh tật).
Vương tơ = con nhện nhả tơ làm ra cái kén, nơi cư trú của nó. Người dùng kén để dệt ra tơ vải, làm quần áo. Vải tơ đắt hơn vải thường. Ca dao có câu:
Tằm vương tơ nhện cũng vương tơ
Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm.
Nghĩa bóng chữ vương tơ còn có nghĩa vương vấn về một chuyện tình hay một chuyện gì khác mà người ta phải làm để trả lại, hay không thể thoát ra được. Ca dao:
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ.
- Vương là họ của một gia tộc. Trong chữ TH viết giống như vương là vua, nhưng không liên hệ gì đến vua. TH có hai người họ Vương nổi danh. Đó là Vương An Thạch, một Tể tướng giỏi đời Tống. Ông nầy đặt ra nhiều nguyên tắc cai trị mới cho thời bấy giờ. Vương Dương Minh một nhà chính trị và cũng là tác giả nổi danh của chủ thuyết “tri hành hợp nhất” của đầu thế kỷ 16. VN có một học giả nổi danh họ Vương là ông Vương hồng Sển, mới mất vài năm gần đây.
Ts. Nguyễn Hữu Phước
Mình ơi, hôm nay em nấu mắm và rau cho mình ăn chịu hôn?
Hoan nghinh hai tay vì món nầy ăn khoái khẩu lắm. Bữa nay sao không N, M như thường lệ mà lại kêu “tui” bằng “mình” vậy?
Em bắt chước Cô Ba, Dượng Ba. Lần đầu, khi mới nghe họ gọi nhau, nghe “kỳ” quá hà. Nhưng thét rồi sao nghe dễ thương quá, nghe ngọt xớt hà, nên em bắt chước. Với lại mình hay nói về chuyện tiếng Việt phong phú, nên em gọi như vậy cho mình vui. Chịu hôn?
Chịu chớ sao không. Nhưng em còn biết chữ nào khác để gọi “tui” nữa hay không?
Xí, dễ ẹt hà. Tiếng Pháp Việt hóa thì có: Sê-ri (chéri). Tiếng Anh thì có honey, darling, my love, my dear. Chữ Việt có thể gọi bằng tên, anh, cưng, mình, bồ, người yêu của tôi, bạn đời, tía thằng Tèo, ông nội thằng Tý, tùy cơ hội, tùy trường hợp, tùy tuổi tác v.v.; còn chữ gì nữa không mình, em bí rồi.
Còn chớ. Trước hết là chữ “ai”. Chữ nầy hay lắm vì khi giận nhau hay khi nói bóng nói gió chữ “ai” dùng ngôi thứ nhất cũng được mà dùng để nói về “người kia” cũng được, như trong câu thơ:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
Kế đến có một chữ hơi xưa, ít nghe nói đến là chữ “bậu”.
Trong thơ vui VN có câu:
Qua với bậu không duyên không nợ
Bậu với qua nhì Tấn với Tần
Sống dương gian không được nằm gần
Thác âm phủ rẽ phân đôi ngã …
Nhưng anh thích nhất hai ba chữ sau đây. Khi mình giận anh mình nói lẫy : Thôi “bệ hạ” ơi, ông đừng có làm cao nữa. Hoặc khi mình năn nỉ anh : “Thôi ông vua của lòng em ơi, ái hậu của hoàng thượng biết lỗi rồi, xin hoàng thượng đừng giận nữa. Những chữ nầy mình học từ những “phim bộ” của Hồng Kông và Đài Loan.
Sau khi ăn một tô mắm và rau xong anh sẽ kể cho mình nghe chuyện chữ “vua” rắc rối. Mình chịu không?
Chịu chớ.
Vua là gì?
Ca dao Việt Nam (VN) có câu:
Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Theo tác giả Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ, “vua” được định nghĩa là: “Người cầm quyền cai trị một nước, cha truyền con nối”. Vua làm “chủ” của mọi người và mọi vật nên chế độ có vua gọi là chế độ quân chủ. Vua còn chỉ người cầm đầu một vùng. Thí dụ họ Đinh đã từng làm vua một cõi.
Trong tiếng Việt, chữ vua lại được dùng để chỉ một vài chuyện khác tùy theo trường hợp. Chúng ta dùng chữ vua để chỉ sự tài tình nào đó, có cả tốt lẫn xấu, không ai bì kịp. Thí dụ: Anh ấy là “vua” về đàn dương cầm, hay “vua” về nhạc rock. Hoặc: Anh ta là “vua cờ bạc” . Hay: Ông ấy là “vua bịp” chuyên môn lường gạt người khác. Đôi khi người ta còn ghép một từ khác vào từ vua để chỉ một sự mỉa mai hay chê bai một người nào đó. “Thằng đó mà vua (nhảy đầm) gì, nó chỉ là “vua cỏ” thì có. Từ đôi vua cỏ nói lái lại là “vỏ cua” để chỉ sự chế nhạo người đó, rằng người đó không giỏi gì cả.
Chỉ có vậy thôi mà mình nói “rắc rối” là làm sao?
Nếu tiếng vua chỉ có bao nhiêu chuyện đó thì không có gì hay để viết hoặc nói thành một câu chuyện thuộc loại tiếng Việt đa dạng. Nhưng khi tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ thấy chữ “vua” thật là phong phú và đa dạng thực sự, và có thể nói chữ vua nầy rắc rối một cách độc đáo.
Trước hết, dân Việt có rất nhiều chữ để chỉ vua: Thiên tử, hoàng đế, hoàng thượng, thượng hoàng, bệ hạ, đấng hoàng gia, đấng quân vương, đại vương, thánh quân, thánh thượng, chúa thượng, chúa công ngài ngự v.v… Khi vua nói chuyện với người khác vua xưng là “trẫm”.
Kế đến, có sáu “chữ” hay “từ” liên hệ đến “vua, người cầm đầu một nước”. Đó là “chúa, long, hoàng, quân, đế, và ngự.” Mỗi chữ trong năm chữ nầy đều đứng đầu những tiếng đôi trong đó có rất nhiều chữ liên hệ đến vua, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chữ Việt rắc rối thiệt mình hả.
Anh đã nói rồi mình quên đó? Nhờ rắc rối như vậy nên anh mới có job phụ dạy Việt văn bên nhà, chớ job chánh của anh là dạy Sử Địa. Mỗi lớp mỗi tuần học có 2 giờ dạy “hộc xì dầu”, dạy “té phở” mới chỉ hết có những giờ chính. Dạy thêm giờ phụ môn Sử Địa nữa chắc chết luôn. Em quên rồi sao?
Nhớ chớ làm sao quên được “ông tướng thầy ba” của tui. Mỗi lần gặp tui, không lo tán, cứ thao thao bất tuyệt những chuyện sử ký hồi xửa hồi xưa và chuyện địa lý năm châu bốn biển. Bây giờ già rồi lại sanh tật học thêm tiếng Việt để tán dóc dài dài, đám nào cũng chỉ nói có ba cái chuyện tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Việt trộn lẫn “hằm bà lằn” với nhau.
Nhờ đó mà bạn bè mời party đều đều đó “cưng” ơi. Bạn bè anh thích những chuyện lẩm cẩm, vô thưởng vô phạt, không phiền lòng ai hết. Thôi để anh nói chuyện rắc rối của chữ vua cho mình nghe.
Chúa và Vua
Hai chữ vua, chúa thường đi đôi với nhau.
Chúa là do chữ chủ viết y như chữ vương là vua trong tiếng Trung Hoa (TH). Vậy chúa cũng có nghĩa là vua, là người có quyền thay vua cai trị một vùng. Thành ngữ Việt có câu:
Chúa thánh tôi hiền; hoặc:
Ăn cơm chúa múa tối ngày
(có nghĩa là lãnh lương thì phải lo làm việc không nghỉ, làm cho xong việc).
Trong lịch sử VN dưới đời nhà Lê, còn có Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Đây là hai dòng họ được vua Lê phong tước và cấp cho nhiều quyềân trong việc cai trị. Sau nầy Chúa Nguyễn vào phương Nam, mở rộng thêm bờ cõi VN. Hai họ Trịnh Nguyễn dưới danh hiệu “chúa” đã đánh nhau trong một thời gian dài. Sau này chúa Nguyễn thống nhất sơn hà lập ra triều Nguyễn, cai trị VN từ 1802 cho đến 1945, năm mà vị vua cuối cùng là Bảo Đại thoái vị.
Thành ngữ VN cũng có câu “ông hoàng bà chúa” để chỉ những người có quyền thế.
- Chúa công = tiếng dùng để gọi vua, hay một người cầm đầu một nhóm người khởi nghĩa đánh lại vua để lật ngôi vua, nhưng người chủ đó chưa chánh thức làm vua.
- Công chúa hay công nương là tiếng gọi con gái của vua. Nhưng công nương cũng chỉ người đàn bà cao trọng.
Long và Vua
Trong tiếng Việt có hai chữ “lông” và “long”.
Chúng ta ai cũng biết lông (ô) đi liền với tóc và râu. ((Xin mở ngoặc ngay đây, chỉ nội có cái đầu, nhìn phía trước mặt đã có đủ ba từ: “Tóc” (phía trên trán), “lông” (từ lỗ mũi trở lên), và “râu” từ lỗ mũi xuống đến càm.)) Chúng ta hãy bỏ qua chữ nầy.
Long không liên hệ đến Vua
Nhưng còn chữ “long” (o) chúng ta ít để ý đến những đồng nghĩa của nó.
Trước hết long có nghĩa là lùa qua như lùa trâu hay long trâu qua song.
Long còn có nghĩa lung lay, rung rinh gần rớt ra như trong thành ngữ “đầu bạc răng long” hay long óc.
Kế đến chúng ta có long đong. Chữ nầy chỉ tình trạng khó khăn vất vả, khổ cực. Ca dao có câu:
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bề.
Trong khi đó thành ngữ long đông (ô) lại có nghĩa là mùa đông rất lạnh; và long hàn = tình trạng rất lạnh lẽo. Thêm vào còn có long hoa hội, môt buổi lễ hội làm chay đặc biệt của Phật giáo.
Ngoài ra còn chữ long nhong, tình trạng không có gì nhất định như đi chơi long nhong ngoài phố.
Long lốc có nghĩa là cuốn tròn và đi về một phía với tốc độ nhanh.
Sau chót có long lỏng là biến thể của chữ lỏng để chỉ tình trạng hơi lỏng chớ không được hoàn toàn lỏng.
Trong thực vật, chúng ta có long não là một “loại cây to, toàn cây đều có chất chương não (camphre) mùi thơm. Nhựa nầy dùng để chế ra chất long não để trong tủ quần áo cho quần áo có mùi thơm và tránh được các loại vật nhỏ ăn gặm quần áo. Dầu mùi thơm được chế tạo từ nhựa long não gọi là long não du . Ngoài ra còn có long đởm hay long tu là một loài cỏ sống lâu năm, rễ dùng làm thuốc; long tu thái là một thứ rong biển màu trắng, dùng làm thực phẩm; long nhãn là một loại nhãn ngọt cơm dầy, hạt nhỏ, mùi thơm; long nhãn cũng là trái lệ chi, còn gọi nôm na là trái vải; long tôn là măng tre, và long quỳ là một thứ cây có lá hình trứng, hoa nhỏ màu trắng; loại cây nầy có chất độc.
Thêm vào, long cũng có nghĩa tốt, thịnh, cao, hoặc cao đẹp. Với nghĩa nầy chúng ta có: Long trọng = lớn lao, trọng thể, rình rang; long chuẩn = lỗ mũi cao; long ân là ơn cao trọng; long hưng = sung túc phát đạt; long ái là tình thân ái sâu đậm.
Trong động vật có long diên hương một hương liệu lấy từ nội tạng của cá voi. Nguyên thuỷ, người ta thấy chất nầy nổi trên mặt nước, không biết là chất gì nên gọi nó là long diên có nghĩa là nước miếng của con rồng. Ngoài ra còn có rồng và phụng (long và phụng) đi chung để chỉ người hiền tài, hoặc người có tướng mạo tốt. Trong động vật còn có long hà một loại tôm biển lớn, thịt chắc. Dân ta gọi loại nầy là tôm hùm. Long câu hay long mã là ngựa thuộc giống tốt.
Tuy không liên hệ đến vua, nhưng hầu hết những chữ đôi có chữ long đi chung trong thực vật và động vật kể trên đều có nghĩa là “rồng”, một con vật chỉ có trong trí tưởng tượng của Á Đông.
Long, Rồng và Vua
Người xưa tin rằng con rồng là con vật bảo vệ nhà vua, hay là tướng tinh của người sắp được làm vua hay đang làm vua. Chữ long, có nghĩa là con rồng, do đó liên hệ đến chữ vua một cách rộng rãi, mật thiết. Có thể nói trong tiếng Việt, những chữ Hán Việt (HV) dùng để chỉ tất cả những gì là vật dụng của vua đều bắt đầu bằng chữ long.
- Long án = bàn viết của vua.
- Long bào = áo vua;
- Long kỹ = ghế của vua,
- Long sàng = giường của vua,
- Long thuyền hay long châu = thuyền của vua đi;
- Long xa = xe của vua;
Ngoài ra còn có long nhan, long thể, và long đình để chỉ sắc diện, thân thể và tướng mạo của vua. Nhưng trong khoa tướng số, từ ngữ long đình dùng để chỉ những người có tướng mạo kỳ dị. Trong dân chúng, khi tả một người nào đó không được khỏe mạnh thì người ta đùa bằng câu: Anh ấy có “long thể bất an, long nhan bất ổn.”
Thêm vào chúng ta có vua rồng hay “long vương”. Chữ nầy dùng chỉ thần mưa, thần nước. Long vương cư ngụ ở long cung. Theo truyền thuyết thì long cung ở dưới biển, nhưng thật sự không ai biết mặt long vương ra sao, hay long cung ở nơi nào.
Ngoài ra, theo chuyện xưa, long môn còn có nghĩa là nơi nước chảy mạnh, con cá nào vượt qua được thì hóa ra rồng. Khi gặp được người hiền tài, người ta cũng dùng chữ long môn để chỉ người đó. Người vừa thi đậu cũng còn được gọi là người vừa được qua long môn hay qua cửa rồng. Ca dao:
Bao giờ cho cá hóa long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa.
Trong các từ HV còn có long phi = rồng bay, dùng để chỉ sự lên ngôi vua của một người, ví như rồng bay lên cao. Thêm vào còn có long tiềm hay long bàn = rồng còn ở ẩn náo, chỉ một người hay, có tài, có thể làm vua nhưng chưa có cơ hội lên ngôi vua.
Dân Việt chúng ta hãnh diện là giống dân có “long phụ tiên mẫu” (cha rồng mẹ tiên.) Theo truyền sử vua Lạc Long của chúng ta là con rồng. Vua cưới Nàng Âu Cơ là con của Tiên trên trời. Do đó có thành ngữ trên.
Chữ long là rồng còn dùng trong những chữ có tính cách tượng trưng. Long bội tinh là một bội tinh cao quý của triều Nguyễn. Long mạch hay long huyệt = mạch đất có rồng hay khí thế của rồng trong đó, nếu cất nhà hay làm mả, con cháu sẽ được làm vua, hay được điều lành và giàu có. Long vân = rồng và mây, chỉ cơ hội tốt. Long đầu = đầu rồng, chỉ người đậu đầu khoa thi do vua làm chủ khảo. Người nầy còn được gọi là “trạng nguyên”. Từ ngữ “long đầu xa (hay xà) vĩ = đầu rồng đuôi rắn, chỉ những người ăn nói khoe khoang nhưng thật sự không có tài cán gì cả.
Trong động vật, hai chữ long và hổ (rồng và cọp) thường đi chung vì được coi là hai con vật mạnh. Sau nầy từ long hổ được dùng nhiều ở nghĩa bóng để chỉ cái gì tốt đẹp. Long bàn hổ cứ hay rồng nằm cọp ngồi, chỉ chỗ có địa thế hiểm trở; long hành hổ bộ = bước đi như rồng cọp, là bước đi của người có tướng tốt; bảng long hổ là bảng ghi tên những người thi đậu; long vân = rồng mây, là cơ hội tốt, đồng nghĩa với long vận.
Có chuyện vui nói rằng đồng hồ của vua hiệu longine, vua mua xe Toyota ở Longo, vua tắm biển ở Long Beach, và ông vua nhảy đầm giỏi gọi là vua “long mắc”.
Long mắc là gì hở mình?
Nhảy đầm thì phải lắc lắc cái mông nên gọi “long mắc”.
Lại chêm tiếng lái. Còn chuyện vua không mình?
Còn nhiều lắm mình ơi, xong chén rau nầy anh kể tiếp.
Hoàng và Vua
Trong tiếng Việt có chữ “hoàn” không có “g” ở cuối. Chữ nầy nhiều nghĩa rắc rối lắm và không dính líu gì tới “vua” nên anh bỏ qua một bên. Anh chỉ nói đến chữ “hoàng” (có “g” ở cuối) mà thôi. Ngay cả chữ hoàng nầy, tiếng TH có rất nhiều chữ với nhiều nghĩa khác nhau, nhưng chúng ta chỉ đọc ra âm “hoàng” thành ra có quá nhiều từ đồng âm khác nghĩa và rắc rối khi học tiếng Việt.
Chữ hoàng không liên hệ đến vua
Anh sẽ nói sơ sơ về những chữ hoàng không liên hệ đến vua cho mình nghe trước, sơ sơ thôi vì chẳng có gì hay lắm. Trước hết hoàng có nghĩa là người già. Nhưng ngược lại hoàng cũng có nghĩa là con trẻ từ 3 tuổi trở xuống.
Làm sao phân biệt chữ nào đi với nghĩa nào hở mình?
Nếu ai giỏi chữ Tàu hay còn gọi là chữ Hán, họ biết ngay. Nhưng trường hợp của “qua” đây, qua chỉ biết học thuộc lòng những nghĩa đó và tuỳ theo trương hợp của nội dung câu văn mà “đoán” ra. Để qua nói tiếp cho em nghe về những chữ hoàng khác.
Hoàng = một bộ phận mỏng, nhỏ trong cây kèn, hay ống sáo; nhờ nó mới thổi ra âm thanh.
Hoàng = một hóa chất (lưu hoàng hay lưu huỳnh). Hoàng = sợ như trong kinh hoàng.
Hoàng = tên của một loài chim (phượng hoàng). Hoàng = tên của một loài sâu keo.
Hoàng = cái rảnh đào chung quanh một thành quách hay một lâu đài, để dùng làm chướng ngại nhằm bảo vệ thành khi bị tấn công.
Hoàng = tên của nhiều loại cây cỏ như hai cây hoàng bá, và hoàng cầm dùng trong đông y; hoàng cách lan là một loại hoa lan sống nhờ vào một thân cây lớn khác.
Hoàng = ánh sáng hay sáng tỏ. Nhưng khi chữ hoàng nầy đi đôi với chữ “hôn” (là tối) thì hoàng hôn có nghĩa là buổi chiều lúc chạng vạng tối khi mặt trời sắp và vừa khất bóng ở chân trời. Trong văn chương, hoàng hôn là một trong những chữ được dùng đến rất nhiều trong văn thơ tả cảnh.
Mình kể vài thí dụ cho em nghe đi mình.
O.K.
Trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan có câu:
Trời chiều bãng lãng bóng hoàng hôn
Huy Cận cũng có viết trong bài Trường giang:
Lòng quê dờn dợn vời non nuớc
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Hoàng còn là một “họ” của Trung Hoa và người Việt như Hoàng Hoa Thám, và tên một con sông rất lớn và nổi danh vì lượng nước chảy mạnh và vì việc thay đổi cửa sông: Hoàng hà.
Hoàng đạo là con đường mà trái đất xoay quanh mặt trời (đi trọn một vòng là một năm). Chữ hoàng đạo còn có nghĩa là ngày lành, ngày tốt. Trong các lịch sách VN có thể tìm thấy “ngày hoàng đạo.” Hoàng giáp là người đậu phó tiến sĩ trong những kỳ thi ngày xưa, thời Nho giáo dùng chữ Hán khi đi thi.
Nhiều quá làm sao nhớ hết hở mình?
Có người nhớ nhiều, biết nhiều nhờ đọc sách. Có người biết nhưng ít dùng rồi quên, và lẽ dĩ nhiên cũng có nhiều người không biết vì chưa học, chưa đọc qua hay chưa nghe nói đến. Hồi xưa Anh học môn Việt văn ở chương trình trung học VN mỗi năm học thêm một số chữ mới, đọc đi đọc lại riết rồi nhớ được một số khá nhiều cưng ơi. Nhưng còn rất nhiều chữ đi đôi với chữ hoàng, anh đành chịu thua không nhớ nổi.
Trường hợp những người như cưng còn bết hơn nữa vì lúc nhỏ ở nhà nói tiếng Việt, ở trường thì theo học chương trình Tây, nói tiếng Tây, đọc sách Tây cho đến hết trung học, ra đường lại chỉ dùng một số tiếng Việt thông thường. Do đó cưng không biết được nhiều những chữ có nhiều nghĩa trong tiếng Việt, nhứt là khi những chữ đó lại là tiếng HV ít dùng trong văn nói nên cưng thường hay dùng sai hay hiểu sai. Anh kể quá nhiều những nghĩa của một chữ, người thường nghe cũng dễ chán lắm, chớ đừng nói gì tới cưng.
Không chán đâu, mình kể tiếp cho em nghe đi. Miễn mình lồng vào đó câu chuyện đặc biệt hay chuyện cười thì em thích hơn.
Trở lại với chữ hoàng là người già. Chữ hoàng nầy cũng có nghĩa là màu vàng. Đây mới là một trong hai chữ hoàng liên hệ đến “vua”.
Chữ hoàng là vàng rất thông dụng trong tiếng Việt.
Chúng ta có rất nhiều chữ hoàng (màu vàng) không liên hệ đến vua. Thí dụ hoàng chũng = chũng tộc da vàng. Trong động vật có hoàng yến = chim yến nhỏ có lông màu vàng; hoàng xa (hay xà = rắn); hoàng long (rồng); hoàng trùng (châu chấu). Trong kim loại có hoàng đồng = một hợp kim màu ửng vàng (gồm có đồng đỏ pha thiết và nhôm). Ngoài ra còn có hoàng lạc = lá vàng rơi xuống đất vào mùa thu; hoàng lạp = sáp màu vàng; hoàng lân hay tiếng khoa học còn gọi là phốt pho, màu vàng; hoàng kỳ = cờ vàng; hoàng đãn là bệnh da vàng do gan không hoạt động bình thường; hoàng thủy sang, bệïnh lở da chảy ra nước vàng.
Nói tới đây anh mới nhớ ra, trong thực vật có nhiều loại cây có bông vàng hay liên hệ đến màu vàng. Anh kể ra một số sau đây. Trước hết có hai cây dùng làm thuốc trong đông y, đó là cây hoàng kỳ là tên của một loài dây bò trên mặt đất; và cây hoàn liên, có hột màu vàng. Kế đến là hoàng cúc và hoàng mai là hai cây kiểng có hoa màu vàng; một cây tượng trưng cho mùa thu và cây kia tượng trung cho mùa xuân (mai).
Hoàng và Vua
Những chữ hoàng (màu vàng) vừa nói không liên hệ gì đến “vua”.
Nhưng ngày xưa những gì liên quan đến vua lại dùng màu vàng, nhứt là khi trang hoàng trong các buổi lễ trọng, dân chúng không được dùng màu nầy. Đặc biệt, chiếc áo của nhà vua thường là màu vàng và có thêu hình rồng: Áo “hoàng bào”.
Còn chữ hoàng trong “ông hoàng, bà chúa” có liên hệ gì đến màu vàng không hở mình?
Không, hoàn toàn không. Đây là chữ hoàng khác liên hệ trực tiếp với vua. Chữ hoàng nầy có nghĩa là lớn, đẹp, tốt và cũng có nghĩa là cao trọng tức có nghĩa là vua vì dưới chế độ có vua cai trị, vua là người cao trọng nhất.
Bắt đầu chữ “hoàng” nầy, chúng ta có cao nhất là…, là ai mình có biết không?
Hoàng đế chứ gì?
Không phải.
Cha của hoàng đế?
Không phải.
Ông nội của hoàng đế?
Không phải. Mình cho anh “mi” một cái đi, anh sẽ nói cho mình nghe.
Ừ, tui chịu rồi, nhưng hứa đến tối mới cho “mi”. Bây giờ không được vì mấy đứa nhỏ nó cười; lý do thứ hai là đang ăn mắm, “mi” trên má thì hôi má người ta.
Thôi được, anh nhận “rain check” (cho thiếu chịu).
Trên cao nhất theo sự tin tưởng của dân Việt là “Ông Trời” do đó chữ hoàng cao nhất phải dành cho Ổng: Hoàng thiên, Ngọc hoàng hay Ngọc hoàng thượng đế. Trong khi thề thốt hay cúng vái, người ta hay khấn: xin Hoàng Thiên Hậu Thổ … chứng cho; nôm na là xin trời đất chứng giám.
Mình nói đến Ngọc hoàng làm em nhớ bài thơ khá buồn cười mà mình hay đọc, khi mình “nhậu” với bạn bè của mình. Nghe thét rồi em cũng thuộc luôn:
Hiu hiu gió thổi đầu non
Mấy người uống rược là con Ngọc hoàng
Ngọc hoàng ngồi tựa ngai vàng
Thấy con uống rượu hai hàng lệ rơi
Tưởng rằng con uống con chơi
Ai ngờ con uống con rơi xuống sình.
Hay lắm. Mình làm anh nhớ đến lúc còn nhỏ vì anh thuộc bài nầy từ thuở thập niên 60.
Bên trên, anh đã nói những đồ vật của nhà vua bắt đầu bằng chữ long (rồng). Trong khi đó tất cả những người có liên hệ thân tộc, hay nôm na là bà con của “vua” đều bắt đầu bằng chữ “hoàng” cùng nghĩa với chữ hoàng trong hoàng thiên bên trên, và không dùng chữ long thay thế được.
Chúng ta có sáu chữ đồng nghĩa : Hoàng tộc, hoàng gia, hoàng phái, hoàng thất, hoàng thân và hoàng thống để chỉ chung tất cả bà con dòng họ của nhà vua.
Thêm vào còn có chữ Tôn Thất và Nguyễn Hựu. Hai chữ nầy dùng riêng cho bà con vua Nguyễn ở VN mà thôi. GS Lê Ngọc Huy có viết trong quyển “Tên họ người Việt Nam”:
“Theo quyết định của vua Minh Mạng thì con cháu của những người theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thì mang họ Tông Thất Nguyễn Phúc, còn con cháu của những người ở lại Bắc Hà mang họ Công Tánh Nguyễn Hựu”.
Ông cho biết thêm rằng sau đó vì cử tên vua Thiệu Trị (tên Miên Tông) nên đổi thành Tôn Thất Nguyễn Phúc, và sau nữa vì lý do thực dụng, chỉ dùng Tôn Thất và Nguyễn Hựu mà thôi.) Chúng ta quen thuộc với chữ Tôn Thất hơn vì liên hệ đến triều đình Huế. Gần đây ngoài họ Tôn Thất ra, chữ “tôn thất” dùng để chỉ những người có liên hệ đến hoàng tộc nhà Nguyễn.
Kế đến chúng ta có hàng tá những chữ hoàng sau đây liên hệ trực tiếp với chữ vua:
- Hoàng đế = vua một nước lớn hay một nước mạnh và đủ sức độc lập.
- Hoàng hậu, hoàng tử (còn gọi là điện hạ) là vợ và con vua; hoàng thái tử = người con sẽ nối ngôi vua.
- Nữ Hoàng = người đàn bà làm vua như Nữ Hoàng Elizabeth của nước Anh.
- Hoàng phụ = vua cha, nhưng không được phong thái thượng hoàng. Thái thượng hoàng = cha vua, đã về hưu.
- Hoàng khảo = cha vua khi đã chết.
- Hoàng thái hậu = mẹ vua.
- Hoàng bá, hoàng thúc, hoàng huynh, hoàng đệ, hoàng tỉ, hoàng muội, hoàng tôn và hoàng nhi là bác, chú, anh, em trai, chị, em gái, cháu, và con vua theo thứ tự các chữ đó.
Anh cần nói thêm về chữ hoàng đế. Bên Trung Hoa (TH) chữ nầy được dùng đời Tần Thủy Hoàng để chỉ ông vua của một đế quốc hay một nước rộng lớn. Nguyên thuỷ, chữ hoàng đế dùng để chỉ một người rất tài ba về nghề thuốc vào thời thượng cổ ở nước Trung Hoa.
Đặc biệt triều Nguyễn có một bà Hoàng thái hậu tên Phạm thị Hằng, dân Gò Công. Bà là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự Đức. Tự Đức tôn bà làm “Hoàng thái hậu”, hiệu là Từ Dũ.
Có phải tên hiệu Từ Dũ được dùng đặt tên cho nhà thương lớn ở đường Hồng Thập Tự (cũ) Saigon không mình?
Mình nói đúng. Con trưởng của chúng mình ra đời ở đây. Nhà sanh Từ Dũ hiện vẫn còn đó.
Sau khi Tự Đức băng hà, Bà trở thành Thái hoàng thái hậu, rồi Thái hoàng thái thái hậu. Theo tác giả Nguyễn Minh (trong Đặc san Tiền Giang – Hậu giang 2002), sau khi Tự Đức qua đời, Bà còn có mặt và chứng kiến sự phế, lập, hưng, suy, trong sáu đời vua tiếp theo của triều Nguyễn ((Dục Đức,(vua 3 ngày), Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh và Thành Thái.)).
Giai đoạn phế lập bốn vị vua sau Tự Đức là khoảng thời gian đen tối nhất của triều Nguyễn. Bà được mọi người trong triều Nguyễn kính trọng, nhưng bà không có quyền hành gì cả. Bà mất vào năm Thành Thái thứ mười ba (1901) lúc Bà được 90 tuổi.
Có thể nói đây là người đàn bà đặc biệt nhất của triều Nguyễn, cũng như của lịch sử đế chế ở VN. Bà đã là vợ của hoàng tử Miên Tông, sau nầy là vua Thiệu Trị. Nói khác đi, Bà là dâu của vua Minh Mạng.
Như vậy bà đã có mặt trong 9 đời của 13 vị vua triều Nguyễn. Tước hiệu cuối cùng của Bà là “Bác Huệ Thái hoàng thái thái hậu” do vua Đồng Khánh phong tặng với tất cả sự tôn kính.
Một điểm đặc biệt khác của triều Nguyễn là chỉ có một bà hoàng hậu (cũng dân miền Lục Tỉnh) “nói tiếng Pháp như gió”. Điều nầy thật ra không có gì đáng ngạc nhiên vì bà tốt nghiệp trung học Couvent des Oiseaux ở Pháp (trường dòng nổi tiếng về việc đào tạo nữ học sinh trung học), và vua Bảo Đại, người cũng đã học bên Pháp từ nhỏ.
Điều đáng nói là mối tình giữa bà và vua Bảo Đại là mối tình có nhiều sóng gió và sôi nổi. Lý do là vì bà là người theo đạo Công giáo. Việc vua Bảo Đại quyết định cưới bà là một điều tranh cãi rất nhiều, và rất gay go trong triều đình. Ở thời điểm đó triều đình vẫn theo phong tục thờ cúng ông bà. Và hầu hết các bà vua trước, kể cả bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) đều theo Phật giáo. Bức tường truyền thống nầy “rất cao và dày” (theo lời Bảo Đại). Triều đình không biết làm sao hòa hợp truyền thống với những lề luật của công giáo. (xin xem thêm chú thích ở cuối bài về giao thoại đối đáp giữa hoàng hậu tương lai và Bảo Đại về vấn đề tôn giáo. Nguồn gốc của giai thoại chỉ có tính cách chuyện vui bên lề, không phải sử liệu).
Nhưng sau cùng triều đình, với sự đồng ý của bà Từ Cung, chấp thuận cho cuộc hôn nhơn lương giáo nầy (và Tòa Thánh La Mã cũng chấp thuận). Bảo Đại phong bà làm Nam Phương Hoàng Hậu. Cuộc hôn nhơn nầy có thể xem như một cuộc cách mạng cho những cặp tình nhân lương giáo của thời đó. (Điều nầy cũng chứng tỏ vua Bảo Đại không phải là một ông vua có toàn quyền theo ý nghĩa của chữ “hoàng đế”.)
Trở lại chữ hoàng và vua. Còn có những chữ liên hệ đến vua nhưng không phải là bà con vua. Chúng ta có:
Hoàng cung = cung điện của nhà vua.
Hoàng thành = thành vua, cũng có nghĩa là tường thành chung quanh hoàng cung.
Hoàng ân = ân sũng hay ơn do vua ban cho như tiền bạc, báu vật, hay chức tước, phẩm hàm v.v.
Hoàng cực = ngôi vua.
Hoàng hiệu = tước hiệu hay tên hiệu mà vua đặt thêm cho mình như Gia Long là hoàng hiệu của vị vua đầu triều Nguyễn. Tên thực của Ông là Nguyễn Ánh.
Hoàng triều = triều đại vua. (ở VN, vùng cao nguyên miền Trung có một thời được gọi là “Hoàng triều cương thổ”.)
Còn chữ nào nữa không mình?
Anh chịu thua rồi. Để anh nói qua chữ “quân”
Quân và Vua
Cũng có nhiều chữ quân không liên hệ gì đến vua và có nhiều chữ quân liên hệ đến vua.
Quân khác nghĩa với vua
Không liên hệ gì đến vua, có những chữ quân sau đây:
Quân = con vật thuộc loài hưu; chữ nầy còn có nghĩa một bầy.
Quân cũng dùng trong tiếng chửi.
Quân = một đơn vị đo lường của TH gồm 30 cân.
Quân hay đoàn = cây tre.
Quân = bằng nhau, đều nhau, như: Quân bình = có thăng bằng, cân xứng. Quân điền = phép chia ruộng đồng đều cho quan, dân. Quân phân = chia đều nhau như quân phân tài sản. Quân thế = thế sức mạnh ngang nhau v.v…
Trong các chữ quân trên, chỉ có quân là cân bằng được dùng thường trong văn chương.
Quân = đội binh, lính, binh lính, và tất cả những gì thuộc về nhà binh. Chữ quân chỉ binh lính là chữ quân dùng nhiều nhất vì có rất nhiều những chữ đôi liên hệ đến đội binh và binh lính. Anh chỉ kể cho mình nghe một số chữ thôi.
Quân đội = chỉ chung đội ngũ, binh lính. Quân đoàn = đơn vị lớn nhất trong quân đội, gồm có nhiều sư đoàn. Quân dịch = việc nhà binh, nhưng cũng có nghĩa là phận sự phải đi lính. Quân y = ngành lo về sức khỏe trong quân đội. Quân nhân = lính. Quân nhu = ngành lo về tiếp liệu trong quân đội. Quân cụ = vật dụng của binh lính. Quân trường = trường huấn luyện đào tạo sĩ quan và binh lính. Quân phí = tài chánh trong quân đội. Quân hàm hoặc quân giai = cấp bực, hạng thứ trong quân đội. Quân pháp = luật lệ trong quân đội. Quân cảnh = cảnh sát lo thi hành luật lệ trong quân đội v.v.
Quân là Vua
Trước hết chỉ chữ quân nầy có nghĩa là vua, chúa, chủ nhân, hay người đáng cho ta kính trọng. Vì nghĩa cuối cùng chúng ta có những chữ mà vợ dùng gọi chồng như phu quân, lang quân, và gia quân.
Thế còn chồng gọi vợ (đáng kính trọng) bằng những từ gì vậy mình?
Anh đầu hàng, không biết. Có lẽ vì quan niệm ‘đàn ông’ làm chủ gia đình nên các chữ được đặt ra liên hệ tới đàn ông.
Trực tiếp đến vua chúng ta có:
- Quân chủ = vua, cũng có nghĩa do một vua cai trị như trong chữ kép “chế độ quân chủ”, hay “nước quân chủ”.
Trong nước quân chủ vua có toàn quyền không mình?
Tùy trường hợp:
Trong chế độ quân chủ chuyên chế, quyền hành của vua vô hạn định. Nếu vua tốt, biết lo cho nước cho dân thì dân nhờ. Ngược lại thì ráng chịu trăm bề cực khổ, đừng nói gì đến chuyện nhân quyền hay tự do tư tưởng hay tín ngưỡng. Chỉ có một nhân vật nào đó kéo được vây cánh, tạo thế lực và lật đổ ông vua xấu bằng bạo lực mà thôi. Người nầy nếu thắng, sẽ lập nên một triều đại mới và vòng lẩn quẩn tiếp tục: vua tốt dân nhờ, vua xấu, đành chịu khổ cho đến khi có người nào đó lật đổ vua xấu. (Ở VN ngày xưa tuy dân phải chịu chế độ quân chủ chuyên chế. Nhưng vua lại cho làng xã khá nhiều quyền riêng thuộc phạm vi làng xã. Vì vậy mới có câu: “Phép vua thua lệ làng”.)
Trong chế độ quân chủ lập hiến, hiến pháp định rõ phạm vi quyền hạn của vua và của dân. Tiêu biểu cho chế độ nầy là nước Anh (United Kingdom). Ở UK vua chỉ có quyền tượng trưng trong các lễ nghi của quốc gia, còn quyền cai trị thật sự do Nghị Viện và Thủ Tướng (tức theo dân chủ).
Nghe nói chuyện nhà của hoàng tộc Anh quốc thường bị các “báo lá cải” bên Anh quốc soi bói lắm phải không mình?
Đúng vậy, không những ở bên Anh quốc thôi, mà gần như báo chí ở khắp hoàn cầu đều khai thác những tin tức nầy. Ngoài báo, còn có hàng nhiều tá sách của Anh, Hoa Kỳ, và các nước Âu Châu viết về chuyện hoàng tộc Anh quốc. Mỗi cuốn khảo cứu về một khía cạnh khác nhau. Họ vẫn còn tiếp tục viết.
Mình kể sơ vài chuyện ngắn ngắn cho em nghe được không mình?
Được, nhưng thật hết sức sơ sài thôi nhé vì nói dài lạc ra khỏi đề tài “chữ vua đa dạng” của tiếng Việt.
Chuyện đầu tiên liên quan đến Hoàng đế của UK. Trong gần hai trăm năm đầu cai trị UK, các vị vua chỉ nói tiếng Đức (German) vì họ là người Đức. Mãi đến năm 1917, họ mới sáng lập và đặt cho Vương triều của họ một cái tên mới có vẻ “ăng lê” để che đậy nguồn gốc của họ vì tất cả thần dân của họ đều nói tiếng Anh. Hoàng đế George V (1917-36) là vị vua đầu tiên nói tiếng Anh không có giọng Đức.
Chuyện kế là chuyện tình tuyệt diệu. Theo luật lệ của Hoàng gia Anh, người con nào (trên danh sách kế vị) mà cưới người đã ly dị thì không được nối ngôi. Khi Hoàng Đế George V chết vào năm 1936, hoàng tử lớn nhất lên thay với đế hiệu Edward VIII. Ông vua nầy lại có một mối tình thơ mộng với một người Hoa Kỳ, đã 2 lần ly dị, tên Wallis Warfield Simpson. Đi ngược lại lời của các cố vấn hoàng gia và của Thủ Tướng Anh, Hoàng đế Edward đã từ bỏ ngai vàng để cưới bà Simpson. Ông nói câu bất hủ (trong lãnh vực tình yêu):
“Ngôi báu không có nghĩa gì cả nếu không có Wallis bên cạnh Trẫm.”
Mối tình đẹp quá hở mình. Em hỏi mình, ai đó cho mình làm vua và nếu phải chọn giữa ngai vàng và em mình chọn ai?
Một ngàn phần trăm anh chọn mình. Vì hiện giờ anh không là vua và mình không phải là hoàng hậu sao?
Mình xạo quá, thôi kể tiếp chuyện chữ quân em nghe.
Bề tôi xin tuân lệnh nữ hoàng.
Bây giờ trở lại các chữ “quân” liên quan đến vua. Chúng ta có:
- Trừ quân hay hoàng trừ là người sẽ kế nghiệp vua (còn gọi là thái tử).
- Minh quân = vua sáng suốt, biết làm điều tốt cho dân. Hôn quân = vua u tối, ham mê sắc dục, không lo việc nước.
- Quân đạo = bổn phân của vua. Quân mạng = lệnh truyền của vua để các quan theo đó thi hành. Quân quyền = quyền hành của vua.
- Quân, sư, phụ = Vua, thầy, cha. Trong giáo dục Khổng giáo, dưới chế độ quân chủ, sự kính trọng trong xã hội được sắp theo thứ tự trên; nói khác đi, thầy giáo ở trên người cha một bậc.
- Quân thân = vua và cha mẹ. Trong thơ Nguyễn Công Trứ có câu:
Nặng nề thay hai chữ quân thân
Đạo vi tử (đạo làm con) vi thần (làm nhân viên của vua) đâu có nhẹ.
- Quân thần = vua và tôi (tôi có nghĩa là dân chúng = subjects trong tiếng Anh). Chữ nầy trong tiếng Việt còn có nghĩa là giềng mối, trật tự.
- Quân tử = Từng chữ một có nghĩa vua, con. Nhưng quân và tử đi chung lại có nghĩa con người lý tưởng trong giáo dục Khổng giáo.
À em nhớ rồi, trong bài “tử và chết” mình có nhắc đến chữ “quân tử” nhưng lại chuồn luôn không giải thích.
Trí nhớ mình tốt quá. Anh thích có những học trò như mình. Để anh nói thêm.
Theo giáo dục của Khổng tử, quân tử là người tài ba lỗi lạc, nhưng là con người có đạo đức, biết tôn trọng luân lý, phẩm giá con người. Thêm vào, quân tử là người phải luôn luôn trau giồi kiến thức, chịu khó học hỏi thêm những điều mới. Nói khác đi đây là mẫu người thắm nhuần giáo dục nho gia một cách sâu rộng. Tóm lại đó là con người phẩm hạnh ngay thẳng, phẩm cách hoàn toàn, và biết thực hành những gì học hỏi vào cách xử thế. Đây là mẫu người sẵn sàng ra giúp việc công ích, kể cả việc phục vụ dân chúng trong những chức vụ công quyền.
Trong tiếng VN quân tử còn có nghĩa là người có tánh tình rộng rãi, khoan dung, cư xử nhã nhặn đẹp đẽ với người chung quanh. Ca dao có câu:
Dặn con con có nghe cho
Chọn người quân tử đói no cũng đành.
Hồ Xuân Hương cũng có thơ (bài Quả Mít?):
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng măn mó nhựa ra tay
Nhưng về sau, khi Tây học đã lấn thế, mẫu người quân tử theo kiểu Khổng, Mạnh, không còn được trọng vọng nữa và ai còn sống theo mẫu mực nầy có khi còn bị chế diễu cho. Mình có nghe hai câu nói giỡn sau đây không:
Quân tử nhứt ngôn là quân tử dại
Quân tử nói đi nói lại là quân tử khôn.
Ngoài ra còn có thành ngữ “quân tử Tàu” (tức quân tử theo kiểu Tàu) có nghĩa là làm ra người đứng đắn, mẫu mực theo kiểu người quân tử của Nho giáo, để từ chối không chịu làm một việc gì đó.
Sẵn đây anh nói luôn kẻo quên. Hoa sen được gọi là “hoa quân tử” (theo văn phạm VN) hay “quân tử hoa” (theo văn phạm TH). Cây sen mọc ở trong những vùng lầy lội, bùn đất nơi đó thường có mùi hôi, nhưng hoa sen lại có vẻ cao quý và có mùi hương rất đặc biệt nên được gán cho tên “quân tử hoa”. Thơ VN có câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Sau hết trong chữ quân liên hệ đến vua có chữ quân vương. Theo học giả Đào Duy Anh quân là vua cai trị một lãnh địa nhỏ là vua chư hầu. Còn vương là vua cai trị một vùng rộng lớn. Nhưng khi dùng chung, quân vương có nghĩa là “vua”. Như trên đã nói, người ta gọi vua là “đấng quân vương”.
Nhiều chữ nói về vua quá hở mình. Em không có nghĩ ra điều đó.
Mình nói đúng, còn hai chữ nữa thôi, anh nói cho trót lót câu chuyện “vua” rắc rối nầy. Nghỉ ngang nửa chừng “óc trâu” hết trọi không được.
Mình lại dùng chữ lạ nữa rồi. “óc trâu” là gì hả mình?
Forget about it (hãy quên chữ đó), để anh nói tiếp chuyện chữ vương.
Vương và Vua
Mình có nhớ hai câu thơ “chơi chữ” của các nhà nho không? Hai câu đó là:
Rút ruột vương tam phân thiên hạ
Chặt đầu tây, bốn biển thái bình.
Anh biết là mình lại bắt anh giải thích rõ ràng hai câu nầy. Xin tha cho anh khỏi đi vào chi tiết, vì anh “dốt” chữ Hán (chữ Tàu). Đây là chữ “vương” mà anh muốn nói.
Nếu viết theo TH và rút bớt một nét đứng thì không còn chữ vương nữa mà chỉ còn lại ba gạch ngang, có nghĩa là “ba”. Nói khác đi “ai đó” đã nói là Tây (người Pháp) dẹp ông vua và chia nước VN ra ba phần để cai trị.
Một nhà nho khác nói: Chữ “Tây” viết theo lối Tàu, nếu rút bớt nét ở trên sẽ trở thành chữ “bình”. Một cách sơ lược, hai nhà nho nào đó đã vừa chơi chữ vừa diễn tả được sự kiện lịch sử, hoặc diễn tả được một giả định hay một điều ước muốn: nếu không có Tây sang chiếm VN thì VN còn được thái bình.
Cũng như các chữ “long”, “hoàng”, và “quân”, chữ vương trong tiếng Việt cũng có chữ đồng âm, khác nghĩa.
Vương không liên hệ đến Vua
Trước hết có chữ “vươn” (không “g”). Thật ra nếu đọc đúng thì không thể nói chữ nầy đồng âm với chữ vương (có “g”). Nhưng cứ nói ra cho vui vì tui không bao giờ đọc đúng. Vươn = chuyển mình vói tới, hay đi lên cao, tiến nhiều hơn. Chỉ có một nghĩa nầy nên thêm vào đây được, không rườm rà lắm. Ca dao có câu:
Anh hùng đâu phải khúc lươn
Khi cuộn thì ngắn khi vươn thì dài.
Cùng nghĩa nầy chúng ta có vươn vai (hay vung vai) cho đỡ mỏi, vươn lên cho kịp bạn bè, vươn lên để trở thành quốc gia phồn thịnh.
Bây giờ đến chữ “vương” có “g”. Vương = dính líu, vướng mắc, mang vào mình hay vào ý tưởng như vương vấn hay vấn vương. Trong thơ truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu, có câu:
Mối sầu đoạn thảm thêm vương vào long
Vương mang : mắc phải (bệnh tật).
Vương tơ = con nhện nhả tơ làm ra cái kén, nơi cư trú của nó. Người dùng kén để dệt ra tơ vải, làm quần áo. Vải tơ đắt hơn vải thường. Ca dao có câu:
Tằm vương tơ nhện cũng vương tơ
Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm.
Nghĩa bóng chữ vương tơ còn có nghĩa vương vấn về một chuyện tình hay một chuyện gì khác mà người ta phải làm để trả lại, hay không thể thoát ra được. Ca dao:
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ.
- Vương là họ của một gia tộc. Trong chữ TH viết giống như vương là vua, nhưng không liên hệ gì đến vua. TH có hai người họ Vương nổi danh. Đó là Vương An Thạch, một Tể tướng giỏi đời Tống. Ông nầy đặt ra nhiều nguyên tắc cai trị mới cho thời bấy giờ. Vương Dương Minh một nhà chính trị và cũng là tác giả nổi danh của chủ thuyết “tri hành hợp nhất” của đầu thế kỷ 16. VN có một học giả nổi danh họ Vương là ông Vương hồng Sển, mới mất vài năm gần đây.
TỪ “VUA” TRONG TIẾNG VIỆT-Phần 2
TỪ “VUA” TRONG TIẾNG VIỆT-Phần 2
Ts. Nguyễn Hữu Phước
Vương và Vua
Những chữ Vương sau đây liên hệ đến Vua:
- Vương bá hay Vương đạo = Ngày xưa bên TH có ba ông vua trị dân bằng đức độ; do đó trị dân theo chính sách tốt gọi là vương đạo; ngược lại trị dân bằng quyền lực, ép uổng dân theo mình gọi là “bá đạo”. Chữ vương bá lúc đầu có nghĩa tạo dựng nên một nước để làm vua, nhưng vẫn còn là chư hầu của một nước lớn hơn.
- Vương chính = Chính sách trị dân của vua.
- Vương độ = đức hạnh và độ lượng của một vua.
- Vương giả = vua chúa, vua biết thương dân và lo cho dân, vua chân chính. Trong Cung Oán Ngâm Khúc có câu:
Đuốc vương giả chí công là thế
Chẳng soi cho đến khóe âm nhai;
Vương giả theo nghĩa rộng là người sang trọng như nói người đó ăn xài có vẻ vương giả quá. Ngoài ra còn có một loại lan có mùi thơm đặc biệt mang tên vương giả hương.
- Vương hậu hay vương phi = vợ của vua.
- Vương phụ hay phụ vương = vua cha. Chữ “vương phụ” dùng trong dân gian là tiếng con cháu dùng để gọi tổ phụ mình một cách trang trọng.
- Vương mệnh = mệnh lệnh của vua.
- Vương pháp = pháp luật do vua đặt ra. Vương nghiệp = tạo lập và cai trị được một nước rộng lớn.
- Vương phủ = nhà hay phủ đường của những người có tước vương.
- Vương thành = đô thành của vua (royal city).
- Vương thất = nhà của vua. Đồng nghĩa với vương thất có vương cung: cungđiện, nơi vua và gia đình cư trú. (Đặc biệt VN có dùng chữ “vương cung thánh đường” để chỉ nhà thờ lớn nhất của VN ở Saigon. Nhà thờ nầy còn có tên là “nhà thờ Đức Bà”.)
- Vương vị = ngôi vua.
Ngoài ra còn có vài ba chữ đôi sau đây cũng dùng chữ vương là vua, nhưng chỉ quan hệ gián tiếp với vua, hay có tính cách tượng trưng như:
- Vương công = thuộc về quý tộc; vương tôn = con cháu quan quyền; chữ nầy hay được dùng chung với chữ công tử (vương tôn công tử là con cháu người có quyền chức); vương tước = một tước rất cao trọng do vua phong (cao hơn cả 5 tước mà chúng ta thường nghe đến là: “Công, hầu, bá, tử, nam”.)
Thêm vào, trong giới văn nghệ còn dùng chữ tiếu vương để gọi các vua chọc cười hay vua hề. Có rất nhiều băng video mang tên Tiếu Vương Hội (nhiều vua cười trong một cuộn băng.)
Mình ơi, ngưng lại một chút, em đem chè đậu đỏ ra cho mình ăn “lai sét” uống nước trà nạm sen.
Ờ, trà đó thơm lắm, đừng cho anh uống trà “Thái Đức” mình nhé.
Lại nói lái rồi. Hình như bữa nào mình không nói lái là mình ngủ không yên phải không?
Mình không biết chớ khi đi dạy học, giảng hoài học trò ngủ hết. Lâu lâu phải chêm một chuyện lạ, một chuyện tiếu lâm hay một vài câu lái có liên quan đến bài mình đang dạy cho đỡ buồn ngủ vậy thôi. Ăn tiền là ở chỗ đó. Lớp học đầy nghẹt (ở những trường tư ngày xưa) cũng là ở chỗ đó. Anh không nịnh mình đâu, chè ngon thiệt.
Kể tiếp cho em nghe đi mình.
Đế và Vua
Bây giờ anh sang chữ “đế”. Y như mấy chữ trước (long, hoàng, quân, vương), chữ đế của VN có nhiều nghĩa vì có nguồn từ nhiều tiếng TH khác nhau.
Đế không liên hệ đến Vua
Cũng như bên trên, anh chỉ nói sơ về những chữ “đế” không liên hệ đến vua.
- Đế = cái chân hay chỗ tựa bên dưới của một vật như đế giày, đế đèn . Đế = đè mạnh hay đánh mạnh; thí dụ nói ở HK mà đế ai thì có thể mang tội hành hung bằng bạo lực, bị tù nhiều năm. Đế nầy cũng có nghĩa châm thêm vào, châm chọc như “đế thêm vài câu” cho bỏ ghét.
- Đế = cột lại, thắt lại; chúng ta có đế giao = kết giao; đế ước = kết ước. Đế = tên của vài loại thực vật như cỏ đế = một loại lau sậy; rượu đế = rượu chế từ gạo; đế nầy còn có nghĩa là cái cuống hoa, hay nguồn gốc của sự vật.
Đế và Vua
Đế cũng có nghĩa là vua. Liên hệ đến chữ đế nầy chúng ta có:
- Thượng đế (còn gọi là Thiên Hoàng hay Ngọc Hoàng thượng đế = ông Trời. Trong công giáo, Đức Chúa Cha, Đức Giêsu, và Đức Chúa Thánh Thần tuy có 3 ngôi vị khác nhau nhưng chỉ có một “thể” gọi chung là Thiên Chủ, Thiên Chúa hay Thượng đế. Nói chung Thượng đế (God) là vị thần cao nhất trên trời.
- Đế vương = vua; thí dụ người đó có mạng đế vương, có số làm vua. Sau nầy chữ đế vương dùng để chỉ cuộc sống xa hoa, sang trọng. Bên VN có nhiều nhà hàng tổ chức một cách ăn chơi gọi là “ nhất dạ đế vương” (xa hoa như vua chúa trong một đêm); nếu ai chịu chi tiền đúng giá ấn định thì trong đêm đó “muốn gì có nấy”.
- Đế chế = chế độ có vua cai trị.
- Đế đô, đế kinh = thành phố nơi vua ở và làm kinh đô.
- Đế hệ = dòng dõi của vua.
- Đế hiệu = hiệu của vua cao nhất trong các vua cùng thời, hay của vua nào có đất rộng nhất. Một hoàng đế có thể có nhiều vương quốc chịu thần phục. Vua ở các nước nhỏ phải nộp lễ vật mỗi năm để chứng tỏ sự thần phục của nước mình.
- Đế nghiệp = sự nghiệp của một vua nào đó. Đế quyền = quyền vua trong một nước theo đế chế. Đế vị = ngôi vị hoàng đế. Cũng có nghĩa địa vị của một quốc gia hùng mạnh.
Ngoài ra còn có những chữ đôi liên hệ sau đây:
- Đế quân = tước hiệu của những người nổi danh do người đời gán cho.
- Đế quốc = nguyên thủy là quốc gia của hoàng đế ; sau nầy chữ đế quốc dùng để chỉ nước mạnh và ỷ thế mạnh để xâm chiếm một hay nhiều nước khác. Cộng sản VN lúc còn đánh nhau với HK, gọi HK là đế quốc.
(Chàng ngưng nói để uống trà, nàng hỏi tiếp)
Hết chưa mình?
Chưa. Anh muốn nói thêm một vài câu về “đế hệ” nhà Nguyễn. Theo tài liệu của GS Nguyễn Ngọc Huy, Vua Gia Long có 13 người con trai nhưng chỉ có 11 người có con cháu (hai người kia mất sớm). Vua Minh Mạng đặt ra mười một bài thơ để cho 11 người con Gia Long theo đó đặt tên cho con cháu để sau nầy dễ nhận liên hệ thân tộc của những thế hệ nối tiếp.
Bài của vua Minh Mạng đặt cho con cháu mình gọi là “đế hệ thi” hay “bài thơ đế hệ”, còn 10 bài cho các anh em kia gọi là “phiên hệ thi”. Trong phạm vi của cuộc nói chuyện hôm nay, anh chỉ kể mình nghe bài thơ đế hệ mà thôi.
Bài đế hệ thi nầy như sau:
Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Định Long Trường
Hiền Năng Cam Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương
Những chữ nầy là những chữ đầu cho tên của những người cùng thế hệ của con cháu vua Minh Mạng. Lẽ dĩ nhiên tất cả đều có họ là Nguyễn Phúc (N P). Nói khác đi, tất cả các con của vua Minh Mạng đều bắt đầu bằng chữ Miên như Nguyễn Phúc Miên Tông (sau nầy là vua Thiệu Trị), N P Miên Thẩm (tước phong Tùng Thiện Vương), N P Miên Trinh (tước phong Tuy Lý Vương). Hai người sau không có làm vua, chỉ được phong tước Vương, nhưng không có quyền hành gì.
Nhưng Minh Mạng muốn mà trời không cho, mặc dầu ông vua theo lý thuyết là “thiên tử” (con trời). Dòng dõi mới tới thế hệ với tên có chữ Vĩnh (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại) thì đế hệ nhà Nguyễn với 7 thế hệ (Gia Long, Minh Mạng, và 5 thế hệ theo câu đầu của bài đế hệ thi), và gồm 13 ông vua (nếu kể luôn vua Dục Đức, chỉ làm vua có 3 ngày).
Con lớn của Vĩnh Thụy là Bảo Long còn theo cách đặt tên trong bài thơ nầy.
Nhưng không hiểu vì sao vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San) lại dùng chữ Vĩnh San làm họ cho các con mình (như George Vĩnh San); lúc đó Ông đã bị Pháp đày qua đảo Reunion dưới danh hiệu Hoàng tử Vĩnh San. Việc dùng Vĩnh San làm họ là quyết định của Hoàng tử Vĩnh San hay vì sự kém hiểu biết của những người ghi sổ bộ Pháp, nhưng Ông không cải chính?
Với cách đặt tên con theo các chữ trong bài đế hệ thi và phiên hệ thi, việc nhận ra vai vế của các con cháu vua Minh Mạng và 10 anh em kia của ông được dễ dàng hơn.
Thí dụ những người cháu chắt của Minh Mạng có tên bắt đầu bằng chữ Bửu thì cùng một vai vế với những người cháu của Hoàng tử Cảnh có tên bắt đầu bằng chữ Cường (vì năm chữ đầu cho phiên hệ Hoàng tử Cảnh là: “Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng”. Nói rõ hơn, Ông Cường Để (tước hiệu Kỳ Ngoại Hầu) thuộc vai anh của Bửu Lân (vua Thành Thái), hay Bửu Đão (vua Khải Định) vì Hoàng tử Cảnh là anh của vua Minh Mạng.
Cũng như trên, chúng ta có Tráng Liệt và Tráng Cử (con của Cường Để) là cùng thế hệ, nhưng là vai anh của Vĩnh San (vua Duy Tân) hay Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).
Không biết thế hệ kế tiếp có còn giữ theo thứ tự bài thơ đế hệ bên trên hay không vì triều Nguyễn đã không còn nữa.
Ngự và vua
Kim luông có gái mĩ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi
Anh kể tiếp chuyện vua qua chữ ngự. Chúng ta có hai chữ ngự, chữ đầu có vài ba tiếng ghép không liên hệ gì đến vua và chữ sau có rất nhiều tiếng ghép liên hệ trực tiếp đến vua.
Ngự không liên hệ đến vua
Không liên hệ gì đến vua, có chữ ngự hay ngữ có nghĩa là ngăn ngừa, chận lại, chống đỡ, chống giữ. Thí dụ anh cảnh sát đứng “án ngự” tại cổng ïkhông cho ai vào gặp ông Chánh án. Những tiếng ghép gồm có: Ngự hàn = chóng lạnh, phòng ngừa lạnh như chiếc áo ngự hàn hay nôm na là “áo ấm”; ngự phòng hay phòng ngự = phòng ngừa, chống giữ; ngự vụ = chống xăm lăng; ngự hỏa = phòng ngừa lửa cháy; ngự chướng hoặc ngự khí = ngừa hơi độc hay chướng khí. Ngoài ra “ngự” còn là tên của một thứ đậu (Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ = LVĐ&LNT).
Ngự liên hệ đến vua
Chữ nầy dân xứ Huế biết và nghe nói đến rất nhiều vì kinh đô của vương triều nhà Nguyễn ở tại Huế. Sông Hương, Bến Ngự là hai “từ” thân thương của rất nhiều người Việt và là đề tài của không biết bao nhiêu văn, thơ, nhạc và họa.
Theo nguyên ngữ, “ngự” có nghĩa là đánh ngựa, hay thống trị, hoặc ngồi trên cao như vua ngự trên ngai vàng.
Thêm vào, tiếng ngự còn có nghĩa là cai trị như trong chữ ghép chế ngự hay thống ngự (bắt phải theo hay đặt hoàn toàn dưới sự điều khiển của một người về một vấn đề.)
Theo nghĩa rộng, ngự “là tiếng dùng riêng cho những việc làm của vua, hoàng hậu, thái thượng hoàng, hoàng thái hậu” (LVĐ&LNT).
Chúng ta có những tiếng ghép sau đây liên quan đến vua, hay những người hay chức vụ gần bên cạnh vua.
Ngài ngự = tiếng rất thông dụng ở miền miền Trung để chỉ vua; ngự lâm quân = lính phòng vệ của nhà vua. Khi vua Bảo Đại ở Đà Lạt, có một đội quân mang tên “ngự lâm quân” đóng ở đó.
Ngự lâm pháo thủ = chiếùn sĩ chuyên lo bảo vệ các vua của triều đình Pháp ngày xưa, lúc nước Pháp còn theo chế độ quân chủ.
Ngự đệ = em vua; ngự thê = đại danh từ ngôi thứ ba, vua dùng để gọi vợ mình (hoàng hậu).
Ngự y = thầy thuốc trong cung lo vấn đề sức khỏe của vua; ngự sử = quan chức đặt trách việc can ngăn nhà vua khi thấy nhà vua định cho thi hành những việc không đúng.
Ngự tiền = bên cạnh vua, gần kề với vua;
Ngự Tiền Đô Thống = một chức quan võ bên cạnh vua;
Ngự Tiền Đổng Lý (hoặc Tổng lý) = đây là vị trưởng của cơ quan có tên Ngự Tiền Văn Phòng. Cơ quan nầy là văn phòng lo về tất cả nhưng công văn trình lên vua để được phê chuẩn hay phát xuống các bộ để thi hành. Vị Ngự Tiền Đổng Lý đầu tiên của vua Bảo Đại là ông Phạm Quỳnh. Ông là người tốt nghiệp trường thông ngôn của Pháp và đã từng làm chủ bút tờ Nam Phong và là một học giả nổi tiếng của những thập niên đầu thế kỹ 20.
Ngự Tiền Chi Bửu Ấn = chiếc ấn dùng trong để đóng trên các chỉ dụ, sớ tấu và sổ sách của văn phòng nhà vua từ đời Minh Mạng về sau. Theo Bác sĩ Lê văn Lân (LVL ) đời Gia Long cũng đã có nhiều chiếc ấn và có một chiếc mang tên “Ấn Ngự Tiền”. Tuy nhiên những chiếc ấn nầy cách đúc chưa được hoàn bị. Đời Minh Mạng vì nhu cầu hành chánh, đã cho làm ra nhiều loại ấn khác nữa. Mỗi loại có tên riêng và dùng vào một phận sự hành chánh riêng, gọi chung là ấn ngự dụng. Thí dụ ấn Khâm văn, để đóng trên các giấy tờ liên quan đến giáo dục, ấn Tề Gia dùng trong giấy tờ thưởng phạt v.v. Trong số ấn nầy có chiếc “Ngự Tiền Chi Bửu” (LVL).
Sau đây là những tiếng ghép khác liên hệ đến việc làm của vua.
Ngự bút hay ngự thư = chữ do chính vua viết;
Ngự phê = lời phê của vua viết trên công văn, còn gọi là châu phê;
Bàn ngự phê = bàn giấy của vua Nguyễn. Bàn nầy để trong phòng làm việc của vua gọi là “phòng phê”. (LVL)
Ngự chế hay ngự thi = thơ do vua làm ra. Một số vua triều Nguyễn thường làm thơ. Những bài thơ nầy được gọi là những bài ngự thi. Vua Minh Mạng có “ngự chế” 11 bài ngự thi đặc biệt. Một bài có tên là đế hệ thi và mười bài gọi là phiên hệ thi đã nói ở phần trên.
Bài ngự thi nổi tiếng nhất là bài “Khóc Bằng Phi” của vua Tự Đức, ghi lại dưới đây. Còn nhiều bài ngự thi khác của vua Thiệu Trị và vài vị vua sau ít được biết đến.
Ớ Thị Bằng ơi đã mất rồi
Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi!
Mưa hè nắng cháy oanh không nói
Sớm ngõ trưa sân liễu đứng ngồi
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
Mối tình muốn dứt càng thêm bận
Mãi mãi đeo hoài cứ chẳng thôi.
Ngự cực hay ngự vũ = vua lên ngôi. Vua cai trị thiên hạ.
Ngự bào = áo của vua còn gọi là long bào. Ngự bào nhuộm khói = áo vua dính đầy khói súng sau khi đánh nhiều trận liên tiếp. Đây là một điển tích chỉ chiếc chiến bào của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).
“Vua Quang Trung cất binh ngày 30 tháng chạp năm Mậu thân thân (1788) ra Bắc đánh quân Thanh, đánh tan quân nhà Lê ở sông Giản thủy, bắt sống quân Thanh ở Phú xuyên, phá tan đồn giặc ở Hà hồi và Ngọc hồi, đến trưa mồng năm tháng giêng năm Kỷ dậu, lấy được Thăng long, thì áo bào bị thuốc súng nhuộm đen như mực.” (LV Đ&LNT)
Ngự danh = tên vua; ngự giá hay ngự xa = xe (kiệu hay xe có bánh xe) của vua. Ngự giá còn có nghĩa là đoàn tùy tùng của vua; ngự giá thân chinh = chính vua lên xe đi đánh giặc.
Ngự lãm = vua ngắm, xem.
Ngự lâm, ngự uyển hay ngự viên = khu vườn cây, kiển, hoa trong cung vua.
Ở Huế có một xóm tên là xóm Ngự Viên . Xóm nầy nằm cạnh đường Gia Hội ở Huế. Ngày xưa là khu vườn Thượng Uyển (Dòng Việt số 12). Thi sĩ Nguyễn Bính trên đường vào Nam, có ghé thăm Huế và sáng tác nhiều bài thơ, trong đó có bài “Xóm Ngự Viên”.
(Bài thơ nầy khá dài, chỉ ghi lại đây một số câu tượng trưng):
Lâu nay có một người du khách
Gió bụi mang về xóm Ngự Viên . .
Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên . . .
Đức vua một sớm đầu xuân ấy
Lòng đẹp theo trời, dạo Ngự Viên . . .
Ngự Viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên . . .
Hôm nay có một người du khách
Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên (Nguyễn Bính, 9-1941)
Ngự phòng = phòng của vua; ngự tọa, long kỷ, hay ngai vàng = chồ ngồi của vua. Ngự tọa còn có nghĩa là vua ngồi xuống (như xin mời Hoàng thượng ngự tọa).
Ngự thiện = vua ăn cơm; đồ ngự thiện là thức ăn của vua.
Theo Bác sĩ Bùi Minh Đức (BMĐ) có ghi trong quyển “Từ điển tiếng Huế” (TĐTH) là khi ngự thiện, chỉ có một mình vua ăn. Có một Thị vệ lo việc bới cơm và pha nước (được gọi là chầu thiện) . Ngoài ra còn có hai đường quan hầu chuyện với vua cho vui. Đội nấu ăn của vua là đội Thượng thiện. Vua ăn trong chén sứ men xanh (loại chén đặt từ bên Trung Hoa làm riêng biệt cho hoàng triều Việt Nam; màu xanh đặc biệt nầy được các nhà khảo cổ Pháp đặt tên là “Bleu de Huế” hay “màu xanh Huế”). Hiện nay các chén sứ men xanh nầy có giá rất cao vì đã thuộc loại đồ cổ ngoạn của VN. Không biết các món đồ sứ nầy còn nằm trong thành Nội ở Huế hay không vì nghe nói nhiều món cổ vật đã bị “chôm” để bán ra ngoài.
Chuối ngự . Theo ông Tâm Đạo (Tôn Thất Trình), chuối ngự còn có tên chuối Cau quảng, hay chuối Đồng Nai. Nhưng ông thêm: “Chuối ngự có lẽ là giống chuối Đồng Nai, Gia Định đưa ra, vì Đồng Nai Gia Định là nơi căn cứ cơ bản của triều đại nhà Nguyễn”.
Bến Ngự = một địa danh trên bờ sông An Cựu.
Biệt danh “ông già Bến Ngự” chỉ ông Phan Bội Châu vì ngày trước ông có nhà ở đó. Nghe nói nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã để ra rất nhiều thì giờ nghiên cứu các giọng hò Huế mới sáng tác bản nhạc vượt thời gian, gắn liền với xứ Huế, bản “Đêm tàn Bến Ngự”.
Núi Ngự bình. “Núi Ngự Bình chỉ cao có 104 mét, cách bờ sông hương 3km được vua chúa Nguyễn dùng làm ‘tiền án’ theo nguyên lý phong thuỷ” (theo Trần Quốc Vượng, trong TĐTH, BMD).
Núi Ngự là đề tài văn thơ của rất nhiều văn sĩ.
. . .Ra đi biền biệt phương trời
Vọng về quê Mẹ nghe đời đáng cay
Hàng cây Núi Ngự khô gầy
Hương giang vẩn đục bùn lầy lầm than
(Bùi Văn Sớm)
Hoặc:
Ai đi về Huế cho ta nhắn
Thăm lại sông Hương, núi Ngự Bình
(Tâm Đạo).
Thi sĩ nổi tiếng cùa vùng Hà tiên, Đông Hồ cũng có làm thơ về sông Hương núi ngự:
Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ.
Những câu hò Huế cũng ghi dấu núi Ngự Bình:
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Đưa tay trao bức thư phong
Hỏi thăm bên bạn đã bằng lòng chưa?
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Em đây vốn thiệt chưa chồng
Núi cao sông rộng biết ghi lòng cùng ai
(Bửu Biển) .
Sông Ngự Hà = đây là một “con sông chảy từ Kim Long về Bao Vinh, nhưng đã bị đào đổi hướng khi xây kinh thành Huế. Sông này chảy từ sông Kẻ vạn ở mặt Tây, thông đến mặt đông của Kinh Thành Huế ở cống Thủy Quan, rồi chảy vào sông Đông Ba. Tên được đặt từ thời Minh Mạng thứ 6 (1925).
Trên sông Ngự Hà có ba cây cầu: cầu Ngự Hà hay cầu Kho, cầu Khánh Ninh, và cầu Vĩnh Lợi.” (Theo Nguyễn Châu và Đoàn văn Thông, trích trong TĐTH, BMĐ).
Nhiều“bến ngự” khác bị chìm trong quên lảng?
Trước khi lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long, chúa Nguyễn Phúc Ánh hay Nguyễn Ánh đã có một thời gian khốn khổ, bôn ba khắp miền “Lục Tỉnh” (miền đất sau nầy có một thời gian có tên là Nam Kỳ hay Cochinchine, một phần của nước VN chịu chế độ thuộc địa của Pháp và gồm có 21 tỉnh.)
Có thể nói là miền “lục tỉnh” là chiếc nôi cho cơ đồ nhà Nguyễn.
Trong 20 năm bôn đào gần khắp các nơi của miền nầy, ông vẫn bền chí tạo dựng lại cơ nghiệp. Chính miền Lục tỉnh đã:
Che chở ông trong lúc ông trải qua những bước đường cùng vì bị Tây Sơn đuổi rượt.
Cung cấp lương thực nuôi sống ông, và quân binh của ông.
Cung cấp cho ông nhân lực, kể cả những tướng lãnh trung kiên nhất của ông, để ông đánh bại Tây Sơn sau nầy và dựng nên đế nghiệp đế.
Do đó không có gì ngạc nhiên khi miền “Đồng Nai Gia Định” (một tên khác của miền “Lục tỉnh) có nhiều địa danh do Nguyễn Ánh chỉ định hoặc do dân chúng địa phương đặt ra vì sự có mặt của Nguyễn Ánh.
Theo tác giả Hứa Hoành, có một lần Chúa Nguyễn Ánh từ Xiêm (Thai Lan) kéo về, dừng quân ở vùng Nước Xoáy (sau nầy có tên mới là Hồi Oa). Vùng nầy:
“thuộc quận Lai Vung, phía Tây nam Sa Đéc, Nguyễn Ánh lưu lại khá lâu để dưỡng quân. Vì có nhiều kỹ niệm ở đây nên cho đặt tên ba làng liền nhau bắt đầu bằng chữ long. Đó là Long Hưng, Long Hậu . .và Long Thắng . . .”
Ngoài ra cũng ở vùng Nước xoáy nầy:
“có một di tích lịch sử gọi là “Cây đa bến ngự”, vì còn một gốc đa lớn cả chục người ôm không hết, tàng gie ra che kính một khoảng sông. Tương truyền lúc kéo quân về đây, chiều chiều Nguyễn Ánh hay ra bờ sông ngồi câu cá để bàn việc nước với các cận thần.”
Thêm vào, ở tỉnh Châu đốc có một quận mang tên Hồng ngự. Cũng theo học giả họ Hứa, ngày trước Cam bốt có dâng cho Chúa Nguyễn một vùng đất gồm luôn một phần của Châu đốc ngày nay. Vùng đó có tên Tầm phong luông hay Tầm phong long, (tiếng Khmer (Cam bốt) là Kompong luông có nghĩa “bến vua” hay “bến ngự”) và có lẽ chữ Hồng ngự do đó mà ra.
Xin nhắc lại là chúa Nguyễn Ánh trên đường lưu vong đã có một số vợ (không chánh thức) ở “Lục tỉnh”.
Thêm vào, triều Nguyễn có đến ba bà “hoàng quý phi” hay hoàng hậu là người của vùng đồng bằng miền Nam nầy : Vợ vua Minh Mạng; vợ vua Thiệu Trị (bà Từ Dủ, mẹ vua Tự Đức) và vợ vua Bảo Đại (Nam Phương Hoàng Hậu).
Do đó không biết miền Lục tỉnh còn có bao nhiêu “bến ngự” khác ít ai biết đến, và đã bị chìm trong lảng quên.
Vua Hsien Feng (Hàm Phong) và kỳ nữ Yehonala [sau nầy là Tsu Hi (Từ Hi) Thái Hậu]
Chữ Ngự với nghĩa đặc biệt
Em nói thiệt mình nghe, trong các phần mình vừa kể từ chữ “long” cho đến chữ “ngự” , em thích phần chữ “ngự” nhất vì em đã có dịp thăm Huế và em thích đọc những chuyện về các vua triều Nguyễn. Tới đây hết chuyện chữ “ngự” rồi phải không mình?
Chưa hết em ơi. Chữ “ngự” còn một nghĩa hết sức là “vua chúa” mà nhiều người biết rất rõ. Như em biết, ngày xưa vua có nhiều cung tần ngoài bà vợ chánh (hoàng hậu, hay hoàng quí phi). Một số cung tần có khi bị vua bỏ quên nhiều tháng không hề được gọi đến ngủ chung. Khi được vua gọi lên vào một đêm để được ơn “mưa móc”, người ta nói cung phi ấy được vua “ngự”.
Trường hợp vua chưa có con trai, người cung phi nào được vua “ngự”, có thai và sanh con trai, đứa bé ấy là một hoàng tử được săn sóc rất cẩn thận. Rồi nó sẽ được phong làm Thái tử để sau nầy nối ngôi vua. Mẹ nó có thể được sắc phong phẩm trật cao hơn nhiều, có khi được phong làm Hoàng hậu nữa. Và nếu thái tử nhà ta lên làm vua, bà mẹ sẽ được làm Hoàng thái hậu và có thể có nhiều quyền hành hơn, có khi còn hơn vua nữa.
Điển hình của trường hợp nầy là bà Từ Hi Thái Hậu của nhà Thanh bên Trung Hoa (người Mãn Châu xăm chiếm TH và cai trị TH từ năm 1644 đến năm 1911 dưới danh hiệu nhà Thanh). Các vua Mãn Châu có nhiều vị tài giỏi. Họ lại rất khôn ngoan dùng quan lại người TH, dùng chữ Hán (chữ TH), và tiếng Hán trong việc cai trị. Nhờ đó mà vương triều nhà Thanh rất lâu dài).
Câu chuyện vua Hàm Phong và kỳ nữ Yehonala
Yehonala (người Mãn châu) khi mới được tuyển vào cung để làm hầu thiếp (cung phi) của vua Hàm Phong, đã quyết chí học hỏi để làm vừa lòng Hoàng thái hậu đương thời (mẹ của Hàm Phong). Tuy lúc đó mới 16 tuổi nàng đã cố công học chữ Hán, học cách trang điểm và ăn nói v.v để quyết chí trổ tài cho vua mê, khi vua cho gọi vào để vua “ngự”. Nàng đã thành công và may mắn đã sanh được một con trai.
Bà Hoàng quí phi Tzu An (Từ An), vợ chánh của Hàm Phong, lại không có con trai. Do đó con bà Yehonala được làm Thái tử.
Vua Hàm Phong phong cho Hoàng quí phi là Đông Cung Hoàng Hậu.
Vua ban tên hiệu cho bà Yehonala là Tsu Hi (Từ Hi), làm Tây Cung Hoàng Hậu.
Bà Từ Hi đã dùng hoạn quan Li Lien Ying (Lý Lâm Anh, theo P.S. Buck, bản dịch tiếng Việt) một người nhiều mưu kế và tham vọng, để tạo được vây cánh trong triều và vòng quyền lực của bà càng ngày càng rộng ra.
Năm 1862 vua Hàm Phong băng hà.
Thái tử lên ngôi lúc 6 tuổi dưới niên hiệu T’ung Chih (Đồng Trị: 1862-77). Trước khi vua Hàm Phong chết Từ Hi đã ton hót xin lập di chiếu cho cả hai bà Hoàng hậu, lúc đó đã trở thành hoàng thái hậu (mẹ vua, vì đó có tên Từ An Thái Hậu và Từ Hi Thái Hậu) được quyền nhiếp chính với sự giúp đỡ của Hoàng thân Cung Thân Vương.
Mỗi khi “lâm trào”, (có nghĩa là vua và các triều thần bàn thảo việc nước) hai bà ngồi sau bức mành, ngay sau lưng vua và quyết định mọi việc triều chánh thay vua con (tiếng Trung Hoa đọc viết giọng Hán Việt là “thùy liêm thính chính” có nghĩa ngồi sau rèm nghe việc nước).
Điều cần nói là bà Từ An là “chị bà con” của bà Từ Hi và theo phong tục Trung Hoa (mặc dầu vua và các bà là người Mãn Châu) vua coi bà Từ An như “mẹ lớn”. Từ Hi rất khôn ngoan, muốn có sự chính thống cho con mình nên mới kèm bà Từ An vào di chiếu, cùng làm nhiếp chính. Bà Từ An ít học, hiền hậu nên trên thực tế bà Từ Hi đã nắm mọi quyền hành.
Từ Hi độc tài ngay cả với vua Đồng Trị, con trai của bà.
Khi Đồng Trị chết, Từ Hi lập một đứa cháu trong hoàng tộc, mới có bốn tuổi, lên ngôi. Đó là vua Kwang Hsu (Quang Tự: 1977-1908) .
Từ Hi, và hoạn quan họ Li tiếp tục thao túng triều đình kể cả việc giết cung phi của Quang Tự.
Khi Quang Tự đủ trí không để tham gia trực tiếp việc cai trị, Từ Hi rút lui về an dưỡng ở cung điện mùa hạ.
Nhưng chỉ được 10 năm, Từ Hi không muốn Quang Tự canh tân Trung Hoa (vì bà cho như vậy là sai), bà trở ra nắm quyền.Vua Quang Tự có ý chống lại, nên bị Từ Hi giam vào phòng thiếu vệ sinh, cho ăn uống thất thường, chịu nhục nhã cho đến chết vào năm 1908. Từ Hi cũng chết sau Quang Tự vài giờ. (Con của một vị thân vương, mới ba tuổi, được đưa lên ngôi với niên hiệu Phổ Nghi (1908-1911). Đây là vị vua cuối cùng của nhà Thanh, và cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ của TH, vì sau đó người TH chiếm lại nước TH và thành lập chế độ Cộng Hòa.
Nhờ vua “ngự” trong một thời gian ngắn và sanh hoàng nam, từ một thứ phi vô danh, thiếu nữ Yehonala trở thành hoàng thái hậu quyền uy tột đỉnh. Bà đã nắm vận mệnh của Trung Hoa từ năm 1862 cho đến 1908. Bà đã khen thưởng và giết hại không biết bao nhiêu quan quân nhà Thanh, và dân Trung Hoa.
Trong suốt thời gian nầy, nước Trung Hoa đã sống qua vô số biến cố lịch sử nhục nhã và trở thành một nước yếu kém vì ngoại xâm và nội loạn. Các nước Tây phương đã phanh xé TH bằng các hòa ước ép buộc. (Trong lúc đó, Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của Pháp; và Nhật trở thành cường quốc ở Á Châu nhờ biết canh tân).
Chính bà đã cho xây lại Cung Điện Mùa Hè ở phía Bắc của thủ đô Bắc Kinh thật huy hoàng với một kinh phí hết sức to lớn (sau khi cung điện nầy bị người Tây phương đốt cháy). Bản đồ của cung điện mới do chính bà vẽ theo nghệ thuật mà bà học hỏi được của một danh họa sư, người đã dạy hội họa cho bà. (Nhờ đó mà ngày nay Cung Điện Mùa Hè trở thành một di tích lịch sử rất đặc thù, một trong các thắng cảnh mà các tour du lịch dẫn du khách thăm viếng.)
Thôi trí óc về chuyện những chữ liên hệ đến vua chúa của anh đến đây đã cạn. Bây giờ anh hỏi em một câu em phải trả lời nhanh không được suy nghĩ nhé: Em có chịu đùa giởn với anh theo kiểu “ngự” của vua chúa hay không?
Mình lại dở trò sàm sỡ rồi, hết nói lái thì sang chơi chữ không đứng đắn. Tiếp tục nói lóng hay mượn chữ nói gần nói xa, thì tối nay em khóa phòng, cho ngủ ngoài phòng khách cho chừa.
Triết lý vụn về quân chủ, dân chủ và triết lý giáo dục
Chữ Vua đến đây thì hết rồi. Anh muốn nói hai điều nữa thôi:
Thứ nhứt là tóm tắt sơ lại về những chữ đôi liên hệ đến Vua, và:
Thứ hai và một chút triết lý về chế độ Vua và sự biến đổi các thể chế.
Tóm lược các chữ liên hệ đến Vua
Liên hệ đến chữ Vua thì chữ “long” phần nhiều dùng chỉ vật dụng. Chữ “hoàng” dùng cho bà con thân tộc. Những chữ đi với quân, vương, và đế, thường nói những gì về quyền hạn của Vua.
Lẽ dĩ nhiên tính cách phong phú, đa dạng và phức tạp còn nằm trong nhiều chữ nhưng chỉ cùng một sự hay một điều mà thôi.
Chỉ chỗ vua ở có: Hoàng cung, hoàng thành, vương phủ, vương cung, đế cung, đế đô, đế kinh.
Chỉ vợ vua có: hoàng hậu, hoàng phi, vương hậu, vương phi v.v…
Chỉ hiệu vua có: đế hiệu, quân hiệu, hoàng hiệu.
Chỉ con vua có: thái tử, hoàng tử, điện hạ, trừ quân, hoàng trừ, hoàng thái tử.
Chỉ nơi vua ở có thể dùng hoàng thành, vương cung, đế đô.
Để gọi vua, có thể dùng nhiều chữ: Thiên tử, hoàng đế, hoàng thượng, thượng hoàng, bệ hạ, đấng hoàng gia, đấng quân vương, đại vương, thánh quân, thánh thượng, chúa thượng, chúa công v.v. Chữ vua đúng là chữ đa dạng trong tiếng Việt.
Bên trên anh cũng đã kể ra có trường hợp phải dùng “long”, có nơi phải dùng “hoàng”, trường hợp khác phải dùng “quân”, có chữ phải dùng “vương”, và có trường hợp phải dùng “đế” thì mới “đúng”, không dùng khác được.
Triết lý vụn về quân chủ và các thể chế
Thể chế quân chủ đã sống một đời sống rất lâu trong lịch sử nhân loại nói chung và trong lịch sử của TH và VN nói riêng. Và vì có sự liên hệ lịch sử, văn hóa với TH, nên trong tiếng Việt có rất nhiều những chữ để diễn tả mọi khía cạnh của chữ vua.
Hiện trên thế giới, nhiều nước Âu, Mỹ đã bỏ quân chủ để sống trong chế độ dân chủ. Nhưng vẫn còn rất nhiều quốc gia vẫn còn duy trì thể chế quân chủ như các nước thuộc khối Á Rập ở Trung Đông. Một số nước khác tuy từ bỏ thể chế quân chủ nhưng vẫn cai trị theo một thể chế chuyên chế, chỉ mất có cái chữ “vua” thôi.
Người dân trong các quốc gia chuyên chế, kể cả các xứ cộng sản còn sót lại, sau khi đế quốc cộng sản Liên Sô sụp đổ vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, vẫn sống trong thể chế chuyên chế, độc tài và nghèo khổ, lạc hậu. TH đang thay đổi rất nhiều trong hệ thống kinh tế để hòa mình vào cộng đồng thế giới. Nhưng thể chế chính trị vẫn là chuyên chế, độc đảng. Việt Nam còn chậm hơn TH trong cả hai lãnh vực kinh tế, và chánh trị nhiều năm.
Triết lý giáo dục
Muốn dân giàu, nước mạnh và có chỗ đứng trong cộng đồng thế giới, VN phải cải tổ cả kinh tế lẫn chánh trị. Muốn vậy, một trong những chuyện ưu tiên phải làm là phải có một chánh sách, một đường hướng, hay nói đúng hơn, một triết lý giáo dục để đào tạo những con người trong tương lai cho việc cải tổ. Đây là điều mà bất cứ ai ở những địa vị cầm quyền đều phải làm, nếu họ muốn tiếp tục cầm quyền và lưu truyền tiếng tốt trong lịch sử.
Mình ơi, làm ơn tốp lại vì triết lý vụn không ai nghe đâu.
Anh đồng ý với mình là triết lý nầy gọi là triết lý vụn thì đúng, nhưng nói rằng không ai nghe đâu thì không chắc đúng. Một người nói, trăm người nói, triệu người nói chắc những người cầm quyền bên nhà đã nghe và đang nghe, tuy rằng họ không nhận là họ nghe. Anh không thắc mắc gì điều đó. Họ cứ nói đó là ý riêng của họ, sáng chế của họ cũng không ai đi thưa Tối cao Pháp viện làm gì. Chỉ mong họ nghĩ đến sự sống của họ, quyền hạn mà họ đang có trong tay, chỗ đứng của họ trong lịch sử, tương lai của con cháu họ, và của con cháu tất cả người VN mà làm những chuyện cải tổ đó.
Họ cứ hỏi con cháu họ, những người đã, đang, và sẽ tốt nghiệp ở các nước Tây phương xem coi “trẫm” nói có đúng không?
Ông vua không ngôi ơi, không dân ơi! Họ dư biết những chuyện đó, nhưng họ không làm đó thôi. Vô số những ông vua không ngôi, không dân như mình đã nói rồi nhưng họ có nghe đâu?
“Hoàng hậu của lòng anh” cứ tin trẫm đi. Họ đã nghĩ đến, họ đang nghĩ đến đó, và đang làm một số sửa đổi rồi đó. Nhưng họ chưa biết những chức sắc khác trong đảng, trong chánh phủ đang nghĩ gì nên còn dò xét nhau. Họ sợ nếu hớ thì có thể mất quyền và mất phần. Họ còn vấn đề thể diện nữa. Họ chưa chịu nói ra họ đang nghĩ gì và sẽ làm gì vì nói ra “bí mật quốc gia” sẽ bị lộ và vì sợ người ta nói rằng: “Lại bắt chước Tàu nữa”.
Hiện giờ anh không mong gì hơn là họ bắt chước Tàu. Nếu bắt chước theo Liên Bang Sô Viết càng mừng hơn. Được vậy thì họ đáng được vinh danh ngàn đời trong lịch sử và được rất nhiều cường quốc trên thế giới ngưỡng mộ.
Nhưng cái triết lý giáo dục đó là gì vậy mình?
Đơn giản lắm: nó nằm gọn trong những chữ : dân chủ, dân quyền, dân sinh, dân tộc mà Tôn Dật Tiên của TH đã nói. (Trẫm cũng chịu ảnh hưởng của Tàu đấy Hậu ơi). Trẫm có thể nói các chữ để rút gọn cái triết lý giáo dục đó nằm trong hai chữ “nhân bản” và “cộng đồng thế giới”.
Vì hôm nay trẫm và hoàng hậu ăn mắm, nếu nói triết lý nhiều hơn nữa, nó lại hôi mùi mắm thì bất tiện lắm. Hậu cho trẫm ngưng ngang đây và hẹn lần khác sẽ nói thêm về “triết lý giáo dục, một trong những ưu tiên của việc cải tổ ở VN” hậu nhé.
[(Chú thích thêm về Nam Phương Hoàng Hậu:
Có giai thoại kể rằng sau khi quen vua Bảo Đại, cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, có hỏi vua về vấn đề tôn giáo:
Một bên đạo, một bên đời
Công cha nghĩa mẹ tội trời ai mang
Vua Bảo Đại có trả lời :
Ví dầu bậu có thương qua
A men phận thiếp, quốc gia chuyện chàng.
Câu trả lời nầy có ý nghĩa gì?)]
Sách tham khảo
Bùi văn Sớm (1992). “Nhớ cố đô”. Tuyển tập Nhớ Huế , Westminster, Ca, USA.
Bửu Biển (1993?). “Hò giã gạo”. Tuyển tập Nhớ Huế Số 14, Westminster, Ca, USA.
Bùi Minh Đức (2001). Từ điển tiếng Huế, Nxb Tâm An, Huntington Beach, Cali., USA
Đào Duy Anh (1957). Hán Việt từ điển giản yếu. Nxb Trường thi, Saigon VN.
Đào Duy Anh (?) Trung Hoa sử cương. Nxb Trung Thu, Houston, Texas.
Hứa Hoành (1995). Nam Kỳ Lục Tỉnh II, Nxb Văn Hóa Houston, Texas.
Kelly, Kitty (1997). The royals. Nxb H.B. Productions, Inc., New York, USA.
Lê Ngọc Trụ (1993). Tầm nguyên tự điển Việt-Nam Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, VN.
Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ (1970) Việt Nam tự điển. Nxb Khai Trị Saigon VN.
Lê Văn Lân (1998). Chiếc bảo ấn cuối cùng của Hoàng đế Việt Nam. Nxb Làng Văn Magazine, City (?)
Nhà Xuất bản Xuân Thu (1996) Từ hi Thái hậu, nguyên tác The imperial woman, tác giả P.S.Buck, Nxb Xuân Thu, Los Alamitos, California.
Nguyễn Hiến Lê (1996). Sử Trung Quốc II. Nxb Văn Hóa, Hà Nội, VN.
Nguyên Minh (2002). “Góp chút tư liệu về Bà Từ Dũ”, Đặc san Tiền Giang – Hậu Giang, Ca, USA.
Nguyễn ngọc Huy (1998). Tên họ người Việt Nam. Nxb Mekong ty nạn, San Jose Ca, USA.
Tâm Đạo Tôn Thất Trình (2002). “Ba lần duyên nợ Huế”. Kỹ niệm 200 năm cố đô Huế (1802-2002) Tập san Dòng Việt số 12 , Huntington Beach, Ca, USA.
Ts. Nguyễn Hữu Phước
Vương và Vua
Những chữ Vương sau đây liên hệ đến Vua:
- Vương bá hay Vương đạo = Ngày xưa bên TH có ba ông vua trị dân bằng đức độ; do đó trị dân theo chính sách tốt gọi là vương đạo; ngược lại trị dân bằng quyền lực, ép uổng dân theo mình gọi là “bá đạo”. Chữ vương bá lúc đầu có nghĩa tạo dựng nên một nước để làm vua, nhưng vẫn còn là chư hầu của một nước lớn hơn.
- Vương chính = Chính sách trị dân của vua.
- Vương độ = đức hạnh và độ lượng của một vua.
- Vương giả = vua chúa, vua biết thương dân và lo cho dân, vua chân chính. Trong Cung Oán Ngâm Khúc có câu:
Đuốc vương giả chí công là thế
Chẳng soi cho đến khóe âm nhai;
Vương giả theo nghĩa rộng là người sang trọng như nói người đó ăn xài có vẻ vương giả quá. Ngoài ra còn có một loại lan có mùi thơm đặc biệt mang tên vương giả hương.
- Vương hậu hay vương phi = vợ của vua.
- Vương phụ hay phụ vương = vua cha. Chữ “vương phụ” dùng trong dân gian là tiếng con cháu dùng để gọi tổ phụ mình một cách trang trọng.
- Vương mệnh = mệnh lệnh của vua.
- Vương pháp = pháp luật do vua đặt ra. Vương nghiệp = tạo lập và cai trị được một nước rộng lớn.
- Vương phủ = nhà hay phủ đường của những người có tước vương.
- Vương thành = đô thành của vua (royal city).
- Vương thất = nhà của vua. Đồng nghĩa với vương thất có vương cung: cungđiện, nơi vua và gia đình cư trú. (Đặc biệt VN có dùng chữ “vương cung thánh đường” để chỉ nhà thờ lớn nhất của VN ở Saigon. Nhà thờ nầy còn có tên là “nhà thờ Đức Bà”.)
- Vương vị = ngôi vua.
Ngoài ra còn có vài ba chữ đôi sau đây cũng dùng chữ vương là vua, nhưng chỉ quan hệ gián tiếp với vua, hay có tính cách tượng trưng như:
- Vương công = thuộc về quý tộc; vương tôn = con cháu quan quyền; chữ nầy hay được dùng chung với chữ công tử (vương tôn công tử là con cháu người có quyền chức); vương tước = một tước rất cao trọng do vua phong (cao hơn cả 5 tước mà chúng ta thường nghe đến là: “Công, hầu, bá, tử, nam”.)
Thêm vào, trong giới văn nghệ còn dùng chữ tiếu vương để gọi các vua chọc cười hay vua hề. Có rất nhiều băng video mang tên Tiếu Vương Hội (nhiều vua cười trong một cuộn băng.)
Mình ơi, ngưng lại một chút, em đem chè đậu đỏ ra cho mình ăn “lai sét” uống nước trà nạm sen.
Ờ, trà đó thơm lắm, đừng cho anh uống trà “Thái Đức” mình nhé.
Lại nói lái rồi. Hình như bữa nào mình không nói lái là mình ngủ không yên phải không?
Mình không biết chớ khi đi dạy học, giảng hoài học trò ngủ hết. Lâu lâu phải chêm một chuyện lạ, một chuyện tiếu lâm hay một vài câu lái có liên quan đến bài mình đang dạy cho đỡ buồn ngủ vậy thôi. Ăn tiền là ở chỗ đó. Lớp học đầy nghẹt (ở những trường tư ngày xưa) cũng là ở chỗ đó. Anh không nịnh mình đâu, chè ngon thiệt.
Kể tiếp cho em nghe đi mình.
Đế và Vua
Bây giờ anh sang chữ “đế”. Y như mấy chữ trước (long, hoàng, quân, vương), chữ đế của VN có nhiều nghĩa vì có nguồn từ nhiều tiếng TH khác nhau.
Đế không liên hệ đến Vua
Cũng như bên trên, anh chỉ nói sơ về những chữ “đế” không liên hệ đến vua.
- Đế = cái chân hay chỗ tựa bên dưới của một vật như đế giày, đế đèn . Đế = đè mạnh hay đánh mạnh; thí dụ nói ở HK mà đế ai thì có thể mang tội hành hung bằng bạo lực, bị tù nhiều năm. Đế nầy cũng có nghĩa châm thêm vào, châm chọc như “đế thêm vài câu” cho bỏ ghét.
- Đế = cột lại, thắt lại; chúng ta có đế giao = kết giao; đế ước = kết ước. Đế = tên của vài loại thực vật như cỏ đế = một loại lau sậy; rượu đế = rượu chế từ gạo; đế nầy còn có nghĩa là cái cuống hoa, hay nguồn gốc của sự vật.
Đế và Vua
Đế cũng có nghĩa là vua. Liên hệ đến chữ đế nầy chúng ta có:
- Thượng đế (còn gọi là Thiên Hoàng hay Ngọc Hoàng thượng đế = ông Trời. Trong công giáo, Đức Chúa Cha, Đức Giêsu, và Đức Chúa Thánh Thần tuy có 3 ngôi vị khác nhau nhưng chỉ có một “thể” gọi chung là Thiên Chủ, Thiên Chúa hay Thượng đế. Nói chung Thượng đế (God) là vị thần cao nhất trên trời.
- Đế vương = vua; thí dụ người đó có mạng đế vương, có số làm vua. Sau nầy chữ đế vương dùng để chỉ cuộc sống xa hoa, sang trọng. Bên VN có nhiều nhà hàng tổ chức một cách ăn chơi gọi là “ nhất dạ đế vương” (xa hoa như vua chúa trong một đêm); nếu ai chịu chi tiền đúng giá ấn định thì trong đêm đó “muốn gì có nấy”.
- Đế chế = chế độ có vua cai trị.
- Đế đô, đế kinh = thành phố nơi vua ở và làm kinh đô.
- Đế hệ = dòng dõi của vua.
- Đế hiệu = hiệu của vua cao nhất trong các vua cùng thời, hay của vua nào có đất rộng nhất. Một hoàng đế có thể có nhiều vương quốc chịu thần phục. Vua ở các nước nhỏ phải nộp lễ vật mỗi năm để chứng tỏ sự thần phục của nước mình.
- Đế nghiệp = sự nghiệp của một vua nào đó. Đế quyền = quyền vua trong một nước theo đế chế. Đế vị = ngôi vị hoàng đế. Cũng có nghĩa địa vị của một quốc gia hùng mạnh.
Ngoài ra còn có những chữ đôi liên hệ sau đây:
- Đế quân = tước hiệu của những người nổi danh do người đời gán cho.
- Đế quốc = nguyên thủy là quốc gia của hoàng đế ; sau nầy chữ đế quốc dùng để chỉ nước mạnh và ỷ thế mạnh để xâm chiếm một hay nhiều nước khác. Cộng sản VN lúc còn đánh nhau với HK, gọi HK là đế quốc.
(Chàng ngưng nói để uống trà, nàng hỏi tiếp)
Hết chưa mình?
Chưa. Anh muốn nói thêm một vài câu về “đế hệ” nhà Nguyễn. Theo tài liệu của GS Nguyễn Ngọc Huy, Vua Gia Long có 13 người con trai nhưng chỉ có 11 người có con cháu (hai người kia mất sớm). Vua Minh Mạng đặt ra mười một bài thơ để cho 11 người con Gia Long theo đó đặt tên cho con cháu để sau nầy dễ nhận liên hệ thân tộc của những thế hệ nối tiếp.
Bài của vua Minh Mạng đặt cho con cháu mình gọi là “đế hệ thi” hay “bài thơ đế hệ”, còn 10 bài cho các anh em kia gọi là “phiên hệ thi”. Trong phạm vi của cuộc nói chuyện hôm nay, anh chỉ kể mình nghe bài thơ đế hệ mà thôi.
Bài đế hệ thi nầy như sau:
Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Định Long Trường
Hiền Năng Cam Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương
Những chữ nầy là những chữ đầu cho tên của những người cùng thế hệ của con cháu vua Minh Mạng. Lẽ dĩ nhiên tất cả đều có họ là Nguyễn Phúc (N P). Nói khác đi, tất cả các con của vua Minh Mạng đều bắt đầu bằng chữ Miên như Nguyễn Phúc Miên Tông (sau nầy là vua Thiệu Trị), N P Miên Thẩm (tước phong Tùng Thiện Vương), N P Miên Trinh (tước phong Tuy Lý Vương). Hai người sau không có làm vua, chỉ được phong tước Vương, nhưng không có quyền hành gì.
Nhưng Minh Mạng muốn mà trời không cho, mặc dầu ông vua theo lý thuyết là “thiên tử” (con trời). Dòng dõi mới tới thế hệ với tên có chữ Vĩnh (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại) thì đế hệ nhà Nguyễn với 7 thế hệ (Gia Long, Minh Mạng, và 5 thế hệ theo câu đầu của bài đế hệ thi), và gồm 13 ông vua (nếu kể luôn vua Dục Đức, chỉ làm vua có 3 ngày).
Con lớn của Vĩnh Thụy là Bảo Long còn theo cách đặt tên trong bài thơ nầy.
Nhưng không hiểu vì sao vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San) lại dùng chữ Vĩnh San làm họ cho các con mình (như George Vĩnh San); lúc đó Ông đã bị Pháp đày qua đảo Reunion dưới danh hiệu Hoàng tử Vĩnh San. Việc dùng Vĩnh San làm họ là quyết định của Hoàng tử Vĩnh San hay vì sự kém hiểu biết của những người ghi sổ bộ Pháp, nhưng Ông không cải chính?
Với cách đặt tên con theo các chữ trong bài đế hệ thi và phiên hệ thi, việc nhận ra vai vế của các con cháu vua Minh Mạng và 10 anh em kia của ông được dễ dàng hơn.
Thí dụ những người cháu chắt của Minh Mạng có tên bắt đầu bằng chữ Bửu thì cùng một vai vế với những người cháu của Hoàng tử Cảnh có tên bắt đầu bằng chữ Cường (vì năm chữ đầu cho phiên hệ Hoàng tử Cảnh là: “Mỹ Duệ Tăng Cường Tráng”. Nói rõ hơn, Ông Cường Để (tước hiệu Kỳ Ngoại Hầu) thuộc vai anh của Bửu Lân (vua Thành Thái), hay Bửu Đão (vua Khải Định) vì Hoàng tử Cảnh là anh của vua Minh Mạng.
Cũng như trên, chúng ta có Tráng Liệt và Tráng Cử (con của Cường Để) là cùng thế hệ, nhưng là vai anh của Vĩnh San (vua Duy Tân) hay Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại).
Không biết thế hệ kế tiếp có còn giữ theo thứ tự bài thơ đế hệ bên trên hay không vì triều Nguyễn đã không còn nữa.
Ngự và vua
Kim luông có gái mĩ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi
Anh kể tiếp chuyện vua qua chữ ngự. Chúng ta có hai chữ ngự, chữ đầu có vài ba tiếng ghép không liên hệ gì đến vua và chữ sau có rất nhiều tiếng ghép liên hệ trực tiếp đến vua.
Ngự không liên hệ đến vua
Không liên hệ gì đến vua, có chữ ngự hay ngữ có nghĩa là ngăn ngừa, chận lại, chống đỡ, chống giữ. Thí dụ anh cảnh sát đứng “án ngự” tại cổng ïkhông cho ai vào gặp ông Chánh án. Những tiếng ghép gồm có: Ngự hàn = chóng lạnh, phòng ngừa lạnh như chiếc áo ngự hàn hay nôm na là “áo ấm”; ngự phòng hay phòng ngự = phòng ngừa, chống giữ; ngự vụ = chống xăm lăng; ngự hỏa = phòng ngừa lửa cháy; ngự chướng hoặc ngự khí = ngừa hơi độc hay chướng khí. Ngoài ra “ngự” còn là tên của một thứ đậu (Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ = LVĐ&LNT).
Ngự liên hệ đến vua
Chữ nầy dân xứ Huế biết và nghe nói đến rất nhiều vì kinh đô của vương triều nhà Nguyễn ở tại Huế. Sông Hương, Bến Ngự là hai “từ” thân thương của rất nhiều người Việt và là đề tài của không biết bao nhiêu văn, thơ, nhạc và họa.
Theo nguyên ngữ, “ngự” có nghĩa là đánh ngựa, hay thống trị, hoặc ngồi trên cao như vua ngự trên ngai vàng.
Thêm vào, tiếng ngự còn có nghĩa là cai trị như trong chữ ghép chế ngự hay thống ngự (bắt phải theo hay đặt hoàn toàn dưới sự điều khiển của một người về một vấn đề.)
Theo nghĩa rộng, ngự “là tiếng dùng riêng cho những việc làm của vua, hoàng hậu, thái thượng hoàng, hoàng thái hậu” (LVĐ&LNT).
Chúng ta có những tiếng ghép sau đây liên quan đến vua, hay những người hay chức vụ gần bên cạnh vua.
Ngài ngự = tiếng rất thông dụng ở miền miền Trung để chỉ vua; ngự lâm quân = lính phòng vệ của nhà vua. Khi vua Bảo Đại ở Đà Lạt, có một đội quân mang tên “ngự lâm quân” đóng ở đó.
Ngự lâm pháo thủ = chiếùn sĩ chuyên lo bảo vệ các vua của triều đình Pháp ngày xưa, lúc nước Pháp còn theo chế độ quân chủ.
Ngự đệ = em vua; ngự thê = đại danh từ ngôi thứ ba, vua dùng để gọi vợ mình (hoàng hậu).
Ngự y = thầy thuốc trong cung lo vấn đề sức khỏe của vua; ngự sử = quan chức đặt trách việc can ngăn nhà vua khi thấy nhà vua định cho thi hành những việc không đúng.
Ngự tiền = bên cạnh vua, gần kề với vua;
Ngự Tiền Đô Thống = một chức quan võ bên cạnh vua;
Ngự Tiền Đổng Lý (hoặc Tổng lý) = đây là vị trưởng của cơ quan có tên Ngự Tiền Văn Phòng. Cơ quan nầy là văn phòng lo về tất cả nhưng công văn trình lên vua để được phê chuẩn hay phát xuống các bộ để thi hành. Vị Ngự Tiền Đổng Lý đầu tiên của vua Bảo Đại là ông Phạm Quỳnh. Ông là người tốt nghiệp trường thông ngôn của Pháp và đã từng làm chủ bút tờ Nam Phong và là một học giả nổi tiếng của những thập niên đầu thế kỹ 20.
Ngự Tiền Chi Bửu Ấn = chiếc ấn dùng trong để đóng trên các chỉ dụ, sớ tấu và sổ sách của văn phòng nhà vua từ đời Minh Mạng về sau. Theo Bác sĩ Lê văn Lân (LVL ) đời Gia Long cũng đã có nhiều chiếc ấn và có một chiếc mang tên “Ấn Ngự Tiền”. Tuy nhiên những chiếc ấn nầy cách đúc chưa được hoàn bị. Đời Minh Mạng vì nhu cầu hành chánh, đã cho làm ra nhiều loại ấn khác nữa. Mỗi loại có tên riêng và dùng vào một phận sự hành chánh riêng, gọi chung là ấn ngự dụng. Thí dụ ấn Khâm văn, để đóng trên các giấy tờ liên quan đến giáo dục, ấn Tề Gia dùng trong giấy tờ thưởng phạt v.v. Trong số ấn nầy có chiếc “Ngự Tiền Chi Bửu” (LVL).
Sau đây là những tiếng ghép khác liên hệ đến việc làm của vua.
Ngự bút hay ngự thư = chữ do chính vua viết;
Ngự phê = lời phê của vua viết trên công văn, còn gọi là châu phê;
Bàn ngự phê = bàn giấy của vua Nguyễn. Bàn nầy để trong phòng làm việc của vua gọi là “phòng phê”. (LVL)
Ngự chế hay ngự thi = thơ do vua làm ra. Một số vua triều Nguyễn thường làm thơ. Những bài thơ nầy được gọi là những bài ngự thi. Vua Minh Mạng có “ngự chế” 11 bài ngự thi đặc biệt. Một bài có tên là đế hệ thi và mười bài gọi là phiên hệ thi đã nói ở phần trên.
Bài ngự thi nổi tiếng nhất là bài “Khóc Bằng Phi” của vua Tự Đức, ghi lại dưới đây. Còn nhiều bài ngự thi khác của vua Thiệu Trị và vài vị vua sau ít được biết đến.
Ớ Thị Bằng ơi đã mất rồi
Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi!
Mưa hè nắng cháy oanh không nói
Sớm ngõ trưa sân liễu đứng ngồi
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
Mối tình muốn dứt càng thêm bận
Mãi mãi đeo hoài cứ chẳng thôi.
Ngự cực hay ngự vũ = vua lên ngôi. Vua cai trị thiên hạ.
Ngự bào = áo của vua còn gọi là long bào. Ngự bào nhuộm khói = áo vua dính đầy khói súng sau khi đánh nhiều trận liên tiếp. Đây là một điển tích chỉ chiếc chiến bào của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).
“Vua Quang Trung cất binh ngày 30 tháng chạp năm Mậu thân thân (1788) ra Bắc đánh quân Thanh, đánh tan quân nhà Lê ở sông Giản thủy, bắt sống quân Thanh ở Phú xuyên, phá tan đồn giặc ở Hà hồi và Ngọc hồi, đến trưa mồng năm tháng giêng năm Kỷ dậu, lấy được Thăng long, thì áo bào bị thuốc súng nhuộm đen như mực.” (LV Đ&LNT)
Ngự danh = tên vua; ngự giá hay ngự xa = xe (kiệu hay xe có bánh xe) của vua. Ngự giá còn có nghĩa là đoàn tùy tùng của vua; ngự giá thân chinh = chính vua lên xe đi đánh giặc.
Ngự lãm = vua ngắm, xem.
Ngự lâm, ngự uyển hay ngự viên = khu vườn cây, kiển, hoa trong cung vua.
Ở Huế có một xóm tên là xóm Ngự Viên . Xóm nầy nằm cạnh đường Gia Hội ở Huế. Ngày xưa là khu vườn Thượng Uyển (Dòng Việt số 12). Thi sĩ Nguyễn Bính trên đường vào Nam, có ghé thăm Huế và sáng tác nhiều bài thơ, trong đó có bài “Xóm Ngự Viên”.
(Bài thơ nầy khá dài, chỉ ghi lại đây một số câu tượng trưng):
Lâu nay có một người du khách
Gió bụi mang về xóm Ngự Viên . .
Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển
Là đây, hoa cỏ giống vườn tiên . . .
Đức vua một sớm đầu xuân ấy
Lòng đẹp theo trời, dạo Ngự Viên . . .
Ngự Viên ngày trước không còn nữa
Giờ chỉ còn tên xóm Ngự Viên . . .
Hôm nay có một người du khách
Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên (Nguyễn Bính, 9-1941)
Ngự phòng = phòng của vua; ngự tọa, long kỷ, hay ngai vàng = chồ ngồi của vua. Ngự tọa còn có nghĩa là vua ngồi xuống (như xin mời Hoàng thượng ngự tọa).
Ngự thiện = vua ăn cơm; đồ ngự thiện là thức ăn của vua.
Theo Bác sĩ Bùi Minh Đức (BMĐ) có ghi trong quyển “Từ điển tiếng Huế” (TĐTH) là khi ngự thiện, chỉ có một mình vua ăn. Có một Thị vệ lo việc bới cơm và pha nước (được gọi là chầu thiện) . Ngoài ra còn có hai đường quan hầu chuyện với vua cho vui. Đội nấu ăn của vua là đội Thượng thiện. Vua ăn trong chén sứ men xanh (loại chén đặt từ bên Trung Hoa làm riêng biệt cho hoàng triều Việt Nam; màu xanh đặc biệt nầy được các nhà khảo cổ Pháp đặt tên là “Bleu de Huế” hay “màu xanh Huế”). Hiện nay các chén sứ men xanh nầy có giá rất cao vì đã thuộc loại đồ cổ ngoạn của VN. Không biết các món đồ sứ nầy còn nằm trong thành Nội ở Huế hay không vì nghe nói nhiều món cổ vật đã bị “chôm” để bán ra ngoài.
Chuối ngự . Theo ông Tâm Đạo (Tôn Thất Trình), chuối ngự còn có tên chuối Cau quảng, hay chuối Đồng Nai. Nhưng ông thêm: “Chuối ngự có lẽ là giống chuối Đồng Nai, Gia Định đưa ra, vì Đồng Nai Gia Định là nơi căn cứ cơ bản của triều đại nhà Nguyễn”.
Bến Ngự = một địa danh trên bờ sông An Cựu.
Biệt danh “ông già Bến Ngự” chỉ ông Phan Bội Châu vì ngày trước ông có nhà ở đó. Nghe nói nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã để ra rất nhiều thì giờ nghiên cứu các giọng hò Huế mới sáng tác bản nhạc vượt thời gian, gắn liền với xứ Huế, bản “Đêm tàn Bến Ngự”.
Núi Ngự bình. “Núi Ngự Bình chỉ cao có 104 mét, cách bờ sông hương 3km được vua chúa Nguyễn dùng làm ‘tiền án’ theo nguyên lý phong thuỷ” (theo Trần Quốc Vượng, trong TĐTH, BMD).
Núi Ngự là đề tài văn thơ của rất nhiều văn sĩ.
. . .Ra đi biền biệt phương trời
Vọng về quê Mẹ nghe đời đáng cay
Hàng cây Núi Ngự khô gầy
Hương giang vẩn đục bùn lầy lầm than
(Bùi Văn Sớm)
Hoặc:
Ai đi về Huế cho ta nhắn
Thăm lại sông Hương, núi Ngự Bình
(Tâm Đạo).
Thi sĩ nổi tiếng cùa vùng Hà tiên, Đông Hồ cũng có làm thơ về sông Hương núi ngự:
Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ.
Những câu hò Huế cũng ghi dấu núi Ngự Bình:
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Đưa tay trao bức thư phong
Hỏi thăm bên bạn đã bằng lòng chưa?
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Em đây vốn thiệt chưa chồng
Núi cao sông rộng biết ghi lòng cùng ai
(Bửu Biển) .
Sông Ngự Hà = đây là một “con sông chảy từ Kim Long về Bao Vinh, nhưng đã bị đào đổi hướng khi xây kinh thành Huế. Sông này chảy từ sông Kẻ vạn ở mặt Tây, thông đến mặt đông của Kinh Thành Huế ở cống Thủy Quan, rồi chảy vào sông Đông Ba. Tên được đặt từ thời Minh Mạng thứ 6 (1925).
Trên sông Ngự Hà có ba cây cầu: cầu Ngự Hà hay cầu Kho, cầu Khánh Ninh, và cầu Vĩnh Lợi.” (Theo Nguyễn Châu và Đoàn văn Thông, trích trong TĐTH, BMĐ).
Nhiều“bến ngự” khác bị chìm trong quên lảng?
Trước khi lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long, chúa Nguyễn Phúc Ánh hay Nguyễn Ánh đã có một thời gian khốn khổ, bôn ba khắp miền “Lục Tỉnh” (miền đất sau nầy có một thời gian có tên là Nam Kỳ hay Cochinchine, một phần của nước VN chịu chế độ thuộc địa của Pháp và gồm có 21 tỉnh.)
Có thể nói là miền “lục tỉnh” là chiếc nôi cho cơ đồ nhà Nguyễn.
Trong 20 năm bôn đào gần khắp các nơi của miền nầy, ông vẫn bền chí tạo dựng lại cơ nghiệp. Chính miền Lục tỉnh đã:
Che chở ông trong lúc ông trải qua những bước đường cùng vì bị Tây Sơn đuổi rượt.
Cung cấp lương thực nuôi sống ông, và quân binh của ông.
Cung cấp cho ông nhân lực, kể cả những tướng lãnh trung kiên nhất của ông, để ông đánh bại Tây Sơn sau nầy và dựng nên đế nghiệp đế.
Do đó không có gì ngạc nhiên khi miền “Đồng Nai Gia Định” (một tên khác của miền “Lục tỉnh) có nhiều địa danh do Nguyễn Ánh chỉ định hoặc do dân chúng địa phương đặt ra vì sự có mặt của Nguyễn Ánh.
Theo tác giả Hứa Hoành, có một lần Chúa Nguyễn Ánh từ Xiêm (Thai Lan) kéo về, dừng quân ở vùng Nước Xoáy (sau nầy có tên mới là Hồi Oa). Vùng nầy:
“thuộc quận Lai Vung, phía Tây nam Sa Đéc, Nguyễn Ánh lưu lại khá lâu để dưỡng quân. Vì có nhiều kỹ niệm ở đây nên cho đặt tên ba làng liền nhau bắt đầu bằng chữ long. Đó là Long Hưng, Long Hậu . .và Long Thắng . . .”
Ngoài ra cũng ở vùng Nước xoáy nầy:
“có một di tích lịch sử gọi là “Cây đa bến ngự”, vì còn một gốc đa lớn cả chục người ôm không hết, tàng gie ra che kính một khoảng sông. Tương truyền lúc kéo quân về đây, chiều chiều Nguyễn Ánh hay ra bờ sông ngồi câu cá để bàn việc nước với các cận thần.”
Thêm vào, ở tỉnh Châu đốc có một quận mang tên Hồng ngự. Cũng theo học giả họ Hứa, ngày trước Cam bốt có dâng cho Chúa Nguyễn một vùng đất gồm luôn một phần của Châu đốc ngày nay. Vùng đó có tên Tầm phong luông hay Tầm phong long, (tiếng Khmer (Cam bốt) là Kompong luông có nghĩa “bến vua” hay “bến ngự”) và có lẽ chữ Hồng ngự do đó mà ra.
Xin nhắc lại là chúa Nguyễn Ánh trên đường lưu vong đã có một số vợ (không chánh thức) ở “Lục tỉnh”.
Thêm vào, triều Nguyễn có đến ba bà “hoàng quý phi” hay hoàng hậu là người của vùng đồng bằng miền Nam nầy : Vợ vua Minh Mạng; vợ vua Thiệu Trị (bà Từ Dủ, mẹ vua Tự Đức) và vợ vua Bảo Đại (Nam Phương Hoàng Hậu).
Do đó không biết miền Lục tỉnh còn có bao nhiêu “bến ngự” khác ít ai biết đến, và đã bị chìm trong lảng quên.
Vua Hsien Feng (Hàm Phong) và kỳ nữ Yehonala [sau nầy là Tsu Hi (Từ Hi) Thái Hậu]
Chữ Ngự với nghĩa đặc biệt
Em nói thiệt mình nghe, trong các phần mình vừa kể từ chữ “long” cho đến chữ “ngự” , em thích phần chữ “ngự” nhất vì em đã có dịp thăm Huế và em thích đọc những chuyện về các vua triều Nguyễn. Tới đây hết chuyện chữ “ngự” rồi phải không mình?
Chưa hết em ơi. Chữ “ngự” còn một nghĩa hết sức là “vua chúa” mà nhiều người biết rất rõ. Như em biết, ngày xưa vua có nhiều cung tần ngoài bà vợ chánh (hoàng hậu, hay hoàng quí phi). Một số cung tần có khi bị vua bỏ quên nhiều tháng không hề được gọi đến ngủ chung. Khi được vua gọi lên vào một đêm để được ơn “mưa móc”, người ta nói cung phi ấy được vua “ngự”.
Trường hợp vua chưa có con trai, người cung phi nào được vua “ngự”, có thai và sanh con trai, đứa bé ấy là một hoàng tử được săn sóc rất cẩn thận. Rồi nó sẽ được phong làm Thái tử để sau nầy nối ngôi vua. Mẹ nó có thể được sắc phong phẩm trật cao hơn nhiều, có khi được phong làm Hoàng hậu nữa. Và nếu thái tử nhà ta lên làm vua, bà mẹ sẽ được làm Hoàng thái hậu và có thể có nhiều quyền hành hơn, có khi còn hơn vua nữa.
Điển hình của trường hợp nầy là bà Từ Hi Thái Hậu của nhà Thanh bên Trung Hoa (người Mãn Châu xăm chiếm TH và cai trị TH từ năm 1644 đến năm 1911 dưới danh hiệu nhà Thanh). Các vua Mãn Châu có nhiều vị tài giỏi. Họ lại rất khôn ngoan dùng quan lại người TH, dùng chữ Hán (chữ TH), và tiếng Hán trong việc cai trị. Nhờ đó mà vương triều nhà Thanh rất lâu dài).
Câu chuyện vua Hàm Phong và kỳ nữ Yehonala
Yehonala (người Mãn châu) khi mới được tuyển vào cung để làm hầu thiếp (cung phi) của vua Hàm Phong, đã quyết chí học hỏi để làm vừa lòng Hoàng thái hậu đương thời (mẹ của Hàm Phong). Tuy lúc đó mới 16 tuổi nàng đã cố công học chữ Hán, học cách trang điểm và ăn nói v.v để quyết chí trổ tài cho vua mê, khi vua cho gọi vào để vua “ngự”. Nàng đã thành công và may mắn đã sanh được một con trai.
Bà Hoàng quí phi Tzu An (Từ An), vợ chánh của Hàm Phong, lại không có con trai. Do đó con bà Yehonala được làm Thái tử.
Vua Hàm Phong phong cho Hoàng quí phi là Đông Cung Hoàng Hậu.
Vua ban tên hiệu cho bà Yehonala là Tsu Hi (Từ Hi), làm Tây Cung Hoàng Hậu.
Bà Từ Hi đã dùng hoạn quan Li Lien Ying (Lý Lâm Anh, theo P.S. Buck, bản dịch tiếng Việt) một người nhiều mưu kế và tham vọng, để tạo được vây cánh trong triều và vòng quyền lực của bà càng ngày càng rộng ra.
Năm 1862 vua Hàm Phong băng hà.
Thái tử lên ngôi lúc 6 tuổi dưới niên hiệu T’ung Chih (Đồng Trị: 1862-77). Trước khi vua Hàm Phong chết Từ Hi đã ton hót xin lập di chiếu cho cả hai bà Hoàng hậu, lúc đó đã trở thành hoàng thái hậu (mẹ vua, vì đó có tên Từ An Thái Hậu và Từ Hi Thái Hậu) được quyền nhiếp chính với sự giúp đỡ của Hoàng thân Cung Thân Vương.
Mỗi khi “lâm trào”, (có nghĩa là vua và các triều thần bàn thảo việc nước) hai bà ngồi sau bức mành, ngay sau lưng vua và quyết định mọi việc triều chánh thay vua con (tiếng Trung Hoa đọc viết giọng Hán Việt là “thùy liêm thính chính” có nghĩa ngồi sau rèm nghe việc nước).
Điều cần nói là bà Từ An là “chị bà con” của bà Từ Hi và theo phong tục Trung Hoa (mặc dầu vua và các bà là người Mãn Châu) vua coi bà Từ An như “mẹ lớn”. Từ Hi rất khôn ngoan, muốn có sự chính thống cho con mình nên mới kèm bà Từ An vào di chiếu, cùng làm nhiếp chính. Bà Từ An ít học, hiền hậu nên trên thực tế bà Từ Hi đã nắm mọi quyền hành.
Từ Hi độc tài ngay cả với vua Đồng Trị, con trai của bà.
Khi Đồng Trị chết, Từ Hi lập một đứa cháu trong hoàng tộc, mới có bốn tuổi, lên ngôi. Đó là vua Kwang Hsu (Quang Tự: 1977-1908) .
Từ Hi, và hoạn quan họ Li tiếp tục thao túng triều đình kể cả việc giết cung phi của Quang Tự.
Khi Quang Tự đủ trí không để tham gia trực tiếp việc cai trị, Từ Hi rút lui về an dưỡng ở cung điện mùa hạ.
Nhưng chỉ được 10 năm, Từ Hi không muốn Quang Tự canh tân Trung Hoa (vì bà cho như vậy là sai), bà trở ra nắm quyền.Vua Quang Tự có ý chống lại, nên bị Từ Hi giam vào phòng thiếu vệ sinh, cho ăn uống thất thường, chịu nhục nhã cho đến chết vào năm 1908. Từ Hi cũng chết sau Quang Tự vài giờ. (Con của một vị thân vương, mới ba tuổi, được đưa lên ngôi với niên hiệu Phổ Nghi (1908-1911). Đây là vị vua cuối cùng của nhà Thanh, và cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ của TH, vì sau đó người TH chiếm lại nước TH và thành lập chế độ Cộng Hòa.
Nhờ vua “ngự” trong một thời gian ngắn và sanh hoàng nam, từ một thứ phi vô danh, thiếu nữ Yehonala trở thành hoàng thái hậu quyền uy tột đỉnh. Bà đã nắm vận mệnh của Trung Hoa từ năm 1862 cho đến 1908. Bà đã khen thưởng và giết hại không biết bao nhiêu quan quân nhà Thanh, và dân Trung Hoa.
Trong suốt thời gian nầy, nước Trung Hoa đã sống qua vô số biến cố lịch sử nhục nhã và trở thành một nước yếu kém vì ngoại xâm và nội loạn. Các nước Tây phương đã phanh xé TH bằng các hòa ước ép buộc. (Trong lúc đó, Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của Pháp; và Nhật trở thành cường quốc ở Á Châu nhờ biết canh tân).
Chính bà đã cho xây lại Cung Điện Mùa Hè ở phía Bắc của thủ đô Bắc Kinh thật huy hoàng với một kinh phí hết sức to lớn (sau khi cung điện nầy bị người Tây phương đốt cháy). Bản đồ của cung điện mới do chính bà vẽ theo nghệ thuật mà bà học hỏi được của một danh họa sư, người đã dạy hội họa cho bà. (Nhờ đó mà ngày nay Cung Điện Mùa Hè trở thành một di tích lịch sử rất đặc thù, một trong các thắng cảnh mà các tour du lịch dẫn du khách thăm viếng.)
Thôi trí óc về chuyện những chữ liên hệ đến vua chúa của anh đến đây đã cạn. Bây giờ anh hỏi em một câu em phải trả lời nhanh không được suy nghĩ nhé: Em có chịu đùa giởn với anh theo kiểu “ngự” của vua chúa hay không?
Mình lại dở trò sàm sỡ rồi, hết nói lái thì sang chơi chữ không đứng đắn. Tiếp tục nói lóng hay mượn chữ nói gần nói xa, thì tối nay em khóa phòng, cho ngủ ngoài phòng khách cho chừa.
Triết lý vụn về quân chủ, dân chủ và triết lý giáo dục
Chữ Vua đến đây thì hết rồi. Anh muốn nói hai điều nữa thôi:
Thứ nhứt là tóm tắt sơ lại về những chữ đôi liên hệ đến Vua, và:
Thứ hai và một chút triết lý về chế độ Vua và sự biến đổi các thể chế.
Tóm lược các chữ liên hệ đến Vua
Liên hệ đến chữ Vua thì chữ “long” phần nhiều dùng chỉ vật dụng. Chữ “hoàng” dùng cho bà con thân tộc. Những chữ đi với quân, vương, và đế, thường nói những gì về quyền hạn của Vua.
Lẽ dĩ nhiên tính cách phong phú, đa dạng và phức tạp còn nằm trong nhiều chữ nhưng chỉ cùng một sự hay một điều mà thôi.
Chỉ chỗ vua ở có: Hoàng cung, hoàng thành, vương phủ, vương cung, đế cung, đế đô, đế kinh.
Chỉ vợ vua có: hoàng hậu, hoàng phi, vương hậu, vương phi v.v…
Chỉ hiệu vua có: đế hiệu, quân hiệu, hoàng hiệu.
Chỉ con vua có: thái tử, hoàng tử, điện hạ, trừ quân, hoàng trừ, hoàng thái tử.
Chỉ nơi vua ở có thể dùng hoàng thành, vương cung, đế đô.
Để gọi vua, có thể dùng nhiều chữ: Thiên tử, hoàng đế, hoàng thượng, thượng hoàng, bệ hạ, đấng hoàng gia, đấng quân vương, đại vương, thánh quân, thánh thượng, chúa thượng, chúa công v.v. Chữ vua đúng là chữ đa dạng trong tiếng Việt.
Bên trên anh cũng đã kể ra có trường hợp phải dùng “long”, có nơi phải dùng “hoàng”, trường hợp khác phải dùng “quân”, có chữ phải dùng “vương”, và có trường hợp phải dùng “đế” thì mới “đúng”, không dùng khác được.
Triết lý vụn về quân chủ và các thể chế
Thể chế quân chủ đã sống một đời sống rất lâu trong lịch sử nhân loại nói chung và trong lịch sử của TH và VN nói riêng. Và vì có sự liên hệ lịch sử, văn hóa với TH, nên trong tiếng Việt có rất nhiều những chữ để diễn tả mọi khía cạnh của chữ vua.
Hiện trên thế giới, nhiều nước Âu, Mỹ đã bỏ quân chủ để sống trong chế độ dân chủ. Nhưng vẫn còn rất nhiều quốc gia vẫn còn duy trì thể chế quân chủ như các nước thuộc khối Á Rập ở Trung Đông. Một số nước khác tuy từ bỏ thể chế quân chủ nhưng vẫn cai trị theo một thể chế chuyên chế, chỉ mất có cái chữ “vua” thôi.
Người dân trong các quốc gia chuyên chế, kể cả các xứ cộng sản còn sót lại, sau khi đế quốc cộng sản Liên Sô sụp đổ vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, vẫn sống trong thể chế chuyên chế, độc tài và nghèo khổ, lạc hậu. TH đang thay đổi rất nhiều trong hệ thống kinh tế để hòa mình vào cộng đồng thế giới. Nhưng thể chế chính trị vẫn là chuyên chế, độc đảng. Việt Nam còn chậm hơn TH trong cả hai lãnh vực kinh tế, và chánh trị nhiều năm.
Triết lý giáo dục
Muốn dân giàu, nước mạnh và có chỗ đứng trong cộng đồng thế giới, VN phải cải tổ cả kinh tế lẫn chánh trị. Muốn vậy, một trong những chuyện ưu tiên phải làm là phải có một chánh sách, một đường hướng, hay nói đúng hơn, một triết lý giáo dục để đào tạo những con người trong tương lai cho việc cải tổ. Đây là điều mà bất cứ ai ở những địa vị cầm quyền đều phải làm, nếu họ muốn tiếp tục cầm quyền và lưu truyền tiếng tốt trong lịch sử.
Mình ơi, làm ơn tốp lại vì triết lý vụn không ai nghe đâu.
Anh đồng ý với mình là triết lý nầy gọi là triết lý vụn thì đúng, nhưng nói rằng không ai nghe đâu thì không chắc đúng. Một người nói, trăm người nói, triệu người nói chắc những người cầm quyền bên nhà đã nghe và đang nghe, tuy rằng họ không nhận là họ nghe. Anh không thắc mắc gì điều đó. Họ cứ nói đó là ý riêng của họ, sáng chế của họ cũng không ai đi thưa Tối cao Pháp viện làm gì. Chỉ mong họ nghĩ đến sự sống của họ, quyền hạn mà họ đang có trong tay, chỗ đứng của họ trong lịch sử, tương lai của con cháu họ, và của con cháu tất cả người VN mà làm những chuyện cải tổ đó.
Họ cứ hỏi con cháu họ, những người đã, đang, và sẽ tốt nghiệp ở các nước Tây phương xem coi “trẫm” nói có đúng không?
Ông vua không ngôi ơi, không dân ơi! Họ dư biết những chuyện đó, nhưng họ không làm đó thôi. Vô số những ông vua không ngôi, không dân như mình đã nói rồi nhưng họ có nghe đâu?
“Hoàng hậu của lòng anh” cứ tin trẫm đi. Họ đã nghĩ đến, họ đang nghĩ đến đó, và đang làm một số sửa đổi rồi đó. Nhưng họ chưa biết những chức sắc khác trong đảng, trong chánh phủ đang nghĩ gì nên còn dò xét nhau. Họ sợ nếu hớ thì có thể mất quyền và mất phần. Họ còn vấn đề thể diện nữa. Họ chưa chịu nói ra họ đang nghĩ gì và sẽ làm gì vì nói ra “bí mật quốc gia” sẽ bị lộ và vì sợ người ta nói rằng: “Lại bắt chước Tàu nữa”.
Hiện giờ anh không mong gì hơn là họ bắt chước Tàu. Nếu bắt chước theo Liên Bang Sô Viết càng mừng hơn. Được vậy thì họ đáng được vinh danh ngàn đời trong lịch sử và được rất nhiều cường quốc trên thế giới ngưỡng mộ.
Nhưng cái triết lý giáo dục đó là gì vậy mình?
Đơn giản lắm: nó nằm gọn trong những chữ : dân chủ, dân quyền, dân sinh, dân tộc mà Tôn Dật Tiên của TH đã nói. (Trẫm cũng chịu ảnh hưởng của Tàu đấy Hậu ơi). Trẫm có thể nói các chữ để rút gọn cái triết lý giáo dục đó nằm trong hai chữ “nhân bản” và “cộng đồng thế giới”.
Vì hôm nay trẫm và hoàng hậu ăn mắm, nếu nói triết lý nhiều hơn nữa, nó lại hôi mùi mắm thì bất tiện lắm. Hậu cho trẫm ngưng ngang đây và hẹn lần khác sẽ nói thêm về “triết lý giáo dục, một trong những ưu tiên của việc cải tổ ở VN” hậu nhé.
[(Chú thích thêm về Nam Phương Hoàng Hậu:
Có giai thoại kể rằng sau khi quen vua Bảo Đại, cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, có hỏi vua về vấn đề tôn giáo:
Một bên đạo, một bên đời
Công cha nghĩa mẹ tội trời ai mang
Vua Bảo Đại có trả lời :
Ví dầu bậu có thương qua
A men phận thiếp, quốc gia chuyện chàng.
Câu trả lời nầy có ý nghĩa gì?)]
Sách tham khảo
Bùi văn Sớm (1992). “Nhớ cố đô”. Tuyển tập Nhớ Huế , Westminster, Ca, USA.
Bửu Biển (1993?). “Hò giã gạo”. Tuyển tập Nhớ Huế Số 14, Westminster, Ca, USA.
Bùi Minh Đức (2001). Từ điển tiếng Huế, Nxb Tâm An, Huntington Beach, Cali., USA
Đào Duy Anh (1957). Hán Việt từ điển giản yếu. Nxb Trường thi, Saigon VN.
Đào Duy Anh (?) Trung Hoa sử cương. Nxb Trung Thu, Houston, Texas.
Hứa Hoành (1995). Nam Kỳ Lục Tỉnh II, Nxb Văn Hóa Houston, Texas.
Kelly, Kitty (1997). The royals. Nxb H.B. Productions, Inc., New York, USA.
Lê Ngọc Trụ (1993). Tầm nguyên tự điển Việt-Nam Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, VN.
Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ (1970) Việt Nam tự điển. Nxb Khai Trị Saigon VN.
Lê Văn Lân (1998). Chiếc bảo ấn cuối cùng của Hoàng đế Việt Nam. Nxb Làng Văn Magazine, City (?)
Nhà Xuất bản Xuân Thu (1996) Từ hi Thái hậu, nguyên tác The imperial woman, tác giả P.S.Buck, Nxb Xuân Thu, Los Alamitos, California.
Nguyễn Hiến Lê (1996). Sử Trung Quốc II. Nxb Văn Hóa, Hà Nội, VN.
Nguyên Minh (2002). “Góp chút tư liệu về Bà Từ Dũ”, Đặc san Tiền Giang – Hậu Giang, Ca, USA.
Nguyễn ngọc Huy (1998). Tên họ người Việt Nam. Nxb Mekong ty nạn, San Jose Ca, USA.
Tâm Đạo Tôn Thất Trình (2002). “Ba lần duyên nợ Huế”. Kỹ niệm 200 năm cố đô Huế (1802-2002) Tập san Dòng Việt số 12 , Huntington Beach, Ca, USA.
Similar topics
» 038-TIẾNG VIỆT ĐA DẠNG -Ts Nguyễn Hữu Phước
» 073-Năm Kỷ Hợi Viết Chuyện Heo-Gs Nguyễn Hữu Phước
» 043-NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ -Ts Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử
» 042-ĐẦU NĂM TẢN MẠN VỀ CHỮ PHÚC Gs : Nguyễn Hữu Phước
» 032-Ta vẫn còn yêu người -Đào Trọng Thìn-K10
» 073-Năm Kỷ Hợi Viết Chuyện Heo-Gs Nguyễn Hữu Phước
» 043-NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ -Ts Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử
» 042-ĐẦU NĂM TẢN MẠN VỀ CHỮ PHÚC Gs : Nguyễn Hữu Phước
» 032-Ta vẫn còn yêu người -Đào Trọng Thìn-K10
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết