suphamsaigon.forumvi.com - Gia Đình Sư Phạm Saigon
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

043-NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ -Ts Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử

Go down

043-NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ -Ts Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử Empty 043-NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ -Ts Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử

Bài gửi by suphamsaigon Wed Oct 31, 2018 9:05 pm

NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ
Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử


Vào khoảng tháng bảy cô chủ nhiệm kiêm chủ bút điện thoại cho tôi, nhp, nhờ viết một bài cho số báo Xuân năm Ất Mùi. Tôi hỏi sao sớm quá vậy. Cô nói: Có lần bác khoe tài “nhất dương chỉ đã cơ khí tự” của bác nên cháu lo xa là vừa. Xin thưa với độc giả “dùng một ngón tay để đánh máy chữ” giải thích câu Hán Việt bồi trong ngoặc đôi, chữ nghiêng đấy. Tôi tìm thầy họ Dương xin giúp ý kiến vì Thầy, 80 tuổi, có bút hiệu Dương Tử hay con nhà họ Dương, đồng âm với dương là dê trong chữ Hán. Thầy nói “qua” thảo thảo một vài trang theo kiểu nhớ đâu viết đó, nhớ sao viết vậy; và em cứ toàn quyền thêm, bớt, hay edit thế nào cũng được, chỉ dùng bút hiệu của qua và tên em là được rồi. OK? Trò, 75 tuổi: Dạ OK. Thế là câu chuyện Dê bắt đầu: Dê Việt, bàn trước, Dê Mỹ và Dê thế giới viết sau.

Một chút về năm con Dê, năm Mùi
Theo cách tính của Đông phương, năm được đặt tên theo mười can (thập can): Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí; và mười hai chi (thập nhị chi): Tý, sữu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất và hợi. Con Dê chiếm hàng thứ 8 trong “thập nhị chi”. Mỗi chi còn đi chung với một “can” trong “thập can” bên trên. Năm 2013 dương lịch là năm Quý Tỵ âm lịch. Sang Năm 2014, là Năm Giáp Ngọ, và năm 2015 là năm Ất Mùi.

Cứ tiếp tục theo thứ tự của mười can từ “giáp” cho tới “quí” thì “mỗi mười năm có một năm bắt đầu bằng chữ “giáp”. Theo theo thứ tự của mười hai chi thì “mỗi mười hai năm mới có một năm ngọ”. Mẫu số chung của 10 và 12 là 60. Vậy phải sáu mươi năm sau (2077) mới có một năm “Ất Mùi” nữa. Nếu tính ngược lại thì năm 1955 là năm “Ất Mùi”, và năm 2074 cũng là Ất Mùi. Để cho dễ nhớ, ai đó đã làm ra bài thơ sau đây (2):
Mậu Tý con chuột cống lang
Hay tha trứng vịt xuống hang bỏ rày.
Kỷ Sữu con trâu kéo cày
Ngoài đồng hai buổi ăn rày cỏ khô.
Canh Dần con cọp ngoài rừng
Tiếng kêu vang lừng hay chụp bắt heo.
Tân Mảo là con mèo ngao
Hay kêu hay gào hay khóc hay than.
Nhâm Thìn là con rồng vàng
Những khi cần nước Ngọc Hoàng sai đi.
Quý Tỵ con rắng ròng ri
Ở dưới mương lạn mấy khi lên bờ.
Giáp Ngọ con ngựa chạy mờ
Nó đi một buổi mười giờ không sai.
Ất Mùi con dê râu dài
Cái đuôi ngúc ngoắt, cái đầu có chong.
Bính Thân con khỉ rừng vong
Cái đít chai ngắt, đầu không có sừng.
Đinh Dậu là con gà rừng
Có mỏ có mòng hay gáy ó o.
Mậu Tuất là con chó cò
Hay nằm cạnh lò lổ mũi lọ lem.
Kỷ Hợi con heo ăn hèm
Mấy khi cúng tế chả nem đủ dùng.

Dê đã xuất hiện từ thời xửa thời xưa. Dê sinh tồn cho đến hiện tại, có măt khắp nơi trên thế giới. Dựa vào các hình vẽ và các di tích khai quật trong các hang động, chúng ta thấy loài Dê có mặt trên từ Âu sang Á. Hình ảnh Dê cũng dễ vẽ thôi: chỉ cần hai cái sừng Dê và bộ râu Dê là có hình một con Dê trên vách đá hay trên tờ giấy học sinh nghịch ngợm.
Lẽ dĩ nhiên, khởi thủy chỉ có loài Dê hoang dã sống trong các miền núi non nên được gọi là Sơn Dương, về sau Dê được thuần hóa và nuôi như gia súc để vắt sữa và lấy thịt. Sữa Dê mát và bổ dưỡng không thua sữa bò, còn thịt Dê thì hết xẩy, bợm nhậu thích lắm, quán cốc quảng cáo tùm lum, nhưng coi chừng kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” của bọn gian thương gạt người nhẹ dạ.
Thịt Dê xồm, hay Dê già thường nặng mùi nên trước khi làm thịt, người ta thường buộc Dê vào một cái cọc rồi đánh cho nó chạy vòng vòng cho toát mồ hôi bớt mùi dê. Còn nghe nói món Ngọc dương hầm thuốc Bắc là một trong những bảo vị, vì tiếng đồn là kết quả của món ăn nầy không thua gì Viagra (xạo cho vui!).
Theo thập nhị chi tử vi, người sanh vào năm Dê là người thuộc vào hàng có thể chất đẹp đẽ, sang trọng, có tinh thần ưu tú, cử chỉ lịch sự, thanh nhã, có ngôn ngữ nhã nhặn. Nhưng tánh tình lại có vẻ như nhút nhát, thích ẩn danh hơn khoe khoang. Người sanh năm mùi, con Dê, hợp với người sanh năm hợi, con heo, và năm mảo, con mèo; nhưng kỵ với những ai đẻ trong năm sửu, con trâu.

DÊ VIỆT NAM

Về cách phân loại thì ngoài việc phân biệt Dê núi và Dê gia súc, người ta còn để
ý đến tuổi tác của chúng: Dê già thì gọi là Dê Cụ hay Dê Xồm, Dê trẻ thì được gọi là
Dê Non, Dê Con hay Dê Cỏn. Ca dao:
Dê Xồm ăn trái khổ qua
Ăn nhầm sua đủa, chết cha Dê Xồm
Trong thi ca Hồ Xuân Hương có bài:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho Chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng hút dậu thưa.

DÊ trong bài Lục Súc Tranh Công.
Từ thời xa xưa, dân ta coi Dê là một trong sáu con vật được người thuần hóa, họp thành bầy gia súc. Sáu gia súc gồm: Trâu, chó, ngựa, Dê, gà, và heo. Một văn sĩ ẩn danh đã viết truyện Lục Súc Tranh Công bằng chữ Nôm*. Bài chữ Nôm lại được nhiều người vô danh chuyển dịch sang chữ quốc ngữ. (*Chữ Nôm là chữ viết của một số học giả Việt Nam, những người biết đọc chữ Hán bằng hiọng Hán Việt, chế ra. Các vị nầy mượn các bộ phận chánh trong chữ Tàu và ghép lại để thành chữ đọc các âm của tiếng Việt, còn gọi là tiếng Nôm. Chữ Nôm chưa bao giờ được các triều đình Việt Nam công nhận để dùng trong hành chánh và giáo dục nên sau nầy trở thành chữ chết. Nhưng các học giả chữ Nôm, trong khoảng thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX, đã để lại nhiều tác phẩm văn thơ cho nền văn học Việt Nam. Sau nầy khi chữ Quốc Ngữ trở thành thông dụng, một số rất lớn các tác phẩm được dịch sang chữ Quốc Ngữ, chữ chúng ta đang dùng hiện tại. Ngày nay chỉ còn một số rất ít người biết đọc và viết chữ Nôm. Chữ Quốc Ngữ là một “tuyệt vời” trong lịch sữ dùng chữ viết của dân ta.)
Chuyện Lục Súc Tranh Công dùng thể thơ, viết về sáu con gia súc tranh nhau trước mặt chủ những công trạng của mình trong việc giúp chủ nhân, bằng cách khoe khoang công trạng, và chỉ trích khuyết điểm của con vật khác.
Đoạn bên dưới đây trích trong bài đã dịch sang chữ quốc ngữ, do Khổng Tước Linh Thần Toán Tử Bach Van Phi đăng trên web của ông (5). Cuối mỗi đoạn về một con vật, ông Bach Van Phi có chú thích, giải nghĩa những chữ Việt xưa mà ngày nay ít thấy dùng trong sách báo hay các phương tiện truyền thông khác. Chúng tôi chỉ trích dẫn đầy đủ về hai trong sáu con vật là Ngựa, và Dê vì năm vừa qua là năm ngựa, Giáp Ngọ, và năm nay là năm Dê, Ất Mùi. Tuy chỉ muốn nói về ngựa và Dê vào dịp xuân Ất Mùi, nhưng phải bắt đầu bằng con chó (con muông) vì ngựa bị chó nói xấu nên ngựa mới lên tiếng; và chấm dứt bằng con gà vì trước khi dứt lời, Dê có than phiền vài câu về gà. (Phần bài trích, có chữ nghiêng).

Chó “ghen tài” với ngựa
Dám thưa người, báu gì giống ngựa,
Mà trau tria lều trại nhọc nhằn ?
Ăn cho ăn những cháo đậu xanh,
Ở thì ở những tàu lợp ngói.
Bữa bữa dạo chơi, tắm gội,
Ngày ngày chắn vó, hớt mao.
. . . . . . . . . . . .
Gẫm giống ấy :
Nết na giớn giác,
Tính khí chàng ràng,
Dại không ra dại,
Khôn chẳng nên khôn ;
. . . . . .
Ngất ngơ như ốc mượn hồn.
Nuôi giống ấy làm chi cho rối".

-trau tria: Sửa-sang.
-chắn vó: Cắt gọt móng.
. . . . . . . . . . .
Ngựa kể công
Ngựa nghe nói, tím gan, nổi phổi,
Liền chạy ra hầm hí vang tai:
"Ớ ! này, này, tao bảo chúng bay,
Ðố mặt ai dày bằng mặt ngựa ?
Tuy rằng thú, cũng hai giống thú,
Thú như tao ai dám phen lê
Tao đã từng, đi quán, về quê,
Ðã ghe trận đánh nam, dẹp bắc.
Mỏi gối nưng phò xã tắc,
Mòn lưng cúi đội vương công.
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá,
Ông Cao Tổ năm năm thượng mã,
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia,
Ông Quan Công sáu ải thoát qua,
Vì cậy có Thanh Long, Xích thố
Ðã nhiều thủa ngăn thành, thủ phủ
Lại ghe phen đột pháo, xông tên
Ðàng xa xôi ngàn dặm quan sơn
Ngựa phi đệ một giờ liền thấu.
Các chú đặng ăn no, nằm ngủ,
Bởi vì ta cần cán, giữ gìn.
Khắn khắn lo nhà trị, nước yên,
Chốn chốn đặng nông bô lạc nghiệp.
Các chú những nằm trong xó bếp,
Tài các ngươi ở chốn quê mùa.
Ðừng đừng buông lời nói khật khù
Bớt bớt thói chê bai giớn giác,
Nếu tao chẳng lo trong việc nước,
Giặc đến nhà ai để chúng bay ?
Thật biết một mà chẳng biết mười,
Chớ lừng lẫy cậy tài, cậy thế".

Ngựa nói lâu, gẫm càng hữu lý,
Vậy chủ bèn phân giải một lời :
"Ðại tiểu các hữu kỳ tài,
Vô đắc tương tranh nhĩ ngã".

-phen lê: Phân bì.
-Cao tổ năm năm thượng mã: Hán Cao tổ mã thượng đắc thiên hạ : Vua Cao tổ họ Lưu đánh dẹp năm năm được thiên hạ ở trên mình ngựa.
-Quan Công sáu ải thoát qua: Quan Vũ vượt qua sáu cửa ải.
-Thanh long:Tên thanh đao.
Xích thố: Tên con ngựa sắc hồng,
-phi đệ: Chạy nhanh như tên bay.
-nông bô lạc nghiệp: Dân cày cấy yên vui nghề nghiệp.
-khật khù: Gàn dở
-Ðại tiểu các hữu kỳ tài: Vật lớn vật nhỏ đều có một nghề tài giỏi riêng.
-Vô đắc tương tranh nhĩ ngã: Không được ganh tị nhau.

Trâu với ngựa cùng muông ba gã,
Mới ra ngoài từ tạ phân nhau.

Ngựa chỉ trích Dê
Ngựa giận dê, đứng lại giây lâu,
Bèn phát trạng cáo nài với chủ :
"Dê với ngựa cũng là giống thú,
Chăn đồng chăn, nuôi cũng đồng nuôi,
Dê, người cho ăn nhảy chơi bời,
Ngựa, người bắt kỵ biều, luân tế.
Gẫm giống chi hữu đầu vô vĩ,
Hình con con, bụng lớn chang bang;
Cáng náng như đứa có hạ nang,
Sớn sác tợ con chàng kẻ cướp.
Nghề tế kiệu coi đà xấu vóc,
Việc cày bừa nhắm bóng cũng ươn ;
Hễ thấy người thấp thoáng đôi bên,
Liền há miệng kêu la : bé hé".

-phát trạng: Phát đơn khiếu nại.
-kỵ biều: Cưỡi chạy.
-luân tế: Chạy luôn không nghỉ.
-chang bang: To phềnh.
-đứa có hạ nang: Người có bệnh sa đì.
-tế kiệu: Chạy nước kiệu.
-nhắm bóng: Xem hình dạng.

Dê kể công
Dê nghe ngựa nói dê quá tệ,
Liền chạy ra vác mặt, vênh râu ;
Dê nói rằng : "Ta đọ với nhau,
Thử anh lớn hay là tôi lớn.
Anh đã từng vào dinh, ra trấn,
Sá chi tôi tiểu thú quê mùa ?
Mạnh thì lo việc nước, việc vua.
Song chớ khá cậy tài, cậy tướng,
Ai có tài, chủ ban chủ thưởng,
Ai không công, tay làm hàm nhai,
Chẳng dám ăn lúa má, môn khoai ;
Không hề phạm đậu mè, hoa quả.
Khuyên khuyên chớ nói ngang nói ngửa,
Bớt bớt, đừng ỷ thế, cậy tài,
Ai chẳng biết đuôi ngựa thì dài,
Dài thì để xua mòng, đuổi muỗi ;
Vốn như đây đuôi tuy vắn vỏi,
Ðây cũng không mượn ngựa nối thêm.
Ngàn dặm trường, mặt ngựa khoe êm.
Ba gò sỏi, dê đà xong việc.
Việc dê thì dê biết,
Việc ngựa thì ngựa hay
Bừa cày, có thú bừa-cày,
Kiệu tế, có muông kiệu tế,
Dê vốn thật thuộc về việc lễ,
Ðể hòng khi về hạng tư văn ;
Ðể dành khi tế thánh, tế thần,
Lại có thủa kỳ yên, kỳ phước.
Hễ có việc, lấy dê làm trước,
Dê dâng vào người mới lạy sau.
Ngựa tuy rằng hình tượng lớn cao,
Tam sanh lễ, ai dùng đến ngựa ?
Dầu đến việc làm đình, làm chợ,
Cũng lấy dê trảm thảo, bồi cơ ;
Nhẫn đến ngày mạng tướng xuất sư,
Cũng lấy dê khấn cầu tổ đạo.
Lễ cốc sóc thánh nhân còn bảo :
Tử Cống sao dê sống bỏ đi ?
Ngựa nói ngang mà chẳng biết suy,
Dê nào có thiếu chi công trạng ?
Nói cho xứng đáng,
Há dễ cơ cầu,
Dê tuy rằng vô vĩ, vô đầu,
Quan phong Trường tu chủ bộ.
Hèn như dê mà dám đọ,
Tiện như dê, quí bất khả ngôn.
Ngựa rằng : Ngựa ở chốn quyền môn,
Phong cho ngựa chức chi nói thử ?
Thưa chủ nghiệm việc dê với ngựa,
Cân mà coi, ai trọng, ai khinh ?"

-môn: Loài khoai, giống khoai sọ thường mọc ở rừng,
-mòng: Một loài ruồi lớn.
-muông: Loài thú,
-tư văn: Hội các nhà văn thân lập lên để phụng sự đức Khổng tử và tình liên lạc trong phái văn hào.
-Tam sanh: Ba giống súc : Dê, lợn và trâu bò dùng làm đồ tế lễ,
- Trảm thảo : Phát cỏ
- Bồi cơ : Ðắp nền.
Theo tục khi làm đình làm quán, giết dê tế thổ thần để khởi công.
-tổ đạo: Mở đường. Lễ làm khi xuất quân thường giết dê để tế cờ.
- Cốc : Trình cho biết, tiếng dùng riêng để tế thần thánh.
Sóc : Ngày mồng một mỗi tháng. Lễ cổ cứ ngày mồng một đầu tháng, các vua chư hầu giết dê làm lễ cúng ở nhà thái miếu.
-Tử Cống: Học trò Khổng phu-tử .Theo sách Luận ngữ, thầy Tử Cồng muốn bỏ lễ cốc sóc, vì tiếc mỗi tháng mất con dê, song Ðức Khổng tử cho là lễ cốc sóc có nhiều ý nghĩa quan trọng hơn con dê nhiều.
-cơ cầu: Cãi lẽ.
-Trường tu chủ bộ: Chức chủ bộ dài râu, biệt hiệu của con dê.

Ngựa nghe qua tỏ đặng sự tình,
Dê rằng : bé, ai hay chức lớn ?
Dê nói lại tài dê cũng rắn,
Ngựa thưa qua, sức ngựa thêm rồng :
Chủ phê cho lưỡng bạn tương đồng,
Chắp sự giả các tư kỳ sự.

Dê than phiền về gà
Lời tự thuận hai đàng xong xả,
Dê phát ngôn, bèn trở nại gà :
"Nuôi chúng tôi lợi nước lợi nhà,
Nuôi giống gà thật vô ơn ngãi.
Thấy chủ vãi đám ngò, vạc cải
Túc nhau bươi chếch gốc, trốc cây.
. . . . . . .
Bài học Hán văn/ Hán Việt vở lòng về chữ Dương
Thuở trước có Giờ học Hán văn cho Ban Cổ ngữ. Một trong những bài vở lòng là
bài tả gia đình họ nhà Dê bằng Hán văn, với hình vẽ minh họa và phiên âm ra Hán Việt như sau:
“Hữu nhất lão dương nhị ấu dương. Lão dương tại ấu dương chi tả,
ấu dương tại lão dương chi hữu. Lão dương khứ ấu dương hồi”.
Tạm dịch ra tiếng Việt: “Có một dê già và hai dê con. Dê già ở bên trái dê con. Dê con ở bên phải dê già. Dê già đi, dê con đến”.
Rồi Thầy bắt học sinh dựa theo đó mà viết thành một bài chọc Thầy. Thầy là Lão dương, còn 42 học sinh chúng tôi trong Lớp là Ấu dương. Bài nộp chọc Thầy như sau:
” Hữu nhất Lão dương tứ thập nhị Ấu dương. Lão dương tại Ấu
Dương chi tiền. Ấu dương tại Lão dương chi tiền. Lão dương thuyết,
Ấu dương thính. Lão dương khứ, Ấu dương dĩ hỷ”.
Tạm dịch: Có một dê già và 42 dê con. Dê già ở trước mặt dê con. Dê con ở trước mặt Dê già. Dê già giảng, dê con nghe. Dê già đi khỏi, dê con vui vẻ.
Thầy xem, Thầy cười, hiền từ, nhân hậu.

Đến đây chúng ta thấy rõ là có một chữ Dê thuần Việt và một chữ Dương chỉ con dê là chữ Hán Việt (HV). Tiếng hay giọng HV là một giọng đọc mà các nhà nho, những người VN biết chữ Hán, dùng để đọc chữ Hán theo kiểu VN. Và chữ Hán Việt là chữ quốc ngữ ghi lại giọng Hán Việt. (1) Những câu chữ nghiêng bên trên tả gia đình họ nhà Dê là những câu dùng chữ Hán Việt. Như vậy có một chữ Dê Việt Nam và một chữ Dê HV, chữ Dương.

Chữ Dê của VN
Dê: (danh từ) Động vật, loài có vú, có sừng, có râu càm, ăn gặm các loài cỏ và lá cây. Loài người nuôi Dê làm gia súc trong kỷ nghệ sửa và phó mách (cheese).
Dê: (động từ, nghĩa bóng) Chỉ chung những hành vi đàn ông hay dùng theo ve vãn, chọc ghẹo phái nữ.
Dê xồm: Dê già có nhiều râu xồm; nghĩa bóng chỉ những đàn ông có quá nhiều cử chỉ ve vãn đàn bà một cách trắng trợn.
Dê núi: Dê hoang, sống ở miền núi; nghĩa bóng chỉ những người dâm dục quá độ.
Dê nhà: Dê đã được gia súc hóa.

Dê là một trong những nguồn thực phẩm quan trong của con người vì những lợi ích của nó: Từ da đến thịt Dê, dái Dê (Dê nhục hay tinh hoàn dương), huyết Dê (dương huyết), sữa Dê (dương lạc) v.v. đều là thức ăn ngon. Hơn nữa, theo lời truyền khẩu của dân ta, tất cả các bộ phận trong thân thể Dê đều bổ dưỡng cho con người, nhất là “việc nhục dục” (sex). Ai chưa dùng thử thì xin mời: Nào là lẫu dê, cà ri dê, hoàn dương hầm thuốc Bắc, Huyết Dương Tửu ông uống bà khen v.v., hiệu quả 100%!
Việc chăn nuôi Dê ở nước ta chỉ mới bắt đầu được phát triển từ các “bầy Dê” của các “Anh Bảy Chà” đen thui tương phản giữa bầy Dê trắng muốt. Đây là một trong những giai đoạn “nhục nhã mất nước” thời “Tây thuộc”. Để mua chuộc cảm tình dân Ấn, đế quốc Anh, Pháp ký thỏa ước công nhận quyền lợi của người Ấn (thuộc địa Anh) trên lãnh thổ Đông Dương do Pháp cai trị. Do đó mới có một số Ấn kiều đến Việt Nam. Họ làm một số nghề sau đây:
- Nuôi Dê, bán sữa Dê, và mở tiệm ăn. Món chánh là cà ri Dê**. Cà ri là một chữ gốc Ấn đã được Việt hóa. Trong tiếng Việt, từ “cà ri” có nhiều nghĩa:
“1. Bột gia vị gốc Ấn Độ gồm nhiều thứ: hột cây cà-ri, nghệ, gừng, đinh hương, ớt, vị. Ếch ướp cà-ri. 2. Món ăn dùng cà-ri: Cà-ri gà, cà-ri cá. 3. Ám chỉ người Ấn-Độ (có ý trêu chọc). “Trông có vẻ cà-ri lắm.”(3). Ngày nay, chữ “cà ri” vẫn còn thông dụng.
- Buôn bán hàng vải Bombay ở Việt Nam và nhiều thứ khác. Sài Gòn, quanh chợ Bến Thành, có một số tiệm hàng vải nổi tiếng của người Ấn.
- Cho vay cắt cổ: Ở Sài Gòn khoảng thập niên 1950-70 có nhiều người Chà (Ấn) chuyên cho vay cho những người nghèo, không đủ điều kiện vay ngân hàng được. Thường những người nghèo phải trả một phân lời rất cao cho những người chà sết ti nầy. Sết ti do chữ Chetty của Pháp chỉ người (Ấn) sống bằng nghề cho vay. Nguyên nghĩa Chetty: tên một giòng họ lớn ở Ấn Độ, cũng là tên một hiệp hội lớn.
- Đi lính Cảnh sát cho Pháp để đàn áp nhân dân Việt Nam chống đối, nên mới có bài hát được lưu truyền trong giới giang hồ, cách mạng Việt Nam:
Anh em ta đừng sợ Ông Cò,
Nó có súng, mình có dao găm.
Tay móc càm chân đá liền,
Ba bốn thoi Anh Bảy** nằm dài!
- Lập gia đình, mua nhà đất ở Việt Nam (như bọn Tàu khựa bây giờ).

*Sự kiện dùng thịt Dê và sữa Dê làm thực phẩm là một khía cạnh văn hóa của một số lớn dân Ấn Độ, Pakistan và một số dân khác ở vùng Trung Đông. Vì lý do tôn giáo, những người nầy không dùng thịt bò vì họ xem bò là con vật thiêng. Họ cũng không dùng sữa bò và các sản phẩm có pha chế sữa thường hay sữa chua, như yogurt, ice cream, cheese.
**Anh Bảy. Trong thập niên 1945-75 dân Sài Gòn thường dùng chữ “anh Ba” để chỉ người TH ở VN, và chữ “anh Bảy” để chỉ người India. Tai sao dùng con số 3 (anh Ba) để chỉ người Hoa thì tôi đành chịu thua. Chỉ nhớ lúc học lớp đệ tam vào năm 1955-56, (lớp mười ngày nay) tôi nhớ một giáo sư sử địa khi dạy về các sắc dân thiểu số ở Việt Nam, đã nói đùa: Anh Hai Việt, Anh Ba Tàu, Anh Tư Mã (Lai), Anh Năm Nas (đại tá Nasser của Ai Cập = Egypt), Anh Sáu Miên (Kampuchia) Anh Bảy Cà-ri (Ấn) , Anh Tám Phi (Philippines), Anh Chín Chàm (Chăm) và Anh Mười Thượng (đồng bào sắc tộc VN vùng cao nguyên).
Ngày nay việc “đặt tên và gọi tên” như vầy là một hành động kỳ thị cần phải tránh để có thể sống hòa hợp giữ các sắc dân.
Trong những con số mà Gs trên đã dùng thì số có nguồn gốc rõ ràng là trong chữ “Năm Nas”, đại tá Nasser, người cầm đầu Ai Cập thời xưa. Chữ “Năm” có nguồn từ chữ “đại tá” vì ngày xưa người bình dân gọi đại tá là “quan Năm” (thiếu úy là “quan Một”).
Ít ai để ý về con số 7 chỉ người Ấn là một chữ có gốc Ấn. Trong tiếng Hindie bay có nghĩa là bậc đàn anh, kẻ trưởng thượng. Chữ ‘bay” của Hindie thành ra chữ “bảy” của VN (1).

Nhưng Sao Lại gọi Dê là Thầy - Sư Phụ?
Xin lạc đề một ít vì mấy chữ “thày” hay “thầy”, và “sư phụ”.
Thày là tiếng Tàu được Việt hóa, từ chữ thày lì (tiếng Quảng Đông) = người thư ký làm việc cho các công sở. Tiếng HV đọc là đề lại hay còn dùng chữ thơ lại. Dân Việt ta dùng chữ thầy (để thêm dấu ^) để chỉ những người làm việc văn phòng như: thầy ký, thầy thông (thông ngôn); thầy phán; sau đó chữ thầy nầy được dùng rộng ra như các chữ thầy cai, thầy đội, thầy cảnh sát.
Chúng ta còn có chữ thầy do chữ sư mà ra, có nhiều nghĩa.
Trước hết tiếng thầy dùng để chỉ một người có một nghề chuyên môn như: thầy bói hay thầy tướng số = người biết đoán tương lai của người khác. Ca dao: Tiền buộc dải yếm bo bo, trao cho thầy bói mua lo vào mình. Tiếp theo, chúng ta có: Thầy cò = người sửa bản thảo trước khi cho đem đi in thành sách báo; trong khoảng thập niên 1940-50 chữ thầy cò còn có nghĩa là người chuyên làm đơn mướn; thầy địa lý hay thầy phong thủy = người biết rành về việc chọn hướng cho việc xây nhà hay chôn cất sao cho gia chủ hoặc con cháu được hưởng chuyện tốt; thầy hù, thợ hớt tóc; thầy pháp, người dùng ếm đối, ma thuật để chữa bịnh; thầy tuồng, soạn giả kiêm đạo diễn một vở kịch.
Thêm vào, những người hành nghề chữa bịnh được gọi nôm na là thầy thuốc đều mang danh thầy như: Thầy chích = y tá, chích thuốc tây; thầy lang hay thầy đông y (thầy thuốc bắc hay thầy thuốc nam dùng dược thảo để trị bệnh); thầy thuốc tây = bác sĩ. Đặc biệt có cụm từ thầy lang băm = thầy thuốc đông y nhưng dốt nghề, trị bịnh không hiệu quả, hành nghề ẩu, nói là trị hết bịnh, gạt gẫm những người ít hiểu biết nhưng cần trị bịnh, để kiếm chút tiền. Ngày xưa, ở VN vì thiếu thuốc tây và thầy thuốc tây nên có nhiều loại lang băm : thầy lá cây, thầy ngải = người dùng lá cây, hoặc ngải để trị bịnh; thầy lể = dùng vật nhọn lể chỗ sưng, chỗ đau; thầy cúng hay thầy lễ = người đứng lo việc cúng kiến nhờ biết một số lễ nghi có tính cách bùa phép trong việc cúng để trị bịnh, chớ không thuộc một căn bản hay nghi thức của một tôn giáo nào; thầy mằn hay thầy rờ*, mằn hay rờ chỗ đau giúp bệnh nhân bớt đau; thầy nước lạnh, dùng nước lạnh để chữa bịnh. Từ thầy cúng, thầy tụng, hay thầy lễ chỉ những người rành về nghi thức cúng kiến, tụng niệm cho đám ma, đám giỗ (3).
*Ở Hoa Kỳ có một ngành rất đặc biệt: ngành Chiropractic. Các bác sĩ trong ngành đấm bóp và nắn xương nầy phải có bằng Doctor of Chiropratic, phải đậu National Board Tests hoặc Kỳ Thi Hành Nghề Tiểu Bang, và một số năm thực tập, mới ra hành nghề. Đây là những bác sĩ “mằn rờ” có license (bằng hành nghề) chuyên nghiệp với thang lương bổng khá cao.
Ở Hoa Kỳ tcó dư thừa thuốc tây. Dân ta nếu có bệnh, cứ đến bác sĩ tây y, MD hay những bằng tương đương như DO có bằng hành nghề tây y. Các bác sĩ nầy được quyền viết toa cho bệnh nhân (prescriptions) đem đến pharmacy để mua các loại thuốc tây theo toa, mà các dược sĩ không được bán thẳng cho bệnh nhân. Trong thập niên 1980-89, một số bệnh nhân lại xin thêm toa khác, không phải để trị bệnh cho chính mình, nhưng để đến pharmacy mua thuốc, nhờ pharmacy cho đóng thùng hay tự mình cho vào hộp gởi về cho thân nhân ở VN. Bác sĩ thứ thiệt, bệnh nhân thiệt, và dược sĩ chánh hiệu USA đều vui vẻ hưởng lợi.
Dân ta còn biết thêm một hạng Thầy rất đặc biệt, được đào tạo tại USA. Đó là các Thầy Dược Thảo. Họ không học MD, hay bác sĩ tây y, vì một lý do nào đó. Họ học đông y ở một đại học Đông y Hoa Kỳ, hay học làm thầy thuốc Bắc từ một Thầy thuốc Bắc khác từ lúc còn ở VN hay ở Hoa Kỳ. Các vị tốt nghiệp Ph.D. ghi danh rõ ràng là Ph.D. Oriental Medecine, Ph.D. Nutrition v.v. Các vị nầy tự cho danh xưng tiếng Việt là bác sĩ. Nhưng các vị không có quyền biên prescription cho bệnh nhân. Họ tự bào chế “Thuốc Dược Thảo” và làm giàu nhờ bán thuốc do chính họ chế. Và họ cũng “ít khi” khuyến khích bệnh nhân mua “thuốc dược thảo” của người khác bào chế, vì “thuốc” do họ chế là bảo đảm thần dược. Tiếng Việt, họ ghi các thần dược của họ là Thuốc Dược Thảo. Nhưng tiếng Mỹ lại ghi là Food Supplement. Nhiều “thầy thuốc bắc” cũng chế “thuốc dược thảo”. Các ông thầy dược thảo nầy, dù là “bác sĩ đông y” hay “thầy thuốc bắc”, đa số đều có tài buôn bán và quảng cáo. Tôi ngồi buồn một phút, tội nghiệp cho tiếng Việt kém phần trong sáng của nó. Nhưng ở Hoa Kỳ mà. Ai có tài làm ra tiền một cách lương thiện đều là người thành công và là người đáng phục. Các Bác Sĩ Dược Thảo, và các Thầy Dược Thảo ghi tên những chai hay hộp “Thần Dược” bằng những con số cho bà con dễ nhớ. Nhưng tôi chưa tìm thấy lọ Thần Dược nào mang số 35* gồm nhiều dược thảo pha với ngọc dương tinh chế. Nếu tìm được chúng tôi mua liền và còn giới thiệu cho bạn bè nữa. Mại dô. *Số 35 chỉ con dê, xin xem chi tiết bên dưới.

Xin trở lại chuyện tại sao các đấng nam nhi chi chí của dân ta gọi con DÊ bằng “Ông Thầy hay Sư phụ”. Rõ ràng rồi mà. Theo truyền thuyết, huyền thoại, hay truyền khẩu, hay tán dóc vì những dược tính bổ dưỡng liên quan đến các bộ phận của cơ thể Dê, dân ta cho là con Dê đực có sức khoẻ tình dục rất cao. Họ nói rằng một con Dê đực có thể làm tình với nhiều Dê cái trong một buổi sáng, ngay cửa cổng chuồng, trước khi ra đồng gặm cỏ. Ai có nuôi Dê xin đứng ra xác nhận xem coi “huyền thoại” nầy có thật hay không, hay chỉ là “nói xạo” cho vui.
Vì truyền thuyết hay truyền miệng cho rằng DÊ có sinh lực rất mạnh về sinh lý bên trên, nên dân nhậu, đại đa số là phái nam, đều thích, và có dùng những món ăn thịt dê để “bồi bổ” cơ thể. Họ phong cho Dê tước hiệu “Ông Thầy” hay “Sư Phụ”. Chủ nhà hàng Tàu khôn lắm, thêm vài loại “thuốc bắc” vào, và hầm với một bộ phận nào đó của cơ thể Dê thành một món ăn gọi là “đại bổ”, giúp tăng cường sinh lực. Thế là bà con dân nhậu, nghe “mại dô” “mại dô” khoái lổ nhĩ, ghé tiệm có món đại bổ “ngọc dương tiềm thuốc bắc” và nộp tiền đều đều cho chủ quán. Trước khi ăn phải cầu nguyện xin ơn Sư Phụ phò hộ cho được khoẻ như Sư Phụ để phục vụ người yêu (câu nầy xạo cho vui !).
Sau đây là tên một vài quán ăn có bán những món ăn liên quan đến Dê. Xin các chủ quán nhớ cho là chúng tôi đang quảng cáo không thù lao cho quý vị. Khi tôi đến quán ăn cơm, quý vị nhớ tính tiền món tôi ăn theo giá “khuyến mãi” đấy nhé.
Tiệm “Lộc Đỉnh Ký 1” có các món Hủ tiếu/ Mì Dê Kho, Ngọc Dương Tiềm Thuốc Bắc, “Lẩu Dê”, và món “Pín Dê Tiềm Thuốc Bắc”. Quán ăn Noorani, Pakistan & Indian Cuisine, có nhiều món liên quan đến thịt Dê và cừu, trong đó lẽ đương nhiên là có cà ri (curry) Dê. Quán nầy trong khu “Mái ngói Xanh” cách tiệm Bánh Xèo Vân không xa. Giữa hai quán trên có một tiệm chạp phô bán các loại hột và bột của Pakistan & Ấn, như bột cà ri, hay nước sệt cà ri đã pha sẵn trong chai.
Ngoài ra ở khu Little India, thuộc thành phố Artesia, trên đường Pioneer khoảng giữa đường 181 và đường Artesia (đường Artesia song song với xa lộ 91), có nhiều tiệm ăn Ấn Độ, trong đó có món cà ri dê chánh gốc. Một số quán ăn thuộc loại all you can eat trong đó hầu hết các món ăn gà, trừu, Dê, rau cải v. v. đều có nguyên liệu chánh là cà ri. Giá ăn trưa “all you can eat” ở tiệm của các ông Bảy tương đối rất bình dân: khoảng $10.00 đến $12.00 (lại quảng cáo không công ! ! !).

Những Nghĩa Khác của Chữ Dê
Ngoài nghĩa con Dê, VN còn có vài chữ dê với nghĩa khác (2).
Dê: (có nơi dùng rê) Giơ cao thúng lúa và đổ lúa xuống, cho gió thổi bay lúa lép và bụi ra khỏi những hạt lúa tốt. Dân làm ruộng, trồng lúa hay dùng chữ nầy: Dê thóc, dê lúa.
Dê: (có nơi dùng xê) Dời đi, mang đi. Thí dụ dê (xê) ra một chút, có chỗ cho người khác đứng.
Dê: rưới nước hay để nước chảy nhiều nơi. Cẩn thận đừng để nước dê cùng đường làm trơn trợt.
Dê: dê diếu = bới móc, đồn đãi điều xấu của người khác cho nhiều người biết.

Chữ Dương Hán Việt và chữ Dê.
Trong chữ HV, từ Dương chỉ con Dê. Chúng tôi ghi chú thêm về các dược tính, theo Việt Nam Từ Điển của ông Lê Văn đức và Lê Ngọc Trụ, tin theo hay không là tùy độc giả.
Dương: con Dê (chữ viết tượng hình, chữ Tàu hay còn gọi là chữ Hán, có 2 sừng, có 4 chân và 1 đuôi). Sơn dương = Dê núi. Dương can: Gan Dê, khí lạnh, vị đắng, không độc. Dương giác: Sừng Dê, khí ôn, vị mặn, không độc. Dương huyết: Máu Dê, khí mát, vị đạm, không độc. Dương lạc: Sữa Dê, khí ấm, vị ngọt, bổ, không độc. Dương nhục: Thịt Dê, khí nhiêt, vị ngọt, không độc. Dương thận: Trái thận Dê khí ôn, vị ngọt, không độc. Dương trường: Ruột Dê (intestine de chèvre), đường đi quanh co (route sinueuse). Dương xa: Xe Dê (chariot de chèvre), xin xem tiếp ở phân đoạn Dê Tàu.
Còn rất nhiều chữ khác trong tiếng Hán (Tàu) viết khác nhau, với nghĩa khác nhau, nhưng trong giọng HV đều đọc là “Dương”. Trường hợp đồng âm dị nghĩa nầy có rất nhiều trong hệ thống chữ HV, khiến cho chữ quốc ngữ phức tạp thêm, nhưng cũng đa dạng hơn, phong phú hơn.
Dương: tên họ của một người/ gia đình. “Bút danh Dương Tử** không có nghĩa là Dê Con hay Dê Chết, mà có nghĩa đơn giản là Người Con Nhà Họ Dương”. Tác giả họ Dương giải thích như vậy vì đôi khi các bạn Ông hay các môn sinh hỏi đùa Ông có phải Dương Tử là “con nhà Dê” phải không?
Từ Dương ngoài cách viết và nghĩa là con Dê nói trên, trong chữ Tàu (chữ Hán) còn nhiều cách viết khác và có nghĩa khác nhau nhung vẫn đọc “dương” (2), như: Dương xỉ, thứ cây nhỏ, thân cây mọc dưới đất, dùng làm thuốc; dương, tên một loại cao trên 5 mét, có nhiều ở bờ biển Nha Trang, và bờ biển Đại Lãnh, phía bắc của Nha Trang; dương còn chỉ biển lớn như Thái Bình Dương, Đại Tây Dương; dương cầm, tên một loại đàn v.v.

Dương Tử kể Chuyện Tếu liên quan đến họ nhà Dê (Thầy viết: Cam đoan nghe sao nói vậy Không bảo đảm sự thật)
-Thưa Thày: A và B
A: Sao độ rày mấy Em gặp tao rất lễ phép, khoanh tay, cuối đầu “thưa thày” rồi di tản ra chỗ khác? Mình và bọn nó là bạn học với nhau mà!
B: Mầy không hiểu hả? Chúng nói mầy “dê” nên tránh xa ra!
A: ??? Tao không hiểu.
B: Thì đây nầy: “thưa thày” là “thay thừa”, “thay” là “thế”, “thừa” là “dư”. “thế dư” là “thứ dê” Hi!Hi!
-Dượng Hiệu Trưởng hay Dê HiệuTrưởng?
Thầy đi cải tạo mấy năm trời lao động khổ sai, đói rách. Được thả về, không quyền công dân, không hộ khẩu, không xin được việc làm, bị đuổi đi “kinh tế mới”, vượt biên bị bắt, bị tù vượt biên, chạy tiền “chuộc” ra, lại đói rách te tua…Ngần ấy thứ khiến cho Thầy Sơn (yêu cầu không nêu tên thật) chẳng những đã không “cải tạo tốt” như bọn Vees cees mong muốn (còn lâu!), mà càng thêm “ bát sách gàn”, coi Trời bằng vung, vì đã “xuống tận cùng đáy vực”, còn gì mất mát nữa đâu? … Được cho đi dạy lại tại một Trường cấp ba, trong khi các Thầy Cô trẻ sợ bị sa thải, Thầy Sơn đã bạt tay con một Cán bộ khi tên học sinh nầy vô lễ; và Thầy thách Phụ Huynh Học Sinh đi kiện. Sự việc được Cô Hiệu Trưởng nể nan, bênh vực nên Thầy Cô trẻ bị bấy lâu ẩn ức, hoan hô quá xá và tặng Thầy nick name “Dương Hiệu Trưởng” tức là “Dê Hiệu Trưởng”. Đi họp với Đại diện Sở Giáo Dục (ĐDSGD), trong khi Hiệu Phó các Trường khác ngồi bàn riêng, Hiệu Trưởng “bắt” Thầy SƠN ngồi chung Bàn Hiệu Trưởng với Bả và ĐDSGD, để “cố vấn” cho Bả, kể cả “uống dùm” rượu cho Bả khi ĐD Sở mời!
Khỏe re. Nhưng cũng phải đe chừng “tụi nhỏ”:
-Ê, chồng Bả là Ủy viên Quận nghe bây, súng dài súng ngắn có đủ, bây gọi như vậy rủi Ổng nghe được, Ổng để tao một viên nhăn răng, hết vượn hết khỉ ( người Miền Nam phát âm Dượng và Vượn giống nhau).
-Dừa Hiệu Trưởng to
Con Thầy Sơn vượt biên qua Mỹ, thỉnh thoảng gửi quà về, sắm được chiếc xe làm chưn và “chở dùm” người nầy người kia “làm phước”, “một lợi ích, hai lợi dụng”. Để bù lại, Hiệu Trưởng hay mời ghé uống nước dừa bên lề đường; uống nước dừa như uống nước mắt quê hương, và ghé nhà “chờ “Ổng“đi làm về dùng cơm”. Tội nghiệp, mỗi lần dùng cơm nhà HT hay uống nước dừa bên lề đường với HT, các nhân viên và giáo viên bắt gặp thường hay né tránh. Thầy Sơn bảo họ một cách tự nhiên “như người Hà Lội”:
- Các bạn cứ tự nhiên, tôi và HT thường mời nhau ghé qua lề đường uống giải khát sau những giờ làm việc, chớ có hẹn hò gì với nhau đâu. Các bạn cứ tự nhiên đi ngang ghé qua chào, tôi hoặc HT sẽ mời các Bạn uống nước dừa (hạ thấp giọng) Quê của Bả ở Bến Tre: “Ai về ghé lại Bến tre- Chuối khoe tốt trái, dừa khoe trái tròn!”
-Sao chỉ cho có một hộp sữa?
Một hôm “mụ” Hiệu Phó Học Tập nhờ Thầy Sơn chở vào Bệnh viện Hùng Vương thăm một đồng nghiệp. Xe như mắc cửi, vọt rồi thắng, thắng rồi vọt, tá hỏa. Đến nơi, Bả móc ra một hộp sữa tặng cho người bệnh, quí lắm đó, không biết của Bả hay của nhà trường. Vốn có óc tiếu lâm, nên nhớ là trong tù Cải tạo bị đối xữ hung bạo, bị nghe tuyên truyền những điều chướng tai, nhưng đều nhờ “óc tiếu lâm” mà xem như “nơ ba”. Thí dụ khi cán bộ bảo: Tiến nhanh, tiến mạnh đến Chủ Nghĩa Xã Hội” thì mình thêm vô:”Nguyên Thủy”. Còn khi hát “Con tim chân chính không bao giờ biết nói dối”…thì mình thêm vô “Chỉ biết nói láo ơ”. Khi chúng bảo”Răng liền răng, môi liền môi, môi hở răng lạnh thì mình sửa lại “M( ) liền m( ), C( ) liền c( ). M( ) hở thì c( ) thọc”, như Tàu khựa thọc Vees cees bây giờ vậy! Xin lỗi có hơi thơ tục.
Cứ tếu như vậy mà thành thói quen. Âu cũng có mặt hay là xả bớt ẩn ức. Xin trở lại vấn đề. Khi thấy Bà Hiệu Phó trao hộp sữa, Thầy Sơn vọt miệng hỏi:“ Sao, có một hộp à?” Trong phút chốc bất ngờ, Bả tưởng là Thầy Sơn muốn nói Bả keo kiết, nên đáp gọn lỏn: “Thì có một hộp tặng một hộp chớ sao?” Không ngờ mắc kế Thầy Sơn: “Vậy mà tôi cứ tưởng là hai hộp chứ, vì lúc nãy chở Bà, mỗi lần thắng, tôi nghe hai hộp sữa của bà chạm vào lưng tôi!”
Bả chợt hiểu ra và rủa Thầy SƠN:” Ông quỷ nầy!”


Được sửa bởi Admin ngày Mon Dec 03, 2018 9:32 pm; sửa lần 1.
suphamsaigon
suphamsaigon
Admin

Tổng số bài gửi : 522
Join date : 17/12/2013
Age : 70
Đến từ : Saigon-Viet Nam

https://suphamsaigon.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

043-NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ -Ts Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử Empty NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ (Tiếp Theo)

Bài gửi by suphamsaigon Wed Oct 31, 2018 9:06 pm

NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ (Tiếp Theo)
Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử


-Nhất định không ăn thịt Dê

Sau ngày 30/4/75, Thầy Cô đói meo ra, lương không đủ sống, thực phẩm thiếu thốn. Một Phụ huynh tặng cho Trường một cặp Dê Con, một đực một cái, thả ăn trong sân trường, khi lớn sẽ làm thịt đãi Thầy Cô. Thế nhưng Dê “quậy quá”: Bao nhiêu hoa kiểng, trường bắt học sinh trồng trước cửa lớp cho tươi mát, bị chúng “tém” sạch. Học sinh khiếu nại lên, khiếu nại xuống. Có khi Thầy Cô đang dạy, chúng đến đứng trước cửa lớp dỏ mốm vào kêu Be Be, cả lớp cười rần lên, có nam sinh còn la lên: “Nó kêu Thầy kìa!” Lớn thêm một chút, Dê còn “làm trò” công khai trước mặt các Nữ sinh. Do đó, Ban Giám Hiệu quyết định ngày Hiến chương Nhà giáo sắp đến thì làm thịt đãi Thầy Cô.
Thầy Ngọc khều vai Hiệu Trưởng:
-“Bà làm sao không biết, chứ tôi nhất định không ăn thịt dê. Cho tiền tôi cũng không ăn. -Sao? Anh không ăn à? Anh cử thịt Dê à? Bả hỏi dồn dập với vẻ ngạc nhiên lắm. Thầy Ngọc bình tỉnh đáp: -Bà bắt tôi ăn thịt đồng loại tôi, làm sao tôi ăn đươc! Lại một lời rủa “Đồ quỷ Anh nầy”nữa”.
Vịnh Con Dê
Be Be cho lắm cũng là Dê
Xem lại xem đi, thật giống hề.
Thấy gái, lân xăn, gà mắc đẻ
Gặp trai, lích xích, giống Bê-Đê.
Rau đắng, rau gai, đều lặt cả
Cỏ già, cỏ úa, cũng không chê,
Mười một hai mươi, ngày Giáo chức(*)
Mần răng, mần rứa, cũng “cho về” (**) (DT.)
(*) 20 tháng 11 là Ngày Hiến Chương Nhà Giáo.
(**) Cho về Dê với Ông Bà, làm thịt đãi Thầy Cô.
-Thầy kể còn thiếu
Gần đến ngày đi Mỹ, Thầy Dương và các Bạn trong Trường cũng có phần nào quyến luyến vì dù sao Thầy cũng đã dạy tại Trường nầy trong 10 năm trời. Hôm đó trong Phòng Giáo sư, bất ngờ Cô Lan dạy Văn hỏi Thầy:
- Thầy đi Mỹ mà Thầy có nhớ Trường không?
Cô nầy còn độc thân, bị gia đình gả ép hôn nhân, đã nhờ Thầy xin Hiệu Trưởng cho “ tị nạn”. HT bèn cấp cho 1 căn phòng ở lầu 3, chung với Cô Thu, cũng còn độc thân và cũng muốn xin vào ở trong Trường vì nhà xa, đông anh chị em, chật chội, ồn ào. Riêng Cô Lan thì đúng như câu ca dao:
“Trách lòng Cha mẹ ham danh
Chỗ tôi thương không gả, chỗ tôi không đành ép tôi”
Thầy Dương tình thật đáp:
- Có chứ Cô Lan
- Thầy nhớ gì, đâu Thầy kể ra coi.” Không lẽ nói nhớ mấy Cô, nên Thầy Dương nói trớ:
- Ờ…Ờ nhớ cây nhớ cối nè.
- Đâu Thầy nhớ cây gì, kể ra nghe đi.
- Thì cây Phượng vĩ trước sân Trường mỗi độ Hè thì nở hoa đỏ rực báo hiệu mùa thi và cũng là mùa chia tay!
- Cây gì nữa?
- Cây dầu cao ngất, thả bông quay tít từ trên cao xuống đất như chong chóng.
- Cây gì nữa? (Cô truy Thầy Dương như truy học trò).
- Khóm trúc mọc ở bờ tường giáp với Bệnh Viện Hồng Bàng nè:
“Trúc xinh, trúc mọc bờ tường
Em xinh, Em đứng trong Trường thêm xinh.”
- Thầy kể còn thiếu.
- ???
- Còn mấy cây sua đủa sau Trường, phía bên Hảng Lave BGI!
Thầy Dương chới với, thì ra Cô ấy nói mình DÊ vì câu ca dao:
“Dê xồm ăn trái khổ qua
Ăn nhầm sua đủa chết cha Dê xồm!”
Nhưng Thầy nhanh chóng lấy lại bình tỉnh vì đã Dê thì phải bình tỉnh để đối phó trong mọi tình huống.
-Ờ…Ờ, còn nhớ mấy cây sua đủa đó nữa chứ, rất đặc biệt, thân cao, lá nhỏ. Trái dài thả thòng xuống, gió đong đưa.
Nói rồi làm bài thơ “Vịnh Cây Sua Đủa” đưa cho Cô LAN bảo họa (dạy Văn mà! Xướng họa giữ Thầy Cô với nhau cũng bình thường). Cô không họa nỗi các vần “thon, bon, non, son, hòn”, cũng như các vần “xô, cô, vô, ô, rô” trong một Bài Đường Luật khác nên Thầy Dương nhờ một phụ huynh học sinh họa thế dùm:
Vịnh Cây Sua Đủa
Dáng tròn lăng lẳng, nhánh thon thon
Lá nhỏ cành thưa, trái thẳng bon.
Gầy nấm nghe phen tìm góc cả
Đở lòng nhiều lúc kiếm bông non.(*)
Thương người đày đọa nơi sương tuyết
Xót vật tế thần trước bệ son!(**)
Tiếng ngọt lời ngon đâu dễ thiếu
Ghét nhau bóp méo quả bồ hòn (DT.)
Ghi chú (*) thân cây dùng ủ nắm rơm còn bông non nấu canh chua rất ngon.
(**) Tích Ông Tô Vũ chăn dê; và con Dê tế thần (bouc émissaire)
Họa Vận
Sần sùi da cóc nhún cà thon
Chưn yếu tay mềm đứng thẳng bon.
Mấy lúc phơi gan, thân cằn cỗi
Bao phen trải mật, cánh còn non.
Một đời cống hiến nào đâu kể
Muôn kiếp xanh chồi vẫn sắc son.
Nghe thoảng hơi hương đà chép miệng
Ngọt ngon chi sá bấy nhiêu hòn.
Nhật Thăng (1983)

Xổ số đề: 35 Con DÊ
Ở nước ta, khoảng đầu thập niên 1950 có những sòng bạc lớn như Kim Chung, Đại Thế Giới. Một trong các sòng bài lớn tổ chức một loại cờ bạc mang tên Xổ Số Đề hay “Đánh Đề”. Đề có 40 số và con Dê được gán cho con số 35. Từ đó con Dê có tên mới là Con 35, Con Ba Lăm, hay Con Băm Lăm. Những chàng hay theo “Dê” các cô một cách không kheó léo hay “quá trắng trợn” bị các cô cho biệt danh “các anh Băm Lăm”; hay phê bình “thằng cha đó “Ba Mươi Lăm” quá.
Bài Vịnh Con Dê của Dương Tử:
Bác mẹ sinh ra chẳng tiếng tăm
Vì chưng miệng thế hoá ba lăm.
Hái rau lặt cỏ danh lừng lẩy
Vắt sữa, vun phân, tiếng chẳng nhầm!
Bổ thận, cường dương, công hãn mã
Lưu tôn, truyền tử, đức trăm năm.
Không Dê, sao có Dê con được
Dê bố, Dê Con lắm kẻ tầm!

Dùng Con Chó Mô Tả Con Dê qua Nhóm Chữ Tây Bồi “Mêm Xối Xiên”
Nhóm chữ nầy chỉ nghe nhiều trong văn nói hơn thấy nhiều trong văn viết. Đó là nhóm chữ mêm xối xiên (có nghĩa cùng loại hay giống như con chó).

Theo Ông Vương Hồng Sển (4) chuyện truyền khẩu rằng ngày xưa có một người dốt tiếng Pháp đem một con Dê mập béo làm quà Tết biếu quan Tây để đút lò đêm giao thừa. Quan hỏi: ông cho tôi con gì đó? Bị hỏi bất ngờ, ông đó không nhớ ra tên tiếng Pháp của con Dê. Ông mới diễn tả bằng số từ ngữ hạn hẹp, sai văn phạm, của ông: “Lũy mêm xối xiên, dà na cót, dà na bát; lủy bạt tia, mỏa tróc tróc lủy nông ba rờ tua, lui bạt be he, be he ”” (lui même chose chien, il y a corne, il y a barbe, lui partir, moi “tróc tróc”, lui non pas retour, lui parle be he, be he. Tạm dịch: Nó giống con chó, có sừng, có râu, nó đi, tôi tróc tróc, nó không trở lại, nó kêu be he, be he. Quan Tây hiểu rõ là con Dê, nhăn răng cười. Chuyện nầy thực hư ra sao không biết được.
Theo ông Lãng Nhân (4), nhóm chữ mêm xối xiên nầy chỉ món ăn độc đáo của VN là “món giả cầy” vì nó là món thịt heo nấu giống thịt cầy nó “mêm xối xiên” mà, ăn tạm khi không tìm ra thịt chó vậy. Cả hai thuyết trên về nguồn gốc của nhóm chữ mêm xối xèn nghe đều hay cả. Nhóm chữ nầy, tuy rằng bắt đầu do một người ít học dùng, sau đó lại là nhóm chữ được phổ thông một thời. Người ta dùng trong văn nói với giọng bông đùa, hơn là trong văn viết trong thập niên 1950 và 1960.

DÊ TÀU

Nói đến dê Tàu phải nhắc đến những hành động tàn nhẫn của các vua chúa ở nước Tàu ngày xưa. Những tên bạo chúa nầy muốn giết ai thì cứ giết, muốn cách chức hay hành hạ ai thì cứ ra lệnh, dù họ chỉ phạm một lỗi lầm nhỏ, hay vì một lời ton hót của nịnh thần.
Chuyện kể rằng thời nhà Hán, Ông Tô Vũ bị vua Hán Cao Tổ nghe lời dèm xiễm đày ông lên Bắc cực “chăn Dê” với quân lệnh là “chừng nào “Dê đẻ” mới cho về! Nhưng than ơi, đàn Dê được giao phó cho ông gồm toàn Dê đực. Đấy, bọn vua chúa “Tàu khựa” ác và thâm như thế! Hiện giờ thì ai mang tội âm mưu “chống nhà nước” hay “chống đảng” là được đi “học tập cải tạo” mút mùa như Tô Võ chăn Dê đực.
Liên hệ tới vua chúa Tàu, có chữ “dương xa”, xe Dê. Vua chúa bên Tàu ngày xưa dùng xe do Dê kéo khi trời vừa tắt nắng, để đi vòng qua các phòng của cung nữ. Các cung nữ rắc muối vào lá dâu, một món ăn Dê ưa thích, để mong Dê kéo “dương xa” vào phòng mình. Nếu nàng nào được đấng quân vương “ngự” qua đêm, và kết quả là một con trai nhập thế, thì cung nữ ấy có hy vọng làm “Cung Phi” và nếu hoàng nam sau nầy được phong làm Thái Tử, thì cuộc đời của Hoàng Phi, mẹ Thái Tử, thật lên hương. Khi Thái tử kế nghiệp cha làm vua, thì người cung nữ vô danh ngày xưa sẽ trở thành Hoàng Thái Hậu, quyền hành trên cả vua con, và dâu Hoàng Hậu của mình.
Điển hình của trường hợp vua “ngự cung nữ” sanh được hoàng nam (3), là bà Từ Hi Thái Hậu của nhà Thanh bên Trung Hoa. Bà tên Yehonala, người Mãn châu, khi mới được tuyển vào cung để làm một trong vô số cung nữ (hầu thiếp) của vua Hàm Phong, đã quyết chí học hỏi để làm vừa lòng Hoàng Thái Hậu đương thời, mẹ của Hàm Phong. Tuy lúc đó mới 16 tuổi nàng Yehonala đã cố công học chữ Hán, học cách trang điểm và ăn nói v.v. để quyết chí trổ tài cho vua mê, khi nàng được vua “ngự”, nàng đã thành công và may mắn đã sanh được một con trai.
Bà Hoàng quí phi Từ An, vợ chánh của Hàm Phong, lại không có con trai. Do đó con bà Yehonala được làm Thái tử. Vua Hàm Phong phong cho Hoàng quí phi là Đông Cung Hoàng Hậu và ban tên hiệu cho Yehonala là Từ Hi, làm Tây Cung Hoàng Hậu. Năm 1862 vua Hàm Phong băng hà. Thái tử lên ngôi lúc 6 tuổi dưới niên hiệu Đồng Trị, 1862-1877. Trước khi vua Hàm Phong chết Từ Hi đã ton hót xin lập di chiếu cho cả hai bà Hoàng hậu (để giữ thể diện cho bà Đông Cung, và cũng dựa hơi bà nầy) được quyền nhiếp chính giúp vua mới, con của Từ Hi, với sự trợ tá của Hoàng thân Cung Thân Vương. Mỗi khi “lâm trào”, có nghĩa là vua và các triều thần bàn thảo việc nước, hai bà ngồi sau bức mành, ngay sau lưng vua và quyết định mọi việc triều chánh thay vua con (tiếng Trung Hoa đọc & viết giọng Hán Việt là “thùy liêm thính chính” có nghĩa ngồi sau rèm nghe việc nước). Bà Từ An ít học, hiền hậu nên trên thực tế bà Từ Hi đã nắm mọi quyền hành.
Người Mãn Châu xăm chiếm nước Tàu và cai trị Tàu từ năm 1644 đến năm 1911 dưới danh hiệu nhà Thanh. Các vua Mãn Châu có nhiều vị tài giỏi. Họ lại rất khôn ngoan dùng quan lại người TH, dùng chữ Hán, (chữ TH), và tiếng Hán trong việc cai trị nước Tàu. Nhờ đó mà vương triều nhà Thanh rất lâu dài, 267 năm. Trong 267 năm đó, bà Từ Hi nắm quyền bính trong tay 49 năm cuối của nhà Thanh. Khi các nước Tây Phương liên kết nhau chiếm nước Tàu, chấm dứt sự cai trị của người Mãn, họ đặt ra nhiều khu cai trị đặc biệt gọi là “tô giới”. Dù đã dành được độc lập rồi, nhưng Tàu còn nhớ mối thù nầy bà con ơi. Hiện nay họ đang cố vương lên để cho các nước Âu Mỹ “kính sợ”, tỏ ra “ta đây” là một trong hai cường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới. Họ tìm cách chọc quê các cường quốc Âu, Mỹ. Cái cú đem giàn khoan vào lãnh hải của các đảo Việt Nam là một cú dò tìm phản ứng. Phải phản ứng mạnh lên bà con ơi. Tàu chưa quánh VN đâu, chỉ thụi vào be sườn vài cú chứng tỏ ta là cường quốc. Ngày nay các cường quốc kinh tế sẽ quánh nhau bằng các chiêu kinh tế. Súng đạn là chỉ dùng để đập ruồi con, để biểu dương sức mạnh kỷ thuật. Phải tiêu xài số đạn dự trữ trong kho, (để lâu thuốc đạn sẽ thúi; đùa dai), hầu giúp giúp công nhân kỷ nghệ đạn dược có việc làm và do đó giữ cho một phần của kinh tế kỷ nghệ khỏi suy sụp. Chuyện các cường quốc dọa nhau với nhiều tuyệt chiêu, “thấy vậy mà không phải vậy”. Nhờ đó các thầy bàn trên TV shows và trên các báo có chuyện “bàn” dài dài. Ai đoán trúng thời thế nhiều lần, có hy vọng được job ở đài TV hay tờ báo nổi danh hơn (lương cao hơn). “Nghề của chàng mà”

DÊ MỸ

Quan Niệm Xã hội về Ba Chữ “Dê Tế Thần” ở Hoa Kỳ

Dê đã xuất hiện từ ngàn xưa ở nhiều nơi trên thế giới. Dùng Dê làm vật tế lễ cũng đã có từ lâu lắm rồi. Ở Việt Nam cũng có việc dùng Dê trong cúng tế. Nhắc lại là qua web của Ma Cơ Khổng Tước Linh Thần Toán Tử Bach Van Phi, trong bài Lục Súc Tranh Công, tác giả vô danh đã dùng chính miệng Dê để nói về vai trò Dê trong trong việc tế lễ ở xã hội Việt Nam xưa. Chúng tôi ghi trở lại một đoạn bên trên:
Dê vốn thật thuộc về việc lễ,
Ðể hòng khi về hạng tư văn ;
Ðể dành khi tế thánh, tế thần,
Lại có thủa kỳ yên, kỳ phước.
Hễ có việc, lấy dê làm trước,
Dê dâng vào người mới lạy sau.
Ngựa tuy rằng hình tượng lớn cao,
Tam sanh lễ*, ai dùng đến ngựa ?
Dầu đến việc làm đình, làm chợ,
Cũng lấy dê trảm thảo, bồi cơ ;
Nhẫn đến ngày mạng tướng xuất sư,
Cũng lấy dê khấn cầu tổ đạo.
Lễ cốc sóc thánh nhân còn bảo :
Tử Cống sao dê sống bỏ đi ?
(*Tam sanh: Dê, lợn, và trâu bò.)

Trong văn chương Hoa Kỳ nhóm chữ Dê Tế Thần (scapegoat) (6) là một ý niệm của phát xuất từ Kinh thánh Kitô giáo thời Cựu Ước, trước khi Chúa Kitô giáng sinh. Kinh Thánh Cựu Ước ghi rất nhiều chi tiết về ý nghĩa của Dê Tế Thần theo Kitô Giáo, qua sự mặc khải của Thiên Chúa.
Xin tóm lược vài đoạn trong Kinh thánh Cựu Ước, sách Leviticus như sau (7):
Sách Leviticus Chương 16, đoạn 22-29 ghi rằng trong Ngày Xá Tội (Day of Atonement) một Linh Mục xưng tất cả những tội lỗi của dân Do Thái trên đầu của một con Dê, sau đó tế lễ con Dê, hoặc xua đuổi con Dê vào vùng hoang dã. Ngày Xá Tội còn có vài ý nghĩa khác như Ngày Chuộc Tội, Sự Đền Bù, Sự Hài Hòa giữa con người sau khi được xá tội.
Con Dê sau khi bị tế lễ, hoặc sau khi được lùa vào miền hoang vu, sẽ mang theo với nó tất cả những bất bình đẳng, những gian tà, độc ác, và tội lỗi của của con người. Do đó con người được thanh sạch và được rửa tội.
Nói cách khác, con Dê trong trường hợp nầy, chịu tội thế cho con người. Nó mang tên “Dê Tế Thần”. Rất nhiều bài, và sách ở Hoa kỳ viết rất chi tiết về Dê Tế Thần theo Thánh Kinh Kitô Giáo.

Theo dòng lịch sử, ý niệm Dê Tế Thần biến đổi trong xã hội, và theo tâm lý phức tạp của con người. Ngày nay, ý niệm Dê Tế Thần được dùng trong ý nghĩa sau:
Dê Tế Thần hay Scapegoat chỉ một ngưòi nào đó nhận hay bị bắt buộc nhận tội thế cho một người, một nhóm người hay một cơ quan nào đó, mà tội ấy không phải do người đó làm ra.
Hoa Kỳ có rất nhiều chữ để chỉ quan niệm trên: Nạn nhân – victim; trở thành nạn nhân – victimization; kẻ bị gán tội do người khác làm – the fall guy; bắn người đưa thư vì giận người viết thư do đó người đưa thư trở thành nạn nhân hay Dê Tế Thần – shooting the messenger; dùng lời nói hay cử chỉ để lấn ép hay làm nhục người khác vì họ có sự khác biệt – bullying, trường hợp nầy xã ra ở một số trường học mà nạn nhân thường là học sinh thuộc sắc tộc thiểu số; và còn hơn mười chữ nữa để chỉ ý niệm scapegoat nầy.
Trên phương diện tâm lý và y học, ý niệm Dê Tế Thần – scapegoat hay scapegoating là một tiến trình tâm lý mà một người, hay một nhóm người dùng tâm lý để làm nhục, lấn áp, quy trách nhiệm, hay chế nhạo người khác một cách vô căn cớ.
Hành vi, lời nói thuộc loại Dê Tế Thần nầy có thể xảy ra giữa những người trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, thí dụ câu nói “nó làm bậy đó, không phải tôi” (mặc dầu nó không làm bậy), giữa cá nhân với một nhóm nguời và ngược lại, giữa cá nhân với một đoàn thể hay ngược lại, giữa hai nhóm trong một hảng xưỡng, thí dụ nhóm điều hành, management, quy sự thiệt hại trong một thương vụ cho nhóm kỷ thuật. Nhóm sau là nhóm Dê Tế Thần.
Hoa Kỳ với tên Hợp Chúng Quốc (United States) vì do nhiều Tiểu Bang hợp lại dưới một Hiến Pháp. Nhưng cũng có thể gọi Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốc vì có rất nhiều sắc tộc. Do đó vấn đề scapegoating được nhiều cơ quan công và tư chú ý vì là một vấn đề tế nhị, và hết sức quan trọng. Nó liên quan đến sự sống hoà hợp giữa nhóm chủng tộc đa số và nhiều nhóm chủng tộc thiểu số trong học đường, nơi làm việc công hay tư sở. Tránh được sự scapegoating là giải quyết được một khía cạnh lớn của nạn kỳ thị trong nhiều lãnh vực như nam/ nữ, chủng tộc, tuổi tác, nghề nghiệp v.v. Nhưng cho tới ngày nay, tuy việc scapegoating có giảm bớt, nó vẫn còn xãy ra. Do đó ở các thành phố, các counties, nơi nào có nhiều nhóm thiểu số, chánh quyền địa phương thường lập ra một Hội Đồng thường mang tên Community Relations Commission mà thành phần của các commissioner gồm nhiều đại diện các sắc tộc để hòa giải những chuyện hiểu lầm về văn hóa hay những trường hợp than phiền về kỳ thị hoặc scapegoating.

Việc Nuôi Dê Sữa ở HK
Theo tài liệu của Agriculture Plant Health Inspection Services (APHIS), thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thì ngoài việc nuôi Dê để bán thịt, những nhà nuôi Dê còn có mục tiêu khác là dùng sữa Dê để:
1. Chế biến thành cheese (phó mách = fromage, tiếng Pháp);
2. Dùng sữa Dê như sữa bò;
3. Chế biến sữa lên men thành các thứ ăn khác như ice cream và bơ (butter);
4. Dùng sữa Dê trong việc nuôi Dê con và các loài súc vật khác. Ngoài số người có ý thích dùng sữa Dê một cách bình thường, còn có một số người bị dị ứng (allergy) hay khó chịu về đường tiêu hóa khi dùng sữa bò, nên họ dùng sữa Dê thay thế. Lý do là thành phần dinh dưỡng cũng như một số hóa chất trong sữa Dê có chút khác biệt với sữa bò, do đó tránh được dị ứng mà vẫn có đủ dinh dưỡng cần thiết như dùng sữa bò.
Tuy nhu cầu về sữa không cao như nhu cầu về thịt, kỷ nghệ sữa Dê cũng bành trướng đều đặng: Năm 2007 HK có 209, 800 Dê sữa; năm 2011 HK có khoảng 360,000 Dê sữa.
Những miền và các tiểu bang nuôi nhiều Dê sữa:
Miền Đông Bắc: Indiana, Iowa, Michigan, Missouri, New York, Ohio, Pennsylvania, Wisconsin. Miền Tây Nam: Alabama, Florida, Georgia, Kentucky, North Carolina, Oklahoma, Tennessee, Texas, Virginia. Miền Tây: California, Colorado, Oklahoma, Oregon, Texas, Washington.
Về con số, miền Đông Bắc cao nhất (chiếm 18.5 % tổng số Dê sữa. Miền Tây HK chỉ có 4.6 %. Khoảng 50% nhà nuôi Dê ở HK gia nhập vào những Hội Nuôi Dê. Hội viên trao đổi kinh nghiệm, tổ chức tu nghiệp v.v. để cải tiến nghề nghiệp.
Để tiện việc thống kê, trại chăn Dê được phân ra 4 hạng. Trại loại “rất nhỏ” nuôi 1 đến 9 con Dê; “Trại loại nhỏ”: 10 đến 19 con; “Trại trung bình”: 20 đến 99 con; “Trại lớn”: có100 con hay nhiều hơn.
Mỗi Dê sữa, lúc sung sức, có thể sản xuất 6 đến 8 pounds sữa mỗi ngày, con số thay đổi tùy giống Dê. Lý do chánh của sự gia tăng Dê sữa vì nó đem thêm lợi tức cho gia chủ. Nếu có khả năng bành trướng, đàn Dê càng nhiều, trên 100 Dê sữa, lợi tức càng cao hơn.
Dân nuôi dê dùng ba cách sau đây để vắt sữa Dê:
- Dùng tay (có đeo bao tay) và vắt sữa vào từng chậu.
- Dùng máy điện vắt sửa vào từng chậu.
- Dùng máy chuyên vắt sữa và cho sữa chạy thẳng vào một hệ thống ống dẫn đến thùng chứa lớn.
Cũng theo thống kê của APHIS, 90.6% các trại Dê loại nhỏ và 85% các trại loại trung dùng tay để vắt sữa Dê. Các nông trại lớn dùng máy.
Hầu hết các loại sữa Dê trên thương trường phải trải qua tiêu chuẩn kiểm nghiệm và số lớn đều là sữa hạng A (Grade A Milk).
Tóm lại có một số nguời có trại Dê rất nhỏ, nuôi Dê như một loại giải trí. Một số khác nuôi với tính cách gia đình để có thêm phần thực phẩm. Một số nông dân, với những trại Dê lớn, nuôi Dê với tính cách kỷ nghệ sữa, phó mách, và thịt Dê bán cho dân chúng tiêu thụ.
Đặc biệt nhất là có một số nông trại chuyên nuôi Dê để dùng vào việc …phòng ngừa cháy rừng, và điều hành các vùng cỏ dại, hay bụi rậm.

Kẻ Giết Dê Người Cứu Dê: Chuyện chỉ có ở Hoa Kỳ.
Gần bờ biển Nam Califonia trên các đảo mang tên Channel Islands, San Clamente Island và Santa Catalina Island có nhiều loại Dê sinh sống (6). Người ta tin rằng các giống Dê nầy do những người truyền giáo Tay Ban Nha mang đến đây vào khoảng 1875 từ xứ Tây Ban Nha, Âu Châu . Các loại Dê hoang nầy sinh sống tự do một thời gian khá lâu. Đến khi thấy các đàn Dê hoang ở đảo San Clemente bắt đầu xâm lấn đến vùng bảo vệ một số thực vật sắp tuyệt chủng trên các đảo nầy, Hải Quân Hoa Kỳ, cơ quan có thêm nhiệm vụ bảo vệ thực vật hiếm, tìm cách diệt Dê. Những phương pháp ban đầu như gài bẫy và cho phép săn bắn Dê, thất bại. Hải Quân dùng cách bắn Dê qui mô để triệt Dê.
Hội Fund For Animal kiện ở Tòa xin đình chỉ việc “diệt Dê” với lý do là Dê không làm hại các loại cây hiếm có. Trong lúc đó các loại cây nầy đã đươc Luật Bảo Vệ Cây Hiếm” che chở. Giải pháp được đưa ra là cho phép gia đình Clapp và Hội Fund For Animal nhận Dê về nuôi ở vùng đất liền theo con số yêu cầu. Hải Quân được phép tiêu diệt những đàn Dê hoang còn lại trên các đảo. Đến năm 1991, đoàn Dê cuối cùng trên đảo San Clemente bị diệt. Sau nầy các nhà nghiên cứu về Dê mới khám phá ra là trong những giống Dê ở đảo San Clemente có một loại thuộc vào một chủng loại Dê hiếm có. Nhưng chuyện đã rồi.

Dùng Dê Vào Việc Phòng Hỏa, và Quản trị Cỏ Cây Hoang Dại

Theo tài liệu Goat Vegetation Management Project, thành phố Laguna Beach, một cơ quan công, vùng đồi ven biển phía đông nam của Newport Beach, từ thập niên 1990, đã dùng một số Dê vào việc quản trị cây cối trong các cánh rừng của thành phố, không để cây hoang mọc quá nhiều. Sau cuộc hỏa hoạn thiêu rụi hơn 14 ngàn mẫu rừng và thiêu trọn hay làm hư hại 441 ngôi nhà, Laguna Beach đã xin một ngân khoản, mỗi năm $396,00.00 trong 2 năm, từ cơ quan Hazard Mitigation Grant Program, thuộc cơ quan liên bang FEMA, để dùng Dê phòng hỏa hoạn. Địa thế rừng rậm với nhiều loại cây dễ cháy trên các đồi núi, xen vào các khu nhà của cư dân thuộc địa phận Thành Phố khiến cho vùng nầy là một nơi rất đáng ngại về hỏa hoạn. Một trong những giải pháp là làm giảm số cây dễ cháy bằng cách muớn những đàn Dê, vì chỉ có Dê mới có thể leo trèo trên các sườn đồi dốc, các hẽm hẹp trên cao hay các hóc núi mà con người và máy ủi cây không thể vào tới. Họ cũng dùng một số nhân công và máy ủi đất ở những nơi có thể đến được. Hàng năm, nhờ số tiền do cơ quan FEMA cấp trong 2 năm đầu, và sau đó là do ngân sách của Thành Phố, Laguna Beach sử dụng cả người, Dê, và một số hóa chất chống cỏ dại. Đàn Dê từ nhóm nhỏ khoảng 75 con, đế đàn lớn độ 700 con, làm việc quanh năm từ vùng nầy sang vùng khác trong lãnh thổ thành phố. Nhờ sự phối hợp đó, cư dân Laguna Beach được an lành trong hơn hai mươi năm nay.
Bộ Giao Thông California (Cal-Trans) cũng dùng Dê
Phân đoạn dưới đây dùng tài liệu trong bài liên hệ đến Bộ Giao Thông (Cal-Trans) Califonia do tác giả Maria Raptis viết từ năm 2007 với tựa bài Mướn Dê Để Dọn Cỏ Hoang – Cal Trans có Đùa Không (9)? Chúng ta thấy là cơ quan Cal-Trans đã dùng Dê trong việc phòng ngừa hỏa hoạn từ nhiều năm trước..
Đàn Dê do Cal-Trans mướn để dẹp cỏ hoang.

Cô Maria Raptis viết: “Ngay cả đàn Dê cũng có đủ khôn để biết rằng làm việc cho Vùng 7 của Cal-Trans là một việc làm ngon xơi nếu các bạn đoán được ý nghĩa của chữ good-gig.”
Mưa mùa đông đã nuôi lớn những đám cỏ dại ven đường, và các loại cây nhỏ khác phát triển nhanh chóng. Cal-Trans đã dùng Dê trong “Năm ngày thử nghiệm” mà mục tiêu là “làm giảm thiểu các loại cây cỏ” trong vùng ven xa lộ thuộc khu vực Eagle Rock, thành phố Los Angeles, trong chương trình bảo trì các xa lộ.
Tại sao dùng Dê? Lý do đơn giản:
- Leo núi là biệt tài của Dê dù cho dốc hẽm có địa thế hiểm trở.
- Dê ăn, gặm tất cả các loại lá hay nhánh cây, không chừa loại nào kể cả cây có gai, hay cây có chất độc như poison ivy, Dê cũng xơi tuốt mà không hề hấn gì với độc tố của cây dại.
- Hơn nữa Dê làm việc siêng năng, từ sáng đến chiều, từ từ gặm nhắm, đa số “không than phiền”, chỉ làm việc trong vòng rào ngăn chận. Đôi khi Cal-Trans cũng gặp vài chú Dê lười, nhưng không phải là vấn đề gây trở ngại quan trọng.
- Cal-trans không phải lo việc đòi hỏi về workmen compensation, hay tiền mua/ mướn hay bảo trì dụng cụ.
- Cal-Trans khỏ phải lo “đổ rác” vì khi người và máy hạ cây cỏ xong thì việc đem các đống lá, nhánh cây ra nơi bãi rác cũng là một chi phí khá lớn.
- Có nhiều triền đồi độ dốc quá lớn, lại quá hẹp là một vấn đề khó khăn trong việc bảo vệ an toàn cho công nhân; và hơn thế nữa, nhiều hẽm đồi quá hẹp, dụng cụ hay máy móc trở thành sắt cục, không dùng được.
- Vấn đề quản trị một đàn Dê tương đối dễ dàng hơn quản trị một toán nhân công với sự di chuyển một số dụng cụ cồng kềnh khi làm việc ở vùng có các sườn đồi dốc cao và hẽm hẹp.
- Cuộc thử nghiệm được đánh giá “thành công”: Mướn đàn Dê 54 con, làm việc ở vùng có triền đồi quá sâu, hẹp, chi phí ít hơn dùng một đội công nhân với đầy đủ dụng cụ.
Gia đình Sara & Hugh Bunten là chủ nhân của đàn Dê “Nanny & Billy’s” cho Cal-Trans thuê Dê. Đàn Dê và Bunten’s đã lên đường hành nghề từ giữa năm 2006 ở nhiều nơi thuộc California. Họ bắt đầu nuôi Dê vào ngày kỷ niêm đám cưới năm thứ 29, khi họ nhận dược một món quà đặc biệt: một con Dê. Đàn Dê càng ngày càng phát triển. Ban đầu nuôi để lấy sữa và cheese. Sau đó là cho mướn đàn Dê trong việc ngừa cháy, làm trống trải những ven đường cho xe cộ dễ lưu thông, ăn sạch các loại cỏ dại để khai thông các rãnh nước v.v. Đàn Dê và việc chăn Dê của cả gia đình đem về một nguồn tài chánh đáng kể. Ông bà Bunten cùng đi làm với đàn Dê, với sự phụ giúp tận tâm và hiệu quả của chú chó “Steve”, điều khiển đàn Dê trong việc làm vì chúng biết nghe theo lời chỉ dẫn của ông bà và anh chó. Hai cô gái của nhà Bunten cũng phụ trong việc chăn Dê như vắt sữa, làm cheese, cho các Dê con ăn uống, và khi có giờ dư ngoài giờ học, cũng theo cha mẹ lo trông coi đàn Dê khi chúng đi làm thuê. Hai cô gái, nhờ lợi tức của đàn Dê, đã học xong học xong đại học. VOW! !
Dân ta có bài hát (tác giả?):
Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chớ
Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau
Và miệng hát nghêu ngao.

Các chủ trại chăn Dê ở Mỹ cũng nhái giọng, ca theo:
“Ai bảo chăn Dê là khổ,
Chăn Dê sướng lắm chứ
Ngồi xe tow kéo đoàn Dê đi
Và miệng đếm đô la.

Chúng tôi Dương Tử và Nguyễn Hữu Phước thấy được quá nên cũng ăn có:
Ai bảo viết văn-Dê là khổ
Viết văn-Dê sướng lắm chứ
Ngồi đã cơ (đánh máy) viết từng câu văn
Và miệng hát Dê ơi. (Tiền đâu?)

Chúng tôi đa tạ những tác giả của những bài tham khảo, và các webs dùng làm nguồn tài liệu.

Xin chúc quý độc giả & gia đình, nhân viên tòa soạn & gia đình một năm Mùi thật mùi, một năm Dê thật Dê theo nghĩa hạnh phúc gia đình, một năm Ất Mùi với đầy đủ tam an: an bình, an lạc, và an khang.


Vợ chồng Sara & Hugh Bunten đang lượng định địa thế trước khi cho đàn dê của
gia đình làm việc phòng hỏa và làm trống các đám cỏ dại cạnh xa lộ. Hình trích từ
bài của Maria Raptis.

Sách Tham Khảo

(1) Nguyễn Hữu Phước (2014). Tiếng Việt Gốc Ngoại Quốc. Tác giả tái bản. Huntington Beach, California, USA.
(2) Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ (1970). Việt Nam Từ Điển. NXB Khai Trí, Sài Gòn,
Việt Nam.
(3) Nguyễn Hữu Phước (2004). Tiếng Việt Đa Dạng. NXB SEACAEF (Southeast
Asian Culture And Education Foundation), Huntington Beach, California, USA.
(4) Vương Hồng Sển (1962). Sài Gòn Năm Xưa. NXB Khai Trí, Sài Gòn, Việt Nam.

Các Tài Liệu Tham Khảo Khác
(5) Vô Danh. Bach Van Phi Web (2014). Lục Súc Tranh Công.
(6) Wikipedia Web.
(7) Bible Club Web.
(Cool Laguana Beach City Fire & Vegetation Management Project Web.
(9) Maria Raptis (2007) . “Hiring goats for Weed Abatement - - Is Cal-Trans
Kidding?” Article from Cal-Trans document. Web.
suphamsaigon
suphamsaigon
Admin

Tổng số bài gửi : 522
Join date : 17/12/2013
Age : 70
Đến từ : Saigon-Viet Nam

https://suphamsaigon.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết