039-NGỌ, NGỰA, và MÃ - Ts Nguyễn Hữu Phước
Trang 1 trong tổng số 1 trang
039-NGỌ, NGỰA, và MÃ - Ts Nguyễn Hữu Phước
NGỌ, NGỰA, và MÃ - Ts Nguyễn Hữu Phước
PHẦN I
Sách về ngựa ở Hoa Kỳ quá nhiều, trong lúc sách về ngựa Việt Nam lại không có, mặc dầu thư viện có khá nhiều sách tiếng Việt. Do đó những điều viết về ngựa liên quan đến Việt Nam đều từ trí nhớ mà ra, trừ những chỗ có trích dẫn.
Nhưng có trí nhớ tức là đã học, đã nghe, hay đã đọc từ những năm hay từ những thập niên về trước. Rất tiếc là không nhớ nổi đã đọc ở đâu và do ai viết. Vậy xin thành thật cám ơn và cũng xin lỗi các tác giả mà tôi đã đọc qua nhưng vì quá lâu rồi nên không còn nhớ tên được nữa. Đoạn nào nhớ được tôi sẽ ghi chú mặc dầu không chắc nhớ đúng.
Ngọ và ngựa
Thập can và thập nhị chi
Năm 2002 là năm Nhâm Ngọ. Theo cách tính của Đông phương, năm được đặt tên theo mười can, (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỹ, canh, tân, nhâm, quí) và mười hai chi (tý, sữu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi). Để cho dể nhớ, ai đó đã làm ra bai thơ sau đây:
Bính tý con chuột cống lang
Hay tha trứng vịt xuống hang bỏ rày.
Đinh sữu con trâu kéo cày
Ngoài đồng hai buổi ăn rày cỏ khô.
Mậu dần con cọp ngoài rừng
Tiếng kêu vang lừng hay chụp bắt heo.
Kỷ mẹo là con mèo ngao
Hay kêu hay gào hay khóc hay than.
Canh thìn là con rồng vàng
Những khi cần nước Ngọc Hoàng sai đi.
Tân tỵ con rắng ròng ri
Ở dưới mương lạn mấy khi lên bờ.
Nhâm ngọ con ngựa chạy mờ
Nó đi một buổi mười giờ không sai.
Quí mùi con dê râu dài
Cái đuôi ngúc ngoắt, cái đầu có chong.
Giáp thân con khỉ rừng vong
Cái đít chai ngắt, đầu không có sừng.
Ất dậu là con gà rừng
Có mỏ có mòng hay gáy ó o.
Bính tuất là con chó cò
Hay nằm cạnh lò lổ mũi lọ lem.
Đinh hợi con heo ăn hèm
Mấy khi cúng tế chả nem đủ dùng.
Cứ tiếp tục theo thứ tự của mười can từ giáp cho tới quí thì mỗi mười năm có một năm bắt đầu bằng chữ “nhâm”. Và theo thứ tự của mười hai chi thì mỗi mười hai năm mới có một năm ngọ. Mẫu số chung của 10 và 12 là 60. Vậy phải sáu mươi năm sau (2062) mới có một năm “nhâm ngọ” nữa. Hoặc đi ngược lại sáu mươi năm trước là năm nhâm ngọ (1942).
Theo Dương Tử (2), bài thơ về 12 con giáp được truyền tụng như sau:
Bính tý là con chuột nhà,
Gặm lúa gặm thóc đem thồn xuống hang
Đinh sữu con trâu kềnh càng
Cày chưa tới buổi đã mang cày về.
Mậu dần ông cọp kiếm dê
Bắt thịt đem về trên núi non cao.
Kỷ mẹo con mèo hay ngao
Hay cấu hay quào ăn vụng như tinh.
Canh thìn con rồng sơn đình
Mình không mình giữ ẩn mình trên mây.
Tân tị con rắn bộng cây
Nằm khoanh trong bộng chẳng hay sự gì.
Nhâm ngọ con ngựa kéo xe
Cong lưng mà chạy quản gì đường xa
Quí mùi là con dê già
Ăn nhằm sua đủa chết cha dê xòm.
Giáp thân con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại té ùm xuống sông.
Ất dậu con gà vàng lông
Đầu đỏ mỏ vàng tiếng gáy ó o .
Bính tuất là con chó cò
Nằm khoanh trong lò lỗ mũi lọ lem.
Đinh hợi con heo ăn hèm
Làm chuồng nhốt lại không thèm thả ra.
**Chú Thích: Hai bài thơ về “thập can” và “thập nhị chi” bên trên đã được viết vào năm 2002, năm “nhâm ngọ” và là một bài trong quyển Tiếng Việt Đa Dạng, xuất bản vào năm 2004, do đó không không dúng với chi và can của năm 2014 là năm giáp ngọ. Chúng tôi
có hiệu đính vài dòng bên dưới
Năm 2013 dương lịch là năm Quý Tỵ âm lịch. Sang Năm 2014, sẽ là Năm Giáp Ngọ, và năm 2015 sẽ là năm Ất Mùi.
Theo cách tính của Đông phương, năm được đặt tên theo một trong mười can, còn gọi là thập can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỹ, canh, tân, nhâm, quí; và một trong mười hai chi, còn gọi là thập nhi chi hay là 12 con giáp: tý, sữu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Cứ tiếp tục theo thứ tự của mười can từ giáp cho tới quí thì mỗi mười năm có một năm bắt đầu bằng chữ “giáp”. Và theo thứ tự của mười hai chi thì mỗi mười hai năm mới có một năm “ngọ”. Mẫu số chung của 10 và 12 là 60. Vậy phải sáu mươi năm sau (2076) mới có một năm “giáp ngọ” nữa. Nếu tính ngược lại thì năm 1954 cũng là năm “giáp ngọ”.
Ngọ và ngựa
Có năm Ngọ vậy có tháng Ngọ không? Có. Tháng “năm” âm lịch còn gọi là tháng Ngọ: “ăn Tết đoan ngọ trở về tháng năm” (ca dao). Còn ngày Ngọ thì sao? Dĩ nhiên cũng có ngày Ngọ và cũng có chu kỳ là 60 ngày. Mỗi ngày có giờ Ngọ là khoảng thời gian dài 2 giờ vào buổi trưa: từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa. Đúng ngọ hay ngọ-trung là đúng vào lúc mặt trời nằm ở điểm cao nhất trên nền trời. Cúng ngọ tức cúng vào buổi trưa. Ca dao có câu:
Vái trời cưới được cô Năm,
Làm chay bảy ngọ mười lăm ông thầy (3).
Đối ngược lại với giờ ngọ là giờ tí từ 11 giờ khuya đến một giờ khuya. Ca dao đùa về chữ cùng nghĩa:
Nửa đêm, giờ tí, canh ba,
Vợ tôi, phụ nữ, đàn-bà, nữ-nhi.
Năm Ngọ là năm ngựa. Tháng ngọ, giờ ngọ, và ngọ môn tức cửa chánh vào thành nhà vua (ngó về hướng nam) thì không dính gì đến ngựa cả.
Trong tiếng Việt còn có một từ khác gốc Hán dùng để chỉ ngựa: “mã”. Chuyện ngựa nói trước, chuyện mã nói sau.
Từ ngàn xưa, người ta đã biết đem ngựa hoang về huấn luyện để giúp sức cho người trong các việc nặng nhọc, nhất là trong việc chuyên chở. Ngựa là một trong sáu con vật được gọi là gia súc. Sáu con vật đó là: bò, ngựa, lợn, dê, gà, chó. Ở Việt Nam, năm trong sáu con vật trên đều bị người làm thịt để ăn, tùy lúc, tùy nơi; chỉ riêng có ngựa, tôi chưa hề nghe ai làm thực phẩm.
Ở miền đông Hoa Kỳ nghe nói có bán thịt ngựa. Dân Pháp cũng ưa ăn thịt ngựa, và có những tiệm chuyên bán thịt ngựa: (boucherie chevaline).
Cho tới thập niên 40-50 ở Việt Nam vẫn còn dùng “xe ngựa”. Chỗ ngồi của hành khách rất cao ở phía sau. Loại xe ngựa nầy có mui giống như mui xe “xích lô đạp” nhưng chiều ngang lớn hơn nhiều. Hiện thời kiểu xe ngựa nầy, trang hoàng đẹp mắt, dùng trong việc chở khách du lịch ở một số thành phố ở Hoa Kỳ.
Trong thập niên 50, tôi còn nhớ, Việt Nam có chế thêm một loại “thùng xe” khác cho ngựa kéo gọi là xe “thổ mộ”. Thùng xe nầy vuông dài, bên trên có mui cong bằng gỗ. Xe nầy còn có tên là xe hộp quẹt vì hình dáng của thùng xe. Nhưng tên “xe thổ mộ” thông dụng hơn. Đây là loại xe chuyên chở hành khách rất thông dụng khắp nơi ở Việt Nam thời đó cho đến khi bị “xe hơi”, hoặc xe Lambretta thay thế. Bác “tài” điều khiển xe thổ mộ có tên đăc biệt: “anh xà ích”. Theo ông Bình Nguyên Lộc (trong quyển Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam) thì chữ xà ích là tiếng Phi Luật Tân được Việt hóa.
Ngựa trong thần thoại hoặc trong lịch sử
Thánh Giống
Ở Việt Nam, theo truyền thuyết, ngày xưa đời Hùng Vương thứ sáu có giặc Ân đánh phá nước Việt. Vua cho đi tìm người giỏi để dẹp giặc. Ở một làng nọ, có một em bé xin đi tòng quân. Em bé xin vua đúc cho em một thanh kiếm và một con ngựa bằng sắt. Vua cho làm theo lời cậu bé. Cậu bé đã dùng kiếm và ngựa sắt dẹp tan được giặc. Với công trạng ấy, cậu bé được phong là Phù Đổng Thiên Vương. Hiện thời, nếu tôi nhớ không lầm thì ở làng Bắc Sơn, còn có đền thờ ông “Thánh Gióng” tức Phù Đổng Thiên-Vương.
Long mã
Ở Trung-Hoa, theo truyền thuyết, có một con vật được gọi là “long mã” xuất hiện thời Phục Hy. Con vật nầy có mình rồng đầu ngựa. Theo trí nhớ (không chắc chắn) của tôi thì nó là nguồn gốc của kinh dịch, một quyển sách nổi tiếng của Trung Hoa. Liên hệ giữa con long mã và kinh dịch như thế nào thì tôi đành chịu.
Trong sử Tàu còn có nhiều con ngựa rất nổi danh. Một trong những con đó là con Xích Thố của “Ông” tức Quan Vân Trường. Con xích thố nầy chỉ nổi danh khi nó đã thuộc về tay “Ông” mà thôi. Khi nó còn ở với hai chủ trước của nó là Lữ Bố và Tào Tháo thì nó không có nổi danh gì cho lắm.
Ở Mông Cổ, Thành Cát Tư Hản đã chiếm nước Trung Hoa, và sau đó đánh về miền tây, thiết lập một giang sơn từ Á sang Âu là nhờ đoàn kỵ mã với những con ngựa chạy xa không mệt và những chiến sĩ tài ba. Nhưng điều cần nhắc lại là đoàn quân ấy đã bị thảm bại ở Việt Nam.
Con ngựa thành Troy
Ở miền Tiểu Á theo thần thoại, có con ngựa nổi danh: “Con ngựa Thành Troy”. Theo Dương Tử (2) câu chuyện truyền rằng người Hy Lạp khi muốn tấn công thành Troy, đoàn quân Hy Lạp đã dùng một con ngựa cây khổng lồ và cho quân lính núp bên trong nhờ phần rỗng trong mình ngựa. Ngựa cây được đẩy tới cạnh cửa thành. Xong quân lính đẩy ngựa cây và đoàn quân đi theo giả thua bỏ chạy. Binh sĩ trong thành mắc kế, mở cửa thành để đánh đuổi và chiếm lấy ngựa cây đẩy vào thành. Họ làm tiệc ăn mừng chiến thắng. Quân lính Hy Lạp trong mình ngựa cây ào ra bất ngờ, mở cửa thành cho quân lính của họ tràn vào và nhờ đó chiếm được thành Troy. Tướng giữ thành là Hector bị tử thương. Từ đó con ngựa thành Troy đã nổi danh.
Cũng theo Dương Tử, kịch gia ngưòi Pháp tên Racine vào thế kỷ XVII đã dùng truyền thuyết “Ngựa Thành Troy” để viết vở kịch nổi danh mang tên “Andromaque” .
Xin trích nguyên văn lời Dương Tử như sau:
“Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chiùnh là Pyrrhus, tướng chỉ huy Hy lạp; Andromaque vợ Hector, và Astyanax, con Hector. Khi thành Troy thất thủ (tiếng Pháp viết là Troie), Andromaque và con là Astyanax bị bắt làm tù binh. Pyrrhus say mê sắc đẹp của Andromaque và đây chính là đầu mối của câu chuyện: Khi Andromaque, vì thờ chồng, cự tuyệt Pyrrhus, thì hắn ra lệnh giết Astyanax, lúc Andromaque vì quá thương con, muốn cứu con, phải giả vờ ưng thuận, thì Astyanax được tha chết. Cứ như thế mà dằng co để rồi cuối cùng chính tên thuộc tướng của Pyrrhus đã giết hắn và tự sát, cũng chỉ vì ông mê Andromaque. Kết cuộc Andromaque được binh sĩ tôn lên ngôi nữ hoàng”.
Đầu người mình ngựa
Ở Hy Lạp, theo thần thoại, ngựa đã từ dưới nước nổi lên vì ngựa do thần nước tạo nên. Có lẽ thần thoại nầy bắt nguồn từ sự xuất hiện của những quân lính đến chinh phục Hy Lạp. Họ đã đi đến bằng tàu và đã cỡi ngựa đổ bộ lên bãi biển. Ngựa lội giỏi và chở lính vào bờ. Có lẽ cũng chính hình ảnh nầy nên phát sinh ra thần thoại con vật “đầu người mình ngựa”. Con vật nầy có đầu và một phần thân thể giống người; nhưng phần thân thể chánh là thân con ngựa. Các bạn nào có xem TV tuồng The Princess Warrior đều thấy có nhóm dân nửa người nửa ngựa nầy.
Ngoài ra, thần thoại Hy Lạp còn có con ngựa nổi danh khác, đó là con ngựa có cánh tên là Pegasus(.
Ngựa trong âm nhạc và văn thơ
Ngựa trong âm nhạc
Trong âm nhạc trước hết phải nhắc tới bài dân ca “lý ngựa ô”. Tôi chép lại lời của bản dân ca nầy để bạn nào chưa biết qua đọc cho vui: (theo Tình ca 7, nhà xuất bản Xuân Thảo.)
“Khớp con ngựa ngựa ô (2 lần) ngựa ô anh khớp; anh khớp cái kiệu vàng; Ứ ư ừ ứ ư; anh tra khớp bạc; lục lạc đồng đen; búp sen lá dậm; dây cương nhuộm thắm; cánh roi anh bịt đồng thòa; Là đưa ý a; đưa nàng, đưa nàng; anh đưa nàng về dinh (2 lần).”
“Khớp con ngựa ngựa ô (2 lần); ngựa ô anh khớp; đi khắp các nẻo xa; Ứ ư ừ ứ ư; đi qua núi mộng; trở lại đồi mơ; đi bên suối đợi; đi sang rừng nhớ; nhớ nhau trong buổi hẹn-hò; Là theo ý a theo chàng; theo chàng, thiếp theo chàng một phen (2 lần).”
“Khớp con ngựa ngựa ô (2 lần); ngựa ô anh khớp; duyên bén ta thành đôi; Ứ ư ừ ứ ư; trong sân pháo nổ; cả họ mừng vui; em mang áo đỏ; chân đi hài tía; thắt lưng dây lụa màu vàng; Cùng nhau ý a tơ hồng; tơ hồng, lễ tơ hồng cùng nhau (2 lần).”
Kế đó là bản “Vết thù trên lưng ngựa hoang”. Tôi rất thích nghe bản nầy qua giọng hát của Elvis Phương, mặc dầu thú thiệt là tôi không hiểu hết ý nghĩa của lời ca.
Bản nhạc thứ ba và là bản nhạc cuối cùng, có dính líu trực tiếp với ngựa mà tôi biết là bản nhạc “Ngựa phi đường xa”. Tôi đã nghe bản nầy không biết bao nhiêu lần, khoảng thập niên 60-70. Nghe ban Thăng Long hát bản nầy thì hay lắm, nhứt là nghe tiếng ngựa hí của ông Hoài Trung. Nhưng bây giờ nghĩ lại thấy tức cười.
Ngựa chạy nhanh, hay ngựa phi thì không khi nào hí; hoặc ngược lại. Vậy mà các ông ấy vừa cho ngựa phi vừa cho ngựa hí, vẫn nghe hay như thường và có ai thắc mắc gì đâu.
Trong bản Hòn Vọng Phu số 1, tuy đề tài không phải là ngựa, nhưng cũng có câu : “ngựa phi ngoài xa hí vang trời”. Như vậy lúc đó phải có nhiều ngựa, một số thì phi, một số không phi, hay bị gò cương lại thì cự-nự nên mới hí. Phải nhiều con đứng tại chỗ hoặc bị gò cương lại mới hí “vang trời” được. Gặp đâu viết đó cho vui thôi chứ không hề có ý chỉ-trích hay phê bình gì cả. Bản Hòn Vọng Phu số 3, cũng có nhắc đến ngựa phi, nhưng không có ngựa hí.
Ngoài các bản trên, tôi không còn biết đến bản nào khác nữa có nhắc đến ngựa. Còn rất nhiều bản nhạc khác về ngựa, nhất là con ngựa hồng, nhưng vì hiểu biết của tôi về âm nhạc rất hạn hẹp nên không biết để viết ra đây.
May mắn thay, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng cho chúng tôi biết "ngựa hồng" được nhắc đến nhiều lần trong âm nhạc Việt Nam Ông có ghi ra cho chúng ta một số trích dẫn sau.
"Một Mình Trên Đồi Nhỏ" của Từ Công Phụng:
...Đồi xưa, ngựa hồng đã khuất bóng
Hồn chênh vênh có buồn...
"Xin Mặt Trời Ngũ Yên", Trịnh Côn Sơn:
... Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
Ngựa hồng đã mỏi vó
Chết trên đời quê hương...
"Chỉ Có Ta Trong Một Đời", Trịnh Côn Sơn:
... Đời về tôi, tên mục đồng,
Rồi về thêm con ngựa hồng...
"Hát Trên Đồi Tăng Nhơn Phú", Vũ Đức Sao Biển:
... Ngựa hồng ơi bao năm rồi
tàn cuộc vui, sao quanh đời
còn vọng mãi chút hương xưa ngày thơ ấu.
"Chinh Phụ Ca", Phạm Duy:
... Rồi nhìn qua song em thấy trước sông
Ngựa hông âu yếm bước sang
Trên lưng có chàng trai tráng
Mang theo biết bao nhiêu ngày vàng...
"Ngựa Hồng"(Rong Ca 9), là bài hát thật dài nói về ngựa hồng củaPhạm Duy:
Ngựa Hồng xưa kia cùng bậc chinh nhân
Bách chiến nơi sa trường đời
Ngựa Hồng hôm nay cột vào yên cương
Cong lưng kéo chiếc xe thôi. . .
Ngựa Hồng xưa kia oai phong tuấn mã
Đi trong vinh quang sa trường vấn thân. . .
Bổng thấy xa xăm Ngựa Rừng
Ngựa Thần không yên, Ngựa Hùng không cương
Ngựa Rừng phi qua ngọn đồi. . .
Ngựa Hồng ơi! Tung xiềng để ra đi
Thênh thang khắp cõi tang thương.
Ngựa Hồng đưa chân đá vỡ yên cương. . .
Ngựa Hồng không ai che đôi mắt nữa
Trông ra hai bên con đường rất xa
Ngựa Hồng vươn lên phi qua lỗ bé trôn kim
Thong dong đi vào cõi không !
Ngựa trong văn chương
Trong văn thơ Việt-Nam, truyện Kiều đứng đầu trong việc nhắc đến ngựa. Có tất cả mười một lần Nguyễn Du đã viết về ngựa. Nếu bạn nào muốn coi con số trên đúng hay sai thì cứ chịu khó đọc lại từng câu trong chuyện Kiều, câu nào có từ ngựa, hay từ gì liên quan tới ngựa thì gạch dưới và đếm cho vui.
Có điều chắc chắn là tất cả những người đàn ông có liên hệ đến đời Kiều đều cỡi ngựa, hay dùng ngựa làm phương tiện chuyên chở.
Trước hết trong đoạn thơ tả cảnh chị em Kiều đi lễ thanh minh:
Dập diều tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Cũng trong cảnh đi tảo mộ nầy, lúc Kim Trọng, chàng thanh niên đầu tiên mà Kiều để ý, xuất hiện và gặp mặt Kiều lần đầu, chàng cỡi ngựa:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa, tới nơi tư tình.
Trước đó một vài câu, tác giả truyện Kiều đã gián-tiếp cho biết là Kim Trọng dùng ngựa:
Dùng dằng nửa ở nửa về
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng.
Nhạc vàng đây chắc chắn là nhạc ngựa. Lỏng buông tay khấu là thả lỏng dây cương; vậy phải kể hai câu nầy nói về ngựa rồi. Khi hai chị em Kiều sắp chia tay Kim Trọng, ngựa lại được nhắc đến:
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.
Mã Giám Sinh, người đàn ông có hành động mà Nguyễn Du phải than thở là “tiếc thay một đóa trà mi, con ong đã tỏ đường đi lối về”, đã “giục giã vội vàng ra đi” bằng ngựa:
Đoạn trường thay lúc phân kỳ
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
Sở Khanh, người đàn ông thứ ba trong đời Kiều, khi bỏ Kiều ra đi, cũng dùng ngựa, để “quất ngựa truy phong”:
Nàng càng thổn thức gan vàng,
Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào!
Rồi khi Thúc Sinh, người đàn ông thứ tư, lúc chia tay cùng Kiều vào một mùa thu để về nhà “xin phép” hoặc “thu xếp” với vợ cho Kiều về ở chung, cũng đã ra đi bằng ngựa:
Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san.
Khi Thúc Sinh đã ra đi rồi, có một nhóm ác nhân “đầu trâu mặt ngựa” đến đốt nhà nơi Kiều đang cư ngụ. Trong lúc bất tỉnh vì thuốc mê, Kiều đã bị bắt cóc đem đi bằng ngựa:
Thuốc mê đâu đã tưới vào,
Mơ màng như giấc chiêm-bao biết gì!
Vực ngay lên ngựa tức thì,
Phòng đào, viện sách, bốn bề lửa dong.
Từ Hải, người đàn ông thứ năm, người đã giúp Kiều trả oán, báo ân, và đưa Kiều lên chỗ cao sang nhất của cuộc đời Kiều, cũng dùng ngựa. Đó là lẽ dĩ nhiên vì Từ Hải là một võ tướng:
Trông trời, trời bể mênh mang,
Thanh gươm, yên ngựa, lên đàng thẳng dong.
Khi cho quân lính rước Kiều về phủ đường một cách rất long trọng, Từ Hải đã tự mình cỡi ngựa ra ngoài để nghênh đón Kiều:
Kéo cờ lũy, phát súng thành,
Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài.
Và gần đến cuối của câu chuyện gian truân đời Kiều, người em trai của Kiều và người tình đầu tiên đã được làm quan. Sau đó chàng Kim được “cải nhậm” Nam Bình, còn chàng Vương, thành Phú Dương. Cả hai đã dùng xe ngựa đi “phó quan” :
Sắm sanh xe ngựa vội vàng,
Hai nhà cùng thuận một đường phó quan.
Ngoài ra thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa” để chỉ những người không lương thiện bắt nguồn từ Kiều:
Người nách thước kẻ tay dao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Thành ngữ “làm thân trâu ngựa” để đáp đền ơn sâu cũng ở trong Kiều mà ra:
Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Tác phẩm thứ hai có nhắc đến ngựa là quyển Chinh Phụ Ngâm. Sau đây là một vài đoạn thơ liên quan đến ngựa. Nói về nam nhi trong thời chinh chiến:
Chí làm trai đặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giả nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu vị ào ào gió thu.
Rồi nàng phải tiễn chàng ra trận, cảnh chia ly thật là buồn:
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng vợi vợi buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Trong câu trên, ngựa chỉ dùng để so sánh mà thôi. Ở các câu sau, ngựa liên quan trực tiếp đến người chinh phu ở nơi xa xăm, chịu dãi dầu sương gió, cùng những hiểm nguy của chiến trận, bên mình ngựa:
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn
Giòng nước sâu ngựa nản chân bon.
Ôm yên, gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh
Hoặc:
Xông pha gió bãi trăng ngàn
Tên reo đầu ngựa giáo lan mặt thành.
Hay là:
Chàng ruổi ngựa dậm trường mây phủ
Thiếp dạo hài lối cũ rêu xanh.
Tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu cũng có một câu nói về ngựa:
Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô.
Tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu cũng có nhắc xa mã:
Mùi phú quí nhữ làng xa mã
Bã vinh hoa lừa gã công khanh.
Trong truyện “Lục Súc Tranh Công” (9), một số các gia súc khác có vẻ “ghen tài” với ngựa, nên đã nói xấu ngựa nhiều điều, xin chép lại đây một vài câu:
Dám thưa người báu gì giống ngựa
Mà trau tria lầu trại nhọc nhằn
Ăn cho ăn những cháo đậu xanh
Ở thì ở những tàu lợp ngói...
Gẫm giống ấy:
Nết na dớn dát, Tính khí chàng ràng...
Nghề cày bừa nghe coi lếu láo...
Dại không ra dại, khôn chẳng ra khôn
Nuôi giống ấy làm chi cho rối.
Ngựa cũng chẳng vừa gì, vừa tự khen mình, vừa kể công đánh Nam dẹp Bắc, giúp không biết bao nhiêu tướng tài phò trợ xã tắc suốt trong lịch sử:
Ngựa nghe nói tím gan, tím phổi
Liền chạy ra hầm hí vang tai
Ớ này này tao bảo chúng bây
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa...
Tao đã từng đi quán về quê
Đã ghe trận, đánh Nam, dẹp Bắc...
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá.
Ông Cao Tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia.
Ông Quan Công sáu ải vượt qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố...
Các chú được ăn no nằm ngủ
Bởi vì ta cầm cán giữ gìn ...
Các chú những nằm trong xó bếp
Tài các người ở chốn quê mùa
Đừng đừng buông lời nói khật khù
Bớt bớt thói chê bai giớn giác …
Thi sĩ Bạch Cư Dị cũng có nhắc đến ngựa trong Tì Bà Hành Khúc:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti.
Thi sĩ Bùi Hữu Nghĩa có nhắc đến tài chạy đường xa của ngựa:
Đường dài ngựa phóng mây ngàn dặm
Nước cũ trăng tròn rọi núi sông.
(Hai câu trên dịch từ hai câu bằng chữ Hán Việt (HV), mà rất tiếc tôi không tài nào nhớ nổi vì vốn liếng chữ HV quá ít. Chỉ nhớ là hình như đã đọc hai câu dịch ra tiếng Việt trong một bài về ngựa của ông Thái văn Kiểm, cách đây đã lâu lắm rồi.)
Nhưng trong văn thơ, theo tôi, con ngựa nổi danh không phải là con ngựa thật ngoài đời, mà là con ngựa trong bài “Đánh cờ người” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bà tả chuyện cặp vợ chồng, đêm khuya trằn trọc không ngủ được nên:
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người
Hẹn rằng đấu trí mà chơi
Cấm ngoại thủy không ai được biết...
Thoạt mới đầu chàng liền nhảy ngựa
Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên...
Dương Tử (2) có ghi lại bài thơ của Vũ Lang (một cựu giáo sư trung học Nguyễn Trải) gởi tặng ông trong dịp Tết Nhâm Ngọ:
Ngựa thần hý lộng đón xuân sang
Rắn tiễn năm tàn hạnh hổ mang
Vui tết đào hồng khoe sắc thắm
Đón xuân mai, cúc, trổ hoa vàng ...
Đến đây, trí nhớ và tài liệu đã cạn tất cả những gì về ngựa trong thơ văn. Tôi ngưng đánh máy, tắt computer để nghỉ xả hơi, tình cờ thấy quyển “Thơ tình chọn lọc” của Nguyễn Hoài Thương, lật ra đọc lướt qua, lại thấy có một bài thơ, tác giả Phan văn Dật (1927), tựa đề Tiễn Đưa, nói về cảnh vợ tiễn chồng đi lính, có hình ảnh ngựa:
Chàng mặc áo nhung nầy,
Thiếp vì chàng mới may,
Thiếp dù xa chân ngựa,
Tơ lòng theo chàng bay.....
Và ở một đoạn sau:
Ngày mai chàng ruổi xa,
Mặc kẻ nước mắt sa,
Yên ngựa rong đường thẳng,
Thức dậy lúc canh gà.
Trong sấm Trạng Trình có nhắc đến ngựa qua từ mã:
Mã đề Dương cước anh hùng tận
Thân Dậu lai niên kiến thái bình.
Trong một đoạn dài vừa qua tôi đã chép lại những câu liên quan đến ngựa trong nhạc và thơ. Còn trong văn xuôi thì sao? Tôi đành thú nhận là trí nhớ của tôi rất mơ hồ. Rồi tôi tự ngạc nhiên về tôi. Chẳng lẽ trong suốt những năm trung học không có một ông thầy Việt văn nào bắt mình đọc một đoạn văn xuôi nào dính líu đến con ngựa sao? Hay trong những quyển tiểu thuyết hoặc chuyện ngắn, chuyện dài đã tự tìm đọc lại không có chuyện nào liên quan đến ngựa sao?
Cố moi óc mãi mới nhớ có một đoạn chữ “người kỵ mã trong sương chiều”, nhưng không biết nó dính tới nhạc, thơ, hay văn xuôi; và một cuốn sách có tựa là “Ngựa chứng trong sân trường” của Duyên Anh. Rắt tiếc tôi chưa đọc qua. Theo lời một người bạn, cuốn sách nầy chỉ dùng từ ngựa chứng với tính cách tượng trưng mà thôi vì sách chỉ viết về chuyện học trò. Thôi đành bỏ qua cái vụ ngựa trong văn xuôi.
(còn tiếp)
NGỌ, NGỰA, và MÃ
Nguyễn Hữu Phước
PHẦN II
Ca dao, tục ngữ, từ ngữ liên quan đến ngựa
Chuyện phiếm về ngựa
Bài “Chuyện Phiếm Về Ngựa” của Triết Tùng (9) cũng có ghi những câu ca dao sau đây về ngựa rất hay:
Khôn ngoan ở đất nhà bần
Dù che ngựa cỡi đến đâu vẫn hèn
Xa thì mượn ngựa mà đi
Nghèo thì tốt gánh xá chi đường dài.
Trước đường xe ngựa bời bời
Bụi hồng mù mịt đâu người mắt xanh.
Có chồng như ngựa có cương
Đắng cay phải chịu yêu thương thì nhờ.
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cỡi ngựa đi mời ông trăng.
Bước đường tiến đến ông nghè
Vinh quy bái tổ ngựa xe tưng bừng.
Những thành ngữ liên quan đến ngựa
Đời xưa, vào thời kỳ chưa có xe hơi làm phương tiện di chuyển, hình ảnh hào hùng của người chiến sĩ gắn liền với hình ảnh của con ngựa. Cỡi ngựa ra trận, nếu có bị tử trận thì “chết trên mìmh ngựa” là một cái chết oai hùng. Câu “da ngựa bọc thây” cũng dùng để chỉ cái chết vinh quang “đền nợ nước” của người lính trận. Thành ngữ “da ngựa bọc thây” cũng tương đương như câu “quan tài được phủ lá quốc kỳ”, một nghi thức danh dự dùng trong đám tang của các chiến sĩ cận đại và hiện đại.
Thỉnh thoảng có nghe nói “đau như bị ngựa đá” Không biết trong cuộc sống thật của những người có liên hệ trực tiếp với ngựa, như phu xe ngựa, nài cỡi ngựa đua, những người săn sóc cho cuộc sống của ngựa, v.v. có bao nhiêu người bị ngựa đá, và nếu bị đá chắc chắn là đau lắm rồi. Nhưng đây là một thành ngữ có tính cách tượng trưng hơn là thực tế.
Nói đến ngựa đá, nhớ lại lúc nhỏ học Việt văn, thầy bảo phải dùng dấu chấm, dấu phết cho đàng hoàng, nếu không câu văn trở thành tối nghĩa. Thí dụ sau đây cho thấy điều đó.
Mời các bạn đoán xem câu sau đây muốn nói gì: “Con ngựa đá (a) con ngựa đá (b) con ngựa đá (c) không đá con ngựa”. Câu trên thoạt nhìn chúng ta có thể thấy có ba lần “con ngựa đá” và một lần “không đá con ngựa”.
Các bạn có đoán ra câu trên muốn nói gì không?
Để khỏi giải thích quanh co, tôi viết lại như sau các bạn sẽ hiểu ngay: “Con ngựa (thật dùng chân) đá (búng chân ra phía sau) con ngựa (bằng) đá, con ngựa (bằng) đá không (thể nào dùng chân để) đá con ngựa (thật). Các bạn có thể dùng dấu phẩy (dấu phết) để làm cho câu trên được rõ nghĩa thêm đôi chút.
Bị ngựa đá trúng phải đau lắm vì chân ngựa có móng.
Người nuôi ngựa lại đóng vào móng ngựa thiên nhiên một miếng sắt hình vành cung để bảo vệ móng ngựa thật. Miếng sắt nầy cũng được gọi là móng ngựa.
Nhưng “vành móng ngựa” lại có nghĩa là tòa án vì cái bàn - chỗ vị thẩm phán (hay còn gọi là “quan tòa”) ngồi để phân xử , tuy bàn nầy rất to, lại có hình giống cái móng ngựa. Theo quan niệm xưa của dân đông phương, ra tòa hay ra trước “vành móng ngựa” là một điều kém may mắn, hay một điều vô phúc.
Thành ngữ “một con ngựa đau, cả tàu nhịn cỏ” diễn tả sự tương thân tương trợ của những người cùng chung một nhóm, hay cùng một chí hướng. Thành ngữ nầy tôi nghe thấy nhiều nhất. Có lẽ nó hợp với lối sống tương trợ của dân ta chăng?
Để chỉ lời nói có uy tín, đã nói ra thời giữ lời, người ta thường dùng thành ngữ:
“Một lời nói ra bốn ngựa khó theo”
(nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.)
Ngoài những thành ngữ vừa kể, có nhiều từ khác khi đi tiếp theo sau từ ngựa sẽ nói rõ hơn về một tình trạng nào đó của ngựa, thí dụ như màu sắc (sẽ nói nhiều hơn ở một đoạn sau) hay hành động hay cách đi đứng của ngựa. Từ “ngựa bền” chỉ ngựa có sức đi lâu và đi xa. Có ngựa hay và chạy nhanh nổi tiếng như ngựa “bắc thảo” của Trung Hoa. “Ngựa bết” là ngựa đã đi xa nhiều và đã mệt mỏi. “Ngựa bỡ” chỉ ngựa mau mệt mặc dầu chưa đi được xa.
“Ngựa cất” là ngựa đưa cao hai chân trước lên trong lúc chân co lại, do đó đầu ngựa cũng cất lên cao. Thường khi ngựa đang chạy nhanh mà bị gò cương để đứng lại một cách bất ngờ, ngựa sẽ “cất” hai chân trước lên và có thể phát ra tiếng (ngựa hí).
“Ngựa kiệu” là một cách đi lúp xúp của ngựa với tốc độ chậm; cách đi nầy ngược với “ngựa phi” tức ngựa chạy nhanh. Ngựa phi trong lúc phóng những bước thật dài còn gọi là “ngựa sải”. Ngoài ra còn có từ “ngựa tế” tức ngựa chạy nhanh nhưng chạy với một tốc độ đều đặn.
Ngựa không nghe theo lệnh người cỡi, hay nhảy chồm hoặc nhảy dựng lên gọi là “ngựa chứng”. Khi ngựa đang chạy, mà vì lý do nào đó chân sau lại đạp nhằm chân trước thì gọi là ngựa “đạp đề”. Ngựa chuyên môn được dùng trong việc ăn thua ở trường đua là “ngựa đua” hay “ngựa thi” (3).
Ngựa đua dùng vào việc giải trí sẽ nói ở một đoạn sau. Ngoài ra còn có những con “ngựa hoang”. Những con ngựa nầy chưa được người đem về làm gia súc, chưa được huấn luyện để giúp người trong việc giải trí hay chuyên chở.
Một loại ngựa hoang ở miền tây Hoa Kỳ rất nổi danh là con “mustang” vì nó được mô tả là một trong những loại ngựa đẹp và gây nhiều hứng thú (. Hãng xe Ford đã dùng từ “Mustang” để đặt tên cho một kiểu xe của hãng. Đây là một trong những loại xe bán rất “chạy” của hãng nầy.
Một số thành ngữ không tốt về ngựa
Những tục ngữ hay thành ngữ vừa kể đa số đều nói tốt về ngựa. Sau đây là một số thành ngữ liên quan đến ngựa nhưng hàm chứa những ý không tốt.
Trước hết “ngựa truy phong” có nghĩa đen là ngựa hay, chạy nhanh hơn gió; nhưng có nghĩa bóng là chạy trốn, từ đó có thành ngữ “quất ngựa truy phong” để chỉ hành động chạy trốn của một người nào đó sau khi làm một việc không đúng. Thành ngữ nầy được dùng nhiều nhất để chỉ hành động của một người đàn ông bỏ rơi một phụ nữ.
Kế đến có “ngựa về ngược”. Thành ngữ nầy theo nghĩa đen thì trong cuộc đua, có một con ngựa dỡ lại thắng cuộc. Nhưng theo nghĩa bóng, trong bất cứ một cuộc tranh tài nào, phe có nhiều hy vọng hay được nhiều người nghĩ là sẽ thắng, lại thua cuộc. Trong đời sống chánh trị, nghe nói ông nào ra ứng cử mà bị ngựa về ngược thì cảm thấy một nỗi ê ẩm đúng là “đau như bị ngựa đá”. Ngoài ra còn có thành ngữ “ngựa con háu đá”. Có lẽ người ta dùng nó để chỉ sự khoe khoang hay hành độngï kém suy nghĩ của những người thiếu kinh nghiệm.
Thành ngữ “ngựa quen đường cũ” chỉ sự trở lại của một thói quen mà một người đã làm trong nhiều ngày tháng. “Ngựa quen đường cũ” thường dùng cho trường hợp của một cô gái mãi dâm đã có một thời gian bỏ nghề rồi lại vì thói quen, trở về nghề cũ.
Có một nhóm chữ liên quan đến ngựa và có nghĩa xấu nhưng xin lỗi phải viết ra đây cho tròn việc moi trí nhớ. Đó là cụm từ “con đĩ ngựa” hoặc “đồ đĩ ngựa”. Không hiểu tại sao chỉ có hai con vật bị người gán cho từ đĩ. Đó là con chó và con ngựa. Nói về chữ đĩ thì ca dao có câu:
Đùng đùng ngựa chạy qua truông
Mảng mê con đĩ luông tuồng bỏ con (3).
Chữ “ngựa” khi dùng để ám chỉ hành vi của một người (thường là phái nữ) thì nghĩa của nó đã được dùng trong ý xấu. Khi nói con nhỏ đó “ngựa” lắm, tức ám chỉ cô đó có vẻ chưng dọn, khoe khoang, làm cho phe nam chú ý, và tất cả những gì liên quan đến sự chú ý đó, nhưng hàm chỉ không được tốt lắm. Từ “ngựa bà” hay “đĩ ngựa” là từ dùng để gọi người đàn bà lẳng lơ, không đứng đắn.
Những chữ ngựa khác
Ngoài những từ ngựa liên quan đến ngựa là một động vật còn có những từ khác dính líu đến âm ngựa nhưng có nghĩa khác. Trước hết có “bộ ngựa” tức bộ ván, giống như một cái giường, nhưng gồm nhiều miếng gỗ (hay miếng ván) ghép lại và được đặt trên hai ghế dài bằng cây gọi là hai “chân ngựa”. Các nhà giàu ngày xưa hay sắm bộ ngựa gõ có độ dầy từ 8 đến 10 cm. Gõ là một loại cây quí, giá cao hơn các loại cây khác.
Trong dụng cụ âm nhạc có “con ngựa đờn” hay “ngựa đàn”. Đó là miếng gỗ nhỏ làm chỗ tựa cho hai sợi dây đờn của đờn nhị (hay đờn cò). Người ta gọi chiếc xe đạp (xe máy) là con “ngựa sắt” vì xe đạp được chế tạo bằng kim loại (có thể bằng sắt hoặc bằng một thứ kim loại khác) và có công dụng chuyên chở như ngựa.
Có một sinh vật có tên liên hệ đến ngựa nhưng không phải con ngựa, nó có bốn chân thuộc loài có vú. Đó là con “ngựa trời”. Nó thuộc loài sâu bọ, có chân thật dài, mình thon, đầu to có vẻ giống con châu chấu, có màu xanh lá cây. Tới đây tôi lại nhớ đến “súng ngựa trời” một loại súng cối đã được dùng để “pháo kích” vào thành phố trong thập niên 65-75. Người ta gọi súng cối tên đó có lẽ vì nó có hai chân chống cao và thân súng dài giống chân và mình con “ngựa trời.”
Ngoài ra còn có một động vật khác tuy giống con trâu hơn, chậm chạp và nặng nề hơn, sống ở các sông rạch ở Phi Châu. Loại nầy tuy có vẻ hiền lành nhưng nếu nó tấn công ghe hay tàu nhỏ trên sông thì là đại nạn, không chết cũng bị thương. Nó gọi là con hà mã.
Ngựa trong việc giải trí
Cờ tướng và tứ sắc
Có hai con ngựa, không phải ngựa thật, nhưng chỉ có từ mã (ngựa) được viết bằng chữ Hán, lại rất nổi danh trong việc giải trí của người Việt. Đó là con ngựa trong cờ tướng và con ngựa trong bài tứ sắc. Hai trò giải trí nầy đều dùng một số từ gồm có: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, ngựa và chốt (hay tốt). Cái đặc biệt của hai trò giải trí nầy, là một số người tham dự lại dốt đặc, không biết một chữ Hán. Họ chỉ cần “nhớ mặt” các quân bài trên là được.
Cờ tướng là một trong bốn thú vui của kẻ sĩ ngày xưa, dưới thời nho giáo (cầm, kỳ, thi, họa). Ngày nay, nó là một trong những thú giải trí của các senior citizens (người già). Tuy gọi là giải trí, nhưng chơi cờ tướng phải biết suy tính chiến lược, và chiến thuật; phải tính trước nhiều bước đi để làm cho ông tướng bên đối thủ hết đường đi.
Tôi còn nhớ lúc nhỏ, khi mới học chơi cờ tướng, cha tôi đã dạy tôi cách đi của từng quân cờ: Mã nhựt (ngựa đi theo hình chữ nhật hay hình vuông-dài), tượng điền (gọi con tượng chớ không gọi là con voi mặc dầu tượng có nghĩa là voi), đi theo hình chữ điền hay đường xéo của hình vuông đôi, xa liền (xe đi theo đường dọc hoặc đường ngang và có thể đi liền nhau), pháo cách (pháo phải có một con ở giữa thì mới bảo vệ hoặc tấn công được).
Về ngựa, thì có thế cờ “ngựa giao chân” để hai ngựa của phe ta tự bảo vệ nhau, khỏi cần dùng xe, hay pháo để bảo vệ ngựa. Ngoài ra còn có một thế quen thuộc khác của ngựa trong cờ tướng là thế “pháo đầu – mã đội”. Thế nầy dùng ngựa làm ngòi cho pháo và do đó cả pháo lẫn ngựa đều có thể tấn công được. Xin tạm dừng các thế cờ vì sẽ lạc đề.
PHẦN I
Sách về ngựa ở Hoa Kỳ quá nhiều, trong lúc sách về ngựa Việt Nam lại không có, mặc dầu thư viện có khá nhiều sách tiếng Việt. Do đó những điều viết về ngựa liên quan đến Việt Nam đều từ trí nhớ mà ra, trừ những chỗ có trích dẫn.
Nhưng có trí nhớ tức là đã học, đã nghe, hay đã đọc từ những năm hay từ những thập niên về trước. Rất tiếc là không nhớ nổi đã đọc ở đâu và do ai viết. Vậy xin thành thật cám ơn và cũng xin lỗi các tác giả mà tôi đã đọc qua nhưng vì quá lâu rồi nên không còn nhớ tên được nữa. Đoạn nào nhớ được tôi sẽ ghi chú mặc dầu không chắc nhớ đúng.
Ngọ và ngựa
Thập can và thập nhị chi
Năm 2002 là năm Nhâm Ngọ. Theo cách tính của Đông phương, năm được đặt tên theo mười can, (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỹ, canh, tân, nhâm, quí) và mười hai chi (tý, sữu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi). Để cho dể nhớ, ai đó đã làm ra bai thơ sau đây:
Bính tý con chuột cống lang
Hay tha trứng vịt xuống hang bỏ rày.
Đinh sữu con trâu kéo cày
Ngoài đồng hai buổi ăn rày cỏ khô.
Mậu dần con cọp ngoài rừng
Tiếng kêu vang lừng hay chụp bắt heo.
Kỷ mẹo là con mèo ngao
Hay kêu hay gào hay khóc hay than.
Canh thìn là con rồng vàng
Những khi cần nước Ngọc Hoàng sai đi.
Tân tỵ con rắng ròng ri
Ở dưới mương lạn mấy khi lên bờ.
Nhâm ngọ con ngựa chạy mờ
Nó đi một buổi mười giờ không sai.
Quí mùi con dê râu dài
Cái đuôi ngúc ngoắt, cái đầu có chong.
Giáp thân con khỉ rừng vong
Cái đít chai ngắt, đầu không có sừng.
Ất dậu là con gà rừng
Có mỏ có mòng hay gáy ó o.
Bính tuất là con chó cò
Hay nằm cạnh lò lổ mũi lọ lem.
Đinh hợi con heo ăn hèm
Mấy khi cúng tế chả nem đủ dùng.
Cứ tiếp tục theo thứ tự của mười can từ giáp cho tới quí thì mỗi mười năm có một năm bắt đầu bằng chữ “nhâm”. Và theo thứ tự của mười hai chi thì mỗi mười hai năm mới có một năm ngọ. Mẫu số chung của 10 và 12 là 60. Vậy phải sáu mươi năm sau (2062) mới có một năm “nhâm ngọ” nữa. Hoặc đi ngược lại sáu mươi năm trước là năm nhâm ngọ (1942).
Theo Dương Tử (2), bài thơ về 12 con giáp được truyền tụng như sau:
Bính tý là con chuột nhà,
Gặm lúa gặm thóc đem thồn xuống hang
Đinh sữu con trâu kềnh càng
Cày chưa tới buổi đã mang cày về.
Mậu dần ông cọp kiếm dê
Bắt thịt đem về trên núi non cao.
Kỷ mẹo con mèo hay ngao
Hay cấu hay quào ăn vụng như tinh.
Canh thìn con rồng sơn đình
Mình không mình giữ ẩn mình trên mây.
Tân tị con rắn bộng cây
Nằm khoanh trong bộng chẳng hay sự gì.
Nhâm ngọ con ngựa kéo xe
Cong lưng mà chạy quản gì đường xa
Quí mùi là con dê già
Ăn nhằm sua đủa chết cha dê xòm.
Giáp thân con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại té ùm xuống sông.
Ất dậu con gà vàng lông
Đầu đỏ mỏ vàng tiếng gáy ó o .
Bính tuất là con chó cò
Nằm khoanh trong lò lỗ mũi lọ lem.
Đinh hợi con heo ăn hèm
Làm chuồng nhốt lại không thèm thả ra.
**Chú Thích: Hai bài thơ về “thập can” và “thập nhị chi” bên trên đã được viết vào năm 2002, năm “nhâm ngọ” và là một bài trong quyển Tiếng Việt Đa Dạng, xuất bản vào năm 2004, do đó không không dúng với chi và can của năm 2014 là năm giáp ngọ. Chúng tôi
có hiệu đính vài dòng bên dưới
Năm 2013 dương lịch là năm Quý Tỵ âm lịch. Sang Năm 2014, sẽ là Năm Giáp Ngọ, và năm 2015 sẽ là năm Ất Mùi.
Theo cách tính của Đông phương, năm được đặt tên theo một trong mười can, còn gọi là thập can: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỹ, canh, tân, nhâm, quí; và một trong mười hai chi, còn gọi là thập nhi chi hay là 12 con giáp: tý, sữu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi.
Cứ tiếp tục theo thứ tự của mười can từ giáp cho tới quí thì mỗi mười năm có một năm bắt đầu bằng chữ “giáp”. Và theo thứ tự của mười hai chi thì mỗi mười hai năm mới có một năm “ngọ”. Mẫu số chung của 10 và 12 là 60. Vậy phải sáu mươi năm sau (2076) mới có một năm “giáp ngọ” nữa. Nếu tính ngược lại thì năm 1954 cũng là năm “giáp ngọ”.
Ngọ và ngựa
Có năm Ngọ vậy có tháng Ngọ không? Có. Tháng “năm” âm lịch còn gọi là tháng Ngọ: “ăn Tết đoan ngọ trở về tháng năm” (ca dao). Còn ngày Ngọ thì sao? Dĩ nhiên cũng có ngày Ngọ và cũng có chu kỳ là 60 ngày. Mỗi ngày có giờ Ngọ là khoảng thời gian dài 2 giờ vào buổi trưa: từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa. Đúng ngọ hay ngọ-trung là đúng vào lúc mặt trời nằm ở điểm cao nhất trên nền trời. Cúng ngọ tức cúng vào buổi trưa. Ca dao có câu:
Vái trời cưới được cô Năm,
Làm chay bảy ngọ mười lăm ông thầy (3).
Đối ngược lại với giờ ngọ là giờ tí từ 11 giờ khuya đến một giờ khuya. Ca dao đùa về chữ cùng nghĩa:
Nửa đêm, giờ tí, canh ba,
Vợ tôi, phụ nữ, đàn-bà, nữ-nhi.
Năm Ngọ là năm ngựa. Tháng ngọ, giờ ngọ, và ngọ môn tức cửa chánh vào thành nhà vua (ngó về hướng nam) thì không dính gì đến ngựa cả.
Trong tiếng Việt còn có một từ khác gốc Hán dùng để chỉ ngựa: “mã”. Chuyện ngựa nói trước, chuyện mã nói sau.
Từ ngàn xưa, người ta đã biết đem ngựa hoang về huấn luyện để giúp sức cho người trong các việc nặng nhọc, nhất là trong việc chuyên chở. Ngựa là một trong sáu con vật được gọi là gia súc. Sáu con vật đó là: bò, ngựa, lợn, dê, gà, chó. Ở Việt Nam, năm trong sáu con vật trên đều bị người làm thịt để ăn, tùy lúc, tùy nơi; chỉ riêng có ngựa, tôi chưa hề nghe ai làm thực phẩm.
Ở miền đông Hoa Kỳ nghe nói có bán thịt ngựa. Dân Pháp cũng ưa ăn thịt ngựa, và có những tiệm chuyên bán thịt ngựa: (boucherie chevaline).
Cho tới thập niên 40-50 ở Việt Nam vẫn còn dùng “xe ngựa”. Chỗ ngồi của hành khách rất cao ở phía sau. Loại xe ngựa nầy có mui giống như mui xe “xích lô đạp” nhưng chiều ngang lớn hơn nhiều. Hiện thời kiểu xe ngựa nầy, trang hoàng đẹp mắt, dùng trong việc chở khách du lịch ở một số thành phố ở Hoa Kỳ.
Trong thập niên 50, tôi còn nhớ, Việt Nam có chế thêm một loại “thùng xe” khác cho ngựa kéo gọi là xe “thổ mộ”. Thùng xe nầy vuông dài, bên trên có mui cong bằng gỗ. Xe nầy còn có tên là xe hộp quẹt vì hình dáng của thùng xe. Nhưng tên “xe thổ mộ” thông dụng hơn. Đây là loại xe chuyên chở hành khách rất thông dụng khắp nơi ở Việt Nam thời đó cho đến khi bị “xe hơi”, hoặc xe Lambretta thay thế. Bác “tài” điều khiển xe thổ mộ có tên đăc biệt: “anh xà ích”. Theo ông Bình Nguyên Lộc (trong quyển Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam) thì chữ xà ích là tiếng Phi Luật Tân được Việt hóa.
Ngựa trong thần thoại hoặc trong lịch sử
Thánh Giống
Ở Việt Nam, theo truyền thuyết, ngày xưa đời Hùng Vương thứ sáu có giặc Ân đánh phá nước Việt. Vua cho đi tìm người giỏi để dẹp giặc. Ở một làng nọ, có một em bé xin đi tòng quân. Em bé xin vua đúc cho em một thanh kiếm và một con ngựa bằng sắt. Vua cho làm theo lời cậu bé. Cậu bé đã dùng kiếm và ngựa sắt dẹp tan được giặc. Với công trạng ấy, cậu bé được phong là Phù Đổng Thiên Vương. Hiện thời, nếu tôi nhớ không lầm thì ở làng Bắc Sơn, còn có đền thờ ông “Thánh Gióng” tức Phù Đổng Thiên-Vương.
Long mã
Ở Trung-Hoa, theo truyền thuyết, có một con vật được gọi là “long mã” xuất hiện thời Phục Hy. Con vật nầy có mình rồng đầu ngựa. Theo trí nhớ (không chắc chắn) của tôi thì nó là nguồn gốc của kinh dịch, một quyển sách nổi tiếng của Trung Hoa. Liên hệ giữa con long mã và kinh dịch như thế nào thì tôi đành chịu.
Trong sử Tàu còn có nhiều con ngựa rất nổi danh. Một trong những con đó là con Xích Thố của “Ông” tức Quan Vân Trường. Con xích thố nầy chỉ nổi danh khi nó đã thuộc về tay “Ông” mà thôi. Khi nó còn ở với hai chủ trước của nó là Lữ Bố và Tào Tháo thì nó không có nổi danh gì cho lắm.
Ở Mông Cổ, Thành Cát Tư Hản đã chiếm nước Trung Hoa, và sau đó đánh về miền tây, thiết lập một giang sơn từ Á sang Âu là nhờ đoàn kỵ mã với những con ngựa chạy xa không mệt và những chiến sĩ tài ba. Nhưng điều cần nhắc lại là đoàn quân ấy đã bị thảm bại ở Việt Nam.
Con ngựa thành Troy
Ở miền Tiểu Á theo thần thoại, có con ngựa nổi danh: “Con ngựa Thành Troy”. Theo Dương Tử (2) câu chuyện truyền rằng người Hy Lạp khi muốn tấn công thành Troy, đoàn quân Hy Lạp đã dùng một con ngựa cây khổng lồ và cho quân lính núp bên trong nhờ phần rỗng trong mình ngựa. Ngựa cây được đẩy tới cạnh cửa thành. Xong quân lính đẩy ngựa cây và đoàn quân đi theo giả thua bỏ chạy. Binh sĩ trong thành mắc kế, mở cửa thành để đánh đuổi và chiếm lấy ngựa cây đẩy vào thành. Họ làm tiệc ăn mừng chiến thắng. Quân lính Hy Lạp trong mình ngựa cây ào ra bất ngờ, mở cửa thành cho quân lính của họ tràn vào và nhờ đó chiếm được thành Troy. Tướng giữ thành là Hector bị tử thương. Từ đó con ngựa thành Troy đã nổi danh.
Cũng theo Dương Tử, kịch gia ngưòi Pháp tên Racine vào thế kỷ XVII đã dùng truyền thuyết “Ngựa Thành Troy” để viết vở kịch nổi danh mang tên “Andromaque” .
Xin trích nguyên văn lời Dương Tử như sau:
“Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chiùnh là Pyrrhus, tướng chỉ huy Hy lạp; Andromaque vợ Hector, và Astyanax, con Hector. Khi thành Troy thất thủ (tiếng Pháp viết là Troie), Andromaque và con là Astyanax bị bắt làm tù binh. Pyrrhus say mê sắc đẹp của Andromaque và đây chính là đầu mối của câu chuyện: Khi Andromaque, vì thờ chồng, cự tuyệt Pyrrhus, thì hắn ra lệnh giết Astyanax, lúc Andromaque vì quá thương con, muốn cứu con, phải giả vờ ưng thuận, thì Astyanax được tha chết. Cứ như thế mà dằng co để rồi cuối cùng chính tên thuộc tướng của Pyrrhus đã giết hắn và tự sát, cũng chỉ vì ông mê Andromaque. Kết cuộc Andromaque được binh sĩ tôn lên ngôi nữ hoàng”.
Đầu người mình ngựa
Ở Hy Lạp, theo thần thoại, ngựa đã từ dưới nước nổi lên vì ngựa do thần nước tạo nên. Có lẽ thần thoại nầy bắt nguồn từ sự xuất hiện của những quân lính đến chinh phục Hy Lạp. Họ đã đi đến bằng tàu và đã cỡi ngựa đổ bộ lên bãi biển. Ngựa lội giỏi và chở lính vào bờ. Có lẽ cũng chính hình ảnh nầy nên phát sinh ra thần thoại con vật “đầu người mình ngựa”. Con vật nầy có đầu và một phần thân thể giống người; nhưng phần thân thể chánh là thân con ngựa. Các bạn nào có xem TV tuồng The Princess Warrior đều thấy có nhóm dân nửa người nửa ngựa nầy.
Ngoài ra, thần thoại Hy Lạp còn có con ngựa nổi danh khác, đó là con ngựa có cánh tên là Pegasus(.
Ngựa trong âm nhạc và văn thơ
Ngựa trong âm nhạc
Trong âm nhạc trước hết phải nhắc tới bài dân ca “lý ngựa ô”. Tôi chép lại lời của bản dân ca nầy để bạn nào chưa biết qua đọc cho vui: (theo Tình ca 7, nhà xuất bản Xuân Thảo.)
“Khớp con ngựa ngựa ô (2 lần) ngựa ô anh khớp; anh khớp cái kiệu vàng; Ứ ư ừ ứ ư; anh tra khớp bạc; lục lạc đồng đen; búp sen lá dậm; dây cương nhuộm thắm; cánh roi anh bịt đồng thòa; Là đưa ý a; đưa nàng, đưa nàng; anh đưa nàng về dinh (2 lần).”
“Khớp con ngựa ngựa ô (2 lần); ngựa ô anh khớp; đi khắp các nẻo xa; Ứ ư ừ ứ ư; đi qua núi mộng; trở lại đồi mơ; đi bên suối đợi; đi sang rừng nhớ; nhớ nhau trong buổi hẹn-hò; Là theo ý a theo chàng; theo chàng, thiếp theo chàng một phen (2 lần).”
“Khớp con ngựa ngựa ô (2 lần); ngựa ô anh khớp; duyên bén ta thành đôi; Ứ ư ừ ứ ư; trong sân pháo nổ; cả họ mừng vui; em mang áo đỏ; chân đi hài tía; thắt lưng dây lụa màu vàng; Cùng nhau ý a tơ hồng; tơ hồng, lễ tơ hồng cùng nhau (2 lần).”
Kế đó là bản “Vết thù trên lưng ngựa hoang”. Tôi rất thích nghe bản nầy qua giọng hát của Elvis Phương, mặc dầu thú thiệt là tôi không hiểu hết ý nghĩa của lời ca.
Bản nhạc thứ ba và là bản nhạc cuối cùng, có dính líu trực tiếp với ngựa mà tôi biết là bản nhạc “Ngựa phi đường xa”. Tôi đã nghe bản nầy không biết bao nhiêu lần, khoảng thập niên 60-70. Nghe ban Thăng Long hát bản nầy thì hay lắm, nhứt là nghe tiếng ngựa hí của ông Hoài Trung. Nhưng bây giờ nghĩ lại thấy tức cười.
Ngựa chạy nhanh, hay ngựa phi thì không khi nào hí; hoặc ngược lại. Vậy mà các ông ấy vừa cho ngựa phi vừa cho ngựa hí, vẫn nghe hay như thường và có ai thắc mắc gì đâu.
Trong bản Hòn Vọng Phu số 1, tuy đề tài không phải là ngựa, nhưng cũng có câu : “ngựa phi ngoài xa hí vang trời”. Như vậy lúc đó phải có nhiều ngựa, một số thì phi, một số không phi, hay bị gò cương lại thì cự-nự nên mới hí. Phải nhiều con đứng tại chỗ hoặc bị gò cương lại mới hí “vang trời” được. Gặp đâu viết đó cho vui thôi chứ không hề có ý chỉ-trích hay phê bình gì cả. Bản Hòn Vọng Phu số 3, cũng có nhắc đến ngựa phi, nhưng không có ngựa hí.
Ngoài các bản trên, tôi không còn biết đến bản nào khác nữa có nhắc đến ngựa. Còn rất nhiều bản nhạc khác về ngựa, nhất là con ngựa hồng, nhưng vì hiểu biết của tôi về âm nhạc rất hạn hẹp nên không biết để viết ra đây.
May mắn thay, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng cho chúng tôi biết "ngựa hồng" được nhắc đến nhiều lần trong âm nhạc Việt Nam Ông có ghi ra cho chúng ta một số trích dẫn sau.
"Một Mình Trên Đồi Nhỏ" của Từ Công Phụng:
...Đồi xưa, ngựa hồng đã khuất bóng
Hồn chênh vênh có buồn...
"Xin Mặt Trời Ngũ Yên", Trịnh Côn Sơn:
... Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
Ngựa hồng đã mỏi vó
Chết trên đời quê hương...
"Chỉ Có Ta Trong Một Đời", Trịnh Côn Sơn:
... Đời về tôi, tên mục đồng,
Rồi về thêm con ngựa hồng...
"Hát Trên Đồi Tăng Nhơn Phú", Vũ Đức Sao Biển:
... Ngựa hồng ơi bao năm rồi
tàn cuộc vui, sao quanh đời
còn vọng mãi chút hương xưa ngày thơ ấu.
"Chinh Phụ Ca", Phạm Duy:
... Rồi nhìn qua song em thấy trước sông
Ngựa hông âu yếm bước sang
Trên lưng có chàng trai tráng
Mang theo biết bao nhiêu ngày vàng...
"Ngựa Hồng"(Rong Ca 9), là bài hát thật dài nói về ngựa hồng củaPhạm Duy:
Ngựa Hồng xưa kia cùng bậc chinh nhân
Bách chiến nơi sa trường đời
Ngựa Hồng hôm nay cột vào yên cương
Cong lưng kéo chiếc xe thôi. . .
Ngựa Hồng xưa kia oai phong tuấn mã
Đi trong vinh quang sa trường vấn thân. . .
Bổng thấy xa xăm Ngựa Rừng
Ngựa Thần không yên, Ngựa Hùng không cương
Ngựa Rừng phi qua ngọn đồi. . .
Ngựa Hồng ơi! Tung xiềng để ra đi
Thênh thang khắp cõi tang thương.
Ngựa Hồng đưa chân đá vỡ yên cương. . .
Ngựa Hồng không ai che đôi mắt nữa
Trông ra hai bên con đường rất xa
Ngựa Hồng vươn lên phi qua lỗ bé trôn kim
Thong dong đi vào cõi không !
Ngựa trong văn chương
Trong văn thơ Việt-Nam, truyện Kiều đứng đầu trong việc nhắc đến ngựa. Có tất cả mười một lần Nguyễn Du đã viết về ngựa. Nếu bạn nào muốn coi con số trên đúng hay sai thì cứ chịu khó đọc lại từng câu trong chuyện Kiều, câu nào có từ ngựa, hay từ gì liên quan tới ngựa thì gạch dưới và đếm cho vui.
Có điều chắc chắn là tất cả những người đàn ông có liên hệ đến đời Kiều đều cỡi ngựa, hay dùng ngựa làm phương tiện chuyên chở.
Trước hết trong đoạn thơ tả cảnh chị em Kiều đi lễ thanh minh:
Dập diều tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Cũng trong cảnh đi tảo mộ nầy, lúc Kim Trọng, chàng thanh niên đầu tiên mà Kiều để ý, xuất hiện và gặp mặt Kiều lần đầu, chàng cỡi ngựa:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn,
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa, tới nơi tư tình.
Trước đó một vài câu, tác giả truyện Kiều đã gián-tiếp cho biết là Kim Trọng dùng ngựa:
Dùng dằng nửa ở nửa về
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng.
Nhạc vàng đây chắc chắn là nhạc ngựa. Lỏng buông tay khấu là thả lỏng dây cương; vậy phải kể hai câu nầy nói về ngựa rồi. Khi hai chị em Kiều sắp chia tay Kim Trọng, ngựa lại được nhắc đến:
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.
Mã Giám Sinh, người đàn ông có hành động mà Nguyễn Du phải than thở là “tiếc thay một đóa trà mi, con ong đã tỏ đường đi lối về”, đã “giục giã vội vàng ra đi” bằng ngựa:
Đoạn trường thay lúc phân kỳ
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
Sở Khanh, người đàn ông thứ ba trong đời Kiều, khi bỏ Kiều ra đi, cũng dùng ngựa, để “quất ngựa truy phong”:
Nàng càng thổn thức gan vàng,
Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào!
Rồi khi Thúc Sinh, người đàn ông thứ tư, lúc chia tay cùng Kiều vào một mùa thu để về nhà “xin phép” hoặc “thu xếp” với vợ cho Kiều về ở chung, cũng đã ra đi bằng ngựa:
Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san.
Khi Thúc Sinh đã ra đi rồi, có một nhóm ác nhân “đầu trâu mặt ngựa” đến đốt nhà nơi Kiều đang cư ngụ. Trong lúc bất tỉnh vì thuốc mê, Kiều đã bị bắt cóc đem đi bằng ngựa:
Thuốc mê đâu đã tưới vào,
Mơ màng như giấc chiêm-bao biết gì!
Vực ngay lên ngựa tức thì,
Phòng đào, viện sách, bốn bề lửa dong.
Từ Hải, người đàn ông thứ năm, người đã giúp Kiều trả oán, báo ân, và đưa Kiều lên chỗ cao sang nhất của cuộc đời Kiều, cũng dùng ngựa. Đó là lẽ dĩ nhiên vì Từ Hải là một võ tướng:
Trông trời, trời bể mênh mang,
Thanh gươm, yên ngựa, lên đàng thẳng dong.
Khi cho quân lính rước Kiều về phủ đường một cách rất long trọng, Từ Hải đã tự mình cỡi ngựa ra ngoài để nghênh đón Kiều:
Kéo cờ lũy, phát súng thành,
Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài.
Và gần đến cuối của câu chuyện gian truân đời Kiều, người em trai của Kiều và người tình đầu tiên đã được làm quan. Sau đó chàng Kim được “cải nhậm” Nam Bình, còn chàng Vương, thành Phú Dương. Cả hai đã dùng xe ngựa đi “phó quan” :
Sắm sanh xe ngựa vội vàng,
Hai nhà cùng thuận một đường phó quan.
Ngoài ra thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa” để chỉ những người không lương thiện bắt nguồn từ Kiều:
Người nách thước kẻ tay dao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Thành ngữ “làm thân trâu ngựa” để đáp đền ơn sâu cũng ở trong Kiều mà ra:
Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Tác phẩm thứ hai có nhắc đến ngựa là quyển Chinh Phụ Ngâm. Sau đây là một vài đoạn thơ liên quan đến ngựa. Nói về nam nhi trong thời chinh chiến:
Chí làm trai đặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giả nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu vị ào ào gió thu.
Rồi nàng phải tiễn chàng ra trận, cảnh chia ly thật là buồn:
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng vợi vợi buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Trong câu trên, ngựa chỉ dùng để so sánh mà thôi. Ở các câu sau, ngựa liên quan trực tiếp đến người chinh phu ở nơi xa xăm, chịu dãi dầu sương gió, cùng những hiểm nguy của chiến trận, bên mình ngựa:
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn
Giòng nước sâu ngựa nản chân bon.
Ôm yên, gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh
Hoặc:
Xông pha gió bãi trăng ngàn
Tên reo đầu ngựa giáo lan mặt thành.
Hay là:
Chàng ruổi ngựa dậm trường mây phủ
Thiếp dạo hài lối cũ rêu xanh.
Tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu cũng có một câu nói về ngựa:
Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô.
Tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu cũng có nhắc xa mã:
Mùi phú quí nhữ làng xa mã
Bã vinh hoa lừa gã công khanh.
Trong truyện “Lục Súc Tranh Công” (9), một số các gia súc khác có vẻ “ghen tài” với ngựa, nên đã nói xấu ngựa nhiều điều, xin chép lại đây một vài câu:
Dám thưa người báu gì giống ngựa
Mà trau tria lầu trại nhọc nhằn
Ăn cho ăn những cháo đậu xanh
Ở thì ở những tàu lợp ngói...
Gẫm giống ấy:
Nết na dớn dát, Tính khí chàng ràng...
Nghề cày bừa nghe coi lếu láo...
Dại không ra dại, khôn chẳng ra khôn
Nuôi giống ấy làm chi cho rối.
Ngựa cũng chẳng vừa gì, vừa tự khen mình, vừa kể công đánh Nam dẹp Bắc, giúp không biết bao nhiêu tướng tài phò trợ xã tắc suốt trong lịch sử:
Ngựa nghe nói tím gan, tím phổi
Liền chạy ra hầm hí vang tai
Ớ này này tao bảo chúng bây
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa...
Tao đã từng đi quán về quê
Đã ghe trận, đánh Nam, dẹp Bắc...
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá.
Ông Cao Tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia.
Ông Quan Công sáu ải vượt qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố...
Các chú được ăn no nằm ngủ
Bởi vì ta cầm cán giữ gìn ...
Các chú những nằm trong xó bếp
Tài các người ở chốn quê mùa
Đừng đừng buông lời nói khật khù
Bớt bớt thói chê bai giớn giác …
Thi sĩ Bạch Cư Dị cũng có nhắc đến ngựa trong Tì Bà Hành Khúc:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti.
Thi sĩ Bùi Hữu Nghĩa có nhắc đến tài chạy đường xa của ngựa:
Đường dài ngựa phóng mây ngàn dặm
Nước cũ trăng tròn rọi núi sông.
(Hai câu trên dịch từ hai câu bằng chữ Hán Việt (HV), mà rất tiếc tôi không tài nào nhớ nổi vì vốn liếng chữ HV quá ít. Chỉ nhớ là hình như đã đọc hai câu dịch ra tiếng Việt trong một bài về ngựa của ông Thái văn Kiểm, cách đây đã lâu lắm rồi.)
Nhưng trong văn thơ, theo tôi, con ngựa nổi danh không phải là con ngựa thật ngoài đời, mà là con ngựa trong bài “Đánh cờ người” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bà tả chuyện cặp vợ chồng, đêm khuya trằn trọc không ngủ được nên:
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người
Hẹn rằng đấu trí mà chơi
Cấm ngoại thủy không ai được biết...
Thoạt mới đầu chàng liền nhảy ngựa
Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên...
Dương Tử (2) có ghi lại bài thơ của Vũ Lang (một cựu giáo sư trung học Nguyễn Trải) gởi tặng ông trong dịp Tết Nhâm Ngọ:
Ngựa thần hý lộng đón xuân sang
Rắn tiễn năm tàn hạnh hổ mang
Vui tết đào hồng khoe sắc thắm
Đón xuân mai, cúc, trổ hoa vàng ...
Đến đây, trí nhớ và tài liệu đã cạn tất cả những gì về ngựa trong thơ văn. Tôi ngưng đánh máy, tắt computer để nghỉ xả hơi, tình cờ thấy quyển “Thơ tình chọn lọc” của Nguyễn Hoài Thương, lật ra đọc lướt qua, lại thấy có một bài thơ, tác giả Phan văn Dật (1927), tựa đề Tiễn Đưa, nói về cảnh vợ tiễn chồng đi lính, có hình ảnh ngựa:
Chàng mặc áo nhung nầy,
Thiếp vì chàng mới may,
Thiếp dù xa chân ngựa,
Tơ lòng theo chàng bay.....
Và ở một đoạn sau:
Ngày mai chàng ruổi xa,
Mặc kẻ nước mắt sa,
Yên ngựa rong đường thẳng,
Thức dậy lúc canh gà.
Trong sấm Trạng Trình có nhắc đến ngựa qua từ mã:
Mã đề Dương cước anh hùng tận
Thân Dậu lai niên kiến thái bình.
Trong một đoạn dài vừa qua tôi đã chép lại những câu liên quan đến ngựa trong nhạc và thơ. Còn trong văn xuôi thì sao? Tôi đành thú nhận là trí nhớ của tôi rất mơ hồ. Rồi tôi tự ngạc nhiên về tôi. Chẳng lẽ trong suốt những năm trung học không có một ông thầy Việt văn nào bắt mình đọc một đoạn văn xuôi nào dính líu đến con ngựa sao? Hay trong những quyển tiểu thuyết hoặc chuyện ngắn, chuyện dài đã tự tìm đọc lại không có chuyện nào liên quan đến ngựa sao?
Cố moi óc mãi mới nhớ có một đoạn chữ “người kỵ mã trong sương chiều”, nhưng không biết nó dính tới nhạc, thơ, hay văn xuôi; và một cuốn sách có tựa là “Ngựa chứng trong sân trường” của Duyên Anh. Rắt tiếc tôi chưa đọc qua. Theo lời một người bạn, cuốn sách nầy chỉ dùng từ ngựa chứng với tính cách tượng trưng mà thôi vì sách chỉ viết về chuyện học trò. Thôi đành bỏ qua cái vụ ngựa trong văn xuôi.
(còn tiếp)
NGỌ, NGỰA, và MÃ
Nguyễn Hữu Phước
PHẦN II
Ca dao, tục ngữ, từ ngữ liên quan đến ngựa
Chuyện phiếm về ngựa
Bài “Chuyện Phiếm Về Ngựa” của Triết Tùng (9) cũng có ghi những câu ca dao sau đây về ngựa rất hay:
Khôn ngoan ở đất nhà bần
Dù che ngựa cỡi đến đâu vẫn hèn
Xa thì mượn ngựa mà đi
Nghèo thì tốt gánh xá chi đường dài.
Trước đường xe ngựa bời bời
Bụi hồng mù mịt đâu người mắt xanh.
Có chồng như ngựa có cương
Đắng cay phải chịu yêu thương thì nhờ.
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cỡi ngựa đi mời ông trăng.
Bước đường tiến đến ông nghè
Vinh quy bái tổ ngựa xe tưng bừng.
Những thành ngữ liên quan đến ngựa
Đời xưa, vào thời kỳ chưa có xe hơi làm phương tiện di chuyển, hình ảnh hào hùng của người chiến sĩ gắn liền với hình ảnh của con ngựa. Cỡi ngựa ra trận, nếu có bị tử trận thì “chết trên mìmh ngựa” là một cái chết oai hùng. Câu “da ngựa bọc thây” cũng dùng để chỉ cái chết vinh quang “đền nợ nước” của người lính trận. Thành ngữ “da ngựa bọc thây” cũng tương đương như câu “quan tài được phủ lá quốc kỳ”, một nghi thức danh dự dùng trong đám tang của các chiến sĩ cận đại và hiện đại.
Thỉnh thoảng có nghe nói “đau như bị ngựa đá” Không biết trong cuộc sống thật của những người có liên hệ trực tiếp với ngựa, như phu xe ngựa, nài cỡi ngựa đua, những người săn sóc cho cuộc sống của ngựa, v.v. có bao nhiêu người bị ngựa đá, và nếu bị đá chắc chắn là đau lắm rồi. Nhưng đây là một thành ngữ có tính cách tượng trưng hơn là thực tế.
Nói đến ngựa đá, nhớ lại lúc nhỏ học Việt văn, thầy bảo phải dùng dấu chấm, dấu phết cho đàng hoàng, nếu không câu văn trở thành tối nghĩa. Thí dụ sau đây cho thấy điều đó.
Mời các bạn đoán xem câu sau đây muốn nói gì: “Con ngựa đá (a) con ngựa đá (b) con ngựa đá (c) không đá con ngựa”. Câu trên thoạt nhìn chúng ta có thể thấy có ba lần “con ngựa đá” và một lần “không đá con ngựa”.
Các bạn có đoán ra câu trên muốn nói gì không?
Để khỏi giải thích quanh co, tôi viết lại như sau các bạn sẽ hiểu ngay: “Con ngựa (thật dùng chân) đá (búng chân ra phía sau) con ngựa (bằng) đá, con ngựa (bằng) đá không (thể nào dùng chân để) đá con ngựa (thật). Các bạn có thể dùng dấu phẩy (dấu phết) để làm cho câu trên được rõ nghĩa thêm đôi chút.
Bị ngựa đá trúng phải đau lắm vì chân ngựa có móng.
Người nuôi ngựa lại đóng vào móng ngựa thiên nhiên một miếng sắt hình vành cung để bảo vệ móng ngựa thật. Miếng sắt nầy cũng được gọi là móng ngựa.
Nhưng “vành móng ngựa” lại có nghĩa là tòa án vì cái bàn - chỗ vị thẩm phán (hay còn gọi là “quan tòa”) ngồi để phân xử , tuy bàn nầy rất to, lại có hình giống cái móng ngựa. Theo quan niệm xưa của dân đông phương, ra tòa hay ra trước “vành móng ngựa” là một điều kém may mắn, hay một điều vô phúc.
Thành ngữ “một con ngựa đau, cả tàu nhịn cỏ” diễn tả sự tương thân tương trợ của những người cùng chung một nhóm, hay cùng một chí hướng. Thành ngữ nầy tôi nghe thấy nhiều nhất. Có lẽ nó hợp với lối sống tương trợ của dân ta chăng?
Để chỉ lời nói có uy tín, đã nói ra thời giữ lời, người ta thường dùng thành ngữ:
“Một lời nói ra bốn ngựa khó theo”
(nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.)
Ngoài những thành ngữ vừa kể, có nhiều từ khác khi đi tiếp theo sau từ ngựa sẽ nói rõ hơn về một tình trạng nào đó của ngựa, thí dụ như màu sắc (sẽ nói nhiều hơn ở một đoạn sau) hay hành động hay cách đi đứng của ngựa. Từ “ngựa bền” chỉ ngựa có sức đi lâu và đi xa. Có ngựa hay và chạy nhanh nổi tiếng như ngựa “bắc thảo” của Trung Hoa. “Ngựa bết” là ngựa đã đi xa nhiều và đã mệt mỏi. “Ngựa bỡ” chỉ ngựa mau mệt mặc dầu chưa đi được xa.
“Ngựa cất” là ngựa đưa cao hai chân trước lên trong lúc chân co lại, do đó đầu ngựa cũng cất lên cao. Thường khi ngựa đang chạy nhanh mà bị gò cương để đứng lại một cách bất ngờ, ngựa sẽ “cất” hai chân trước lên và có thể phát ra tiếng (ngựa hí).
“Ngựa kiệu” là một cách đi lúp xúp của ngựa với tốc độ chậm; cách đi nầy ngược với “ngựa phi” tức ngựa chạy nhanh. Ngựa phi trong lúc phóng những bước thật dài còn gọi là “ngựa sải”. Ngoài ra còn có từ “ngựa tế” tức ngựa chạy nhanh nhưng chạy với một tốc độ đều đặn.
Ngựa không nghe theo lệnh người cỡi, hay nhảy chồm hoặc nhảy dựng lên gọi là “ngựa chứng”. Khi ngựa đang chạy, mà vì lý do nào đó chân sau lại đạp nhằm chân trước thì gọi là ngựa “đạp đề”. Ngựa chuyên môn được dùng trong việc ăn thua ở trường đua là “ngựa đua” hay “ngựa thi” (3).
Ngựa đua dùng vào việc giải trí sẽ nói ở một đoạn sau. Ngoài ra còn có những con “ngựa hoang”. Những con ngựa nầy chưa được người đem về làm gia súc, chưa được huấn luyện để giúp người trong việc giải trí hay chuyên chở.
Một loại ngựa hoang ở miền tây Hoa Kỳ rất nổi danh là con “mustang” vì nó được mô tả là một trong những loại ngựa đẹp và gây nhiều hứng thú (. Hãng xe Ford đã dùng từ “Mustang” để đặt tên cho một kiểu xe của hãng. Đây là một trong những loại xe bán rất “chạy” của hãng nầy.
Một số thành ngữ không tốt về ngựa
Những tục ngữ hay thành ngữ vừa kể đa số đều nói tốt về ngựa. Sau đây là một số thành ngữ liên quan đến ngựa nhưng hàm chứa những ý không tốt.
Trước hết “ngựa truy phong” có nghĩa đen là ngựa hay, chạy nhanh hơn gió; nhưng có nghĩa bóng là chạy trốn, từ đó có thành ngữ “quất ngựa truy phong” để chỉ hành động chạy trốn của một người nào đó sau khi làm một việc không đúng. Thành ngữ nầy được dùng nhiều nhất để chỉ hành động của một người đàn ông bỏ rơi một phụ nữ.
Kế đến có “ngựa về ngược”. Thành ngữ nầy theo nghĩa đen thì trong cuộc đua, có một con ngựa dỡ lại thắng cuộc. Nhưng theo nghĩa bóng, trong bất cứ một cuộc tranh tài nào, phe có nhiều hy vọng hay được nhiều người nghĩ là sẽ thắng, lại thua cuộc. Trong đời sống chánh trị, nghe nói ông nào ra ứng cử mà bị ngựa về ngược thì cảm thấy một nỗi ê ẩm đúng là “đau như bị ngựa đá”. Ngoài ra còn có thành ngữ “ngựa con háu đá”. Có lẽ người ta dùng nó để chỉ sự khoe khoang hay hành độngï kém suy nghĩ của những người thiếu kinh nghiệm.
Thành ngữ “ngựa quen đường cũ” chỉ sự trở lại của một thói quen mà một người đã làm trong nhiều ngày tháng. “Ngựa quen đường cũ” thường dùng cho trường hợp của một cô gái mãi dâm đã có một thời gian bỏ nghề rồi lại vì thói quen, trở về nghề cũ.
Có một nhóm chữ liên quan đến ngựa và có nghĩa xấu nhưng xin lỗi phải viết ra đây cho tròn việc moi trí nhớ. Đó là cụm từ “con đĩ ngựa” hoặc “đồ đĩ ngựa”. Không hiểu tại sao chỉ có hai con vật bị người gán cho từ đĩ. Đó là con chó và con ngựa. Nói về chữ đĩ thì ca dao có câu:
Đùng đùng ngựa chạy qua truông
Mảng mê con đĩ luông tuồng bỏ con (3).
Chữ “ngựa” khi dùng để ám chỉ hành vi của một người (thường là phái nữ) thì nghĩa của nó đã được dùng trong ý xấu. Khi nói con nhỏ đó “ngựa” lắm, tức ám chỉ cô đó có vẻ chưng dọn, khoe khoang, làm cho phe nam chú ý, và tất cả những gì liên quan đến sự chú ý đó, nhưng hàm chỉ không được tốt lắm. Từ “ngựa bà” hay “đĩ ngựa” là từ dùng để gọi người đàn bà lẳng lơ, không đứng đắn.
Những chữ ngựa khác
Ngoài những từ ngựa liên quan đến ngựa là một động vật còn có những từ khác dính líu đến âm ngựa nhưng có nghĩa khác. Trước hết có “bộ ngựa” tức bộ ván, giống như một cái giường, nhưng gồm nhiều miếng gỗ (hay miếng ván) ghép lại và được đặt trên hai ghế dài bằng cây gọi là hai “chân ngựa”. Các nhà giàu ngày xưa hay sắm bộ ngựa gõ có độ dầy từ 8 đến 10 cm. Gõ là một loại cây quí, giá cao hơn các loại cây khác.
Trong dụng cụ âm nhạc có “con ngựa đờn” hay “ngựa đàn”. Đó là miếng gỗ nhỏ làm chỗ tựa cho hai sợi dây đờn của đờn nhị (hay đờn cò). Người ta gọi chiếc xe đạp (xe máy) là con “ngựa sắt” vì xe đạp được chế tạo bằng kim loại (có thể bằng sắt hoặc bằng một thứ kim loại khác) và có công dụng chuyên chở như ngựa.
Có một sinh vật có tên liên hệ đến ngựa nhưng không phải con ngựa, nó có bốn chân thuộc loài có vú. Đó là con “ngựa trời”. Nó thuộc loài sâu bọ, có chân thật dài, mình thon, đầu to có vẻ giống con châu chấu, có màu xanh lá cây. Tới đây tôi lại nhớ đến “súng ngựa trời” một loại súng cối đã được dùng để “pháo kích” vào thành phố trong thập niên 65-75. Người ta gọi súng cối tên đó có lẽ vì nó có hai chân chống cao và thân súng dài giống chân và mình con “ngựa trời.”
Ngoài ra còn có một động vật khác tuy giống con trâu hơn, chậm chạp và nặng nề hơn, sống ở các sông rạch ở Phi Châu. Loại nầy tuy có vẻ hiền lành nhưng nếu nó tấn công ghe hay tàu nhỏ trên sông thì là đại nạn, không chết cũng bị thương. Nó gọi là con hà mã.
Ngựa trong việc giải trí
Cờ tướng và tứ sắc
Có hai con ngựa, không phải ngựa thật, nhưng chỉ có từ mã (ngựa) được viết bằng chữ Hán, lại rất nổi danh trong việc giải trí của người Việt. Đó là con ngựa trong cờ tướng và con ngựa trong bài tứ sắc. Hai trò giải trí nầy đều dùng một số từ gồm có: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, ngựa và chốt (hay tốt). Cái đặc biệt của hai trò giải trí nầy, là một số người tham dự lại dốt đặc, không biết một chữ Hán. Họ chỉ cần “nhớ mặt” các quân bài trên là được.
Cờ tướng là một trong bốn thú vui của kẻ sĩ ngày xưa, dưới thời nho giáo (cầm, kỳ, thi, họa). Ngày nay, nó là một trong những thú giải trí của các senior citizens (người già). Tuy gọi là giải trí, nhưng chơi cờ tướng phải biết suy tính chiến lược, và chiến thuật; phải tính trước nhiều bước đi để làm cho ông tướng bên đối thủ hết đường đi.
Tôi còn nhớ lúc nhỏ, khi mới học chơi cờ tướng, cha tôi đã dạy tôi cách đi của từng quân cờ: Mã nhựt (ngựa đi theo hình chữ nhật hay hình vuông-dài), tượng điền (gọi con tượng chớ không gọi là con voi mặc dầu tượng có nghĩa là voi), đi theo hình chữ điền hay đường xéo của hình vuông đôi, xa liền (xe đi theo đường dọc hoặc đường ngang và có thể đi liền nhau), pháo cách (pháo phải có một con ở giữa thì mới bảo vệ hoặc tấn công được).
Về ngựa, thì có thế cờ “ngựa giao chân” để hai ngựa của phe ta tự bảo vệ nhau, khỏi cần dùng xe, hay pháo để bảo vệ ngựa. Ngoài ra còn có một thế quen thuộc khác của ngựa trong cờ tướng là thế “pháo đầu – mã đội”. Thế nầy dùng ngựa làm ngòi cho pháo và do đó cả pháo lẫn ngựa đều có thể tấn công được. Xin tạm dừng các thế cờ vì sẽ lạc đề.
Được sửa bởi Admin ngày Wed Oct 31, 2018 8:22 pm; sửa lần 1.
039-NGỌ, NGỰA, và MÃ - Ts Nguyễn Hữu Phước
Cỡi ngựa
Ngày xưa, thời chữ nho còn thịnh, nếu đánh cờ là một thú vui của kẻ sĩ, thì cỡi ngựa là một trong sáu tài mà kẻ sĩ phải biết. Sáu tài nghệ đó là: lễ (nghi lễ); nhạc (ca hát và đờn); xạ (bắn tên); ngự (cỡi ngựa); thư (sách, văn chương); và số (toán số, bói quẻ).
Trước 1975, tôi chẳng mấy khi thấy dân có tiền ở Việt Nam tiêu khiển bằng thú cỡi ngựa. Trên vùng Đà Lạt, ở Đồi Cù, cạnh hồ Xuân Hương, và một vài địa điểm khác, có cho mướn ngựa cỡi giải trí. Đa số người cỡi là trẻ em. Người lớn ít thấy giải trí kiểu nầy. Chỉ thấy dân nghiện việc đen đỏ thích lên trường đua Phú Thọ để vừa tiêu khiển vừa … hy vọng trúng cá ngựa. Nghe nói sau năm 1975 việc đua ngựa đã bị dẹp rồi. Nhưng sau đó nghe nói trường đua Phú Thọ được dùng vào việc khác, nhưng tôi vì không chú ý nên quên mất là việc gì rồi.
Ngày nay, ở Âu, Mỹ cỡi ngựa là một trong các thú tiêu khiển của một số dân chúng. Ở California, phải có lương khá cao mới mua được những bất động sản gọi là “bất động sản ngựa” (horse property). Những bất động sản nầy có diện tích đất khá rộng, thường là phải trên 10 ngàn feet-vuông và phải nằm trong vùng mà City hoặc County cho phép nuôi ngựa. Hiện loại nhà ngựa nầy rất hiếm ở các thành phố lớn vì đất đã được dùng vào việc chia lô cất nhà, hoặc khu thương mại, hay khu giải trí. Do đó nơi nào còn loại nhà ngựa nầy thì giá thường rất cao.
Để giải quyết nhu cầu giải trí, một số thành phố tuy không có horse properties, Hội Đồng thành phố có thể cho phép lập khu riêng dành cho việc nuôi ngựa và cho mướn ngựa để cỡi giải trí theo những lộ trình đặc biệt dành riêng cho ngựa. Như vậy không cần phải có loại bất động sản riêng, dân ít tiền cũng có thể dùng ngựa trong việc tiêu khiển.
Theo báo Los Angeles Times (4), Hội Đồng Thị Xã San Juan Capistrano, một thành phố khá giàu thuộc miền nam địa hạt Orange, vừa chấp thuận cho một nhà phát triển nghiên cứu việc mở một trung tâm nuôi ngựa giải trí. Theo dự án, trung tâm nầy có thể nuôi ba ngàn ngựa với tất cả các cơ sở liên hệ như chuồng ngựa, hội quán, nhà hàng, tiệm buôn, và đường mòn cho ngựa đi. Thành phố này hiện đã có một trung tâm ngựa giải trí với 450 ngựa.
Cựu Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan rất thích cỡi ngựa trong những lúc nghỉ hè. Bửa củi và cỡi ngựa là hai thú tiêu khiển hàng đầu của ông Reagan.
Hoàng thái tử Charles của Anh Quốc thì lại thích cỡi ngựa để chơi polo. Ông nầy đã có lần “ngã ngựa” và bị thương trong lúc chơi trò đánh banh gỗ nầy. Nhưng sau khi mạnh rồi thì “ngựa quen đường cũ”, ông ta trở lại chơi trò thể thao nầy như xưa.
Trong khi đó ông tài tử đóng vai “Super man” (Christopher Reeve) cũng chơi polo và ngã ngựa. Nhưng rủi thay, ông nầy bị thương nơi xương sống, và bị bại toàn thân, phải nằm liệt trên chiếc giường đặc biệt. Thỉnh thoảng ông Reeve có xuất hiện trước công chúng (vẫn nằm trên chiếc giường riêng) cổ võ và quyên tiền cho việc nghiên cứu chữa trị vết thương xương sống nói chung. Ông nnầy đã qua đời.
Nói về việc dùng ngựa để giải trí mà không nói tới trường đua ngựa là một điều thiếu sót.
Ở Hoa Kỳ, trò giải trí cỡi ngựa và đua ngựa là một kỹ nghệ khá lớn. Riêng ở California, ngành đua ngựa đã thu dùng trên 4000 nhân viên (5). Vào tháng 8 năm 2000 Thống Đốc tiểu bang California vừa ký đạo luật cho phép người lớn được đánh cá ngựa qua điện thoại và mạng lưới. Luật nầy cũng có những điều khoản bảo vệ quyền lợi của nhân viên các trường đua, những quyền lợi mà trước kia họ không được luật lao động bảo vệ.
Riêng miền nam California có ba trường đua lớn. Đó là trường đua Oak Tree, ở thành phố Arcadia, và Hollyood Park ở thành phố Inglewood thuộc địa hạt Los Angeles; và trường đua Los Alamitos, thuộc thành phố Cypres của địa hạt Orange.
Màu sắc của ngựa
Ngựa trong bài tứ sắc, như tên gọi, có bốn màu: xanh, đỏ, trắng, và vàng. Đây là màu mặt trong của lá bài thôi. Các chữ “mã” (ngựa) viết trên đó vẫn là màu mực tàu, tức màu đen. Tùy theo màu của lá bài, các tay chơi bài gọi ngựa xanh, ngựa trắng, ngựa đỏ, và ngựa vàng.
Ngựa ô
Về ngựa thật, trước hết ngựa đen được gọi là ngựa ô. Ở đây cần phải đi lạc đề một chút để nói về sự phong phú của tiếng Việt trong màu đen. Chúng ta có: mèo mun, chó mực, ngựa ô, tóc huyền, dầu hắc, bò hóng. Tất cả đều đen thui. Ngoài ra tôi còn nhớ có nghe thiên hạ dùng “cột nhà cháy, chà và (hay Ấn Độ), hoặc Phi châu” để chỉ màu da của những người Việt nào có da đen sậm.
Có người joke (nói đùa) bằng cách hỏi con gà đen gọi là gà gì? Thay vì trả lời là gà ô thì câu joke trả lời gọi con gà đen là ô kê (kê là gà) nhưng thật ra là chơi chữ O K của Mỹ.
Bây giờ trở lại ngựa ô. Nếu tôi nhớ không lầm thì trong truyện tàu, ngoài con xích thố thiên lý mã của “Ông” (Quan Công) còn có con Ô Truy của Hạng Võ cũng nổi danh là con ngựa đi ngàn dặm không biết mệt. Chỉ tội nghiệp con trâu đen thì suốt đời vẫn là con trâu đen, không ai gán cho một tên gì khác.
Ngựa kim và bạch mã
Sau đen đến trắng. Ngựa trắng, một màu trắng đơn giản như màu lông thỏ thì gọi là ngựa bạch. Ngựa màu trắng ngà hay xám tro gọi là ngựa hạc. Nếu lông ngựa có màu bạc lóng lánh thì gọi là ngựa kim. Ngoài ra còn có ngựa kim than tức ngựa kim có pha lông màu đen.
Gọi ngựa trắng hay ngựa bạch thì nghe thuận tai, nhưng không ai nói trắng ngựa hoặc bạch ngựa. Ngược lại tôi có nghe dân chơi bài tứ sắc dùng chữ “con mã bạch” trong lúc “đánh” bài nhứt là lúc “đôi giựt” để “tới” (thắng cuộc) mà không nghe ai phàn nàn là nghe chói tai. Tuy nhiên nếu đã dùng cả hai từ Hán Việt mã và bạch thì dùng bạch mã đúng hơn vì trong văn phạm Tàu tỉnh từ đi trước như kiểu Ăng-lê vậy.
Trong lúc đó, chó màu trắng là “chó cò”, gà trắng lại là gà nhạn; và da của các tiểu thư nhà giàu thì trắng như bông bưởi. Trâu trắng cũng có vùng gọi là trâu cò, nhưng từ trâu trắng vẫn thông dụng hơn.
Bên Phi Châu có hai loại ngựa đặc biệt. Đó là loài ngựa cao cổ và loại ngựa lùn, nhỏ con hơn ngựa bình thường. Cả hai loại đều có màu trắng và đen. Màu sắc của chúng là một mối tranh cãi của các nhà khảo cứu động vật vì không biết chúng là ngựa trắng có sọc đen hay ngược lại. Nhưng dân Việt ta khỏi phải tranh cãi với ai cả, vì chúng ta gọi chúng là “ngựa rằn”.
Ngựa vàng và các màu sắc khác
Kế đến có con ngựa vàng và ngựa nâu đỏ. Chỉ có con ngựa giả trong bài tứ sắc mới có màu vàng đúng nghĩa. Trong thực tế khi nói đến ngựa vàng thực ra phải nói là ngựa nâu nhạt mới đúng. Nó giống màu của con nai. Đa số những con ngựa mà tôi nhìn thấy ở Việt Nam trước năm 75 đều có màu nầy, hoặc màu nâu đậm.
Con chó có lông vàng kiểu nầy thì gọi là chó phèn; bò màu vàng lại được gọi là bò vang (không có dấu huyền).
Ngựa có lông nâu đỏ gọi là “ngựa tía”. Ngựa tía vang là ngựa đỏ, với màu đỏ ửng lóng lánh; ngựa tía cháy là ngựa có lông đỏ sậm. Ngoài ra nghe nói còn có ngựa xanh hay ngựa bích (3). Tôi chưa bao giờ thấy ngựa xanh ở Việt Nam.
Ngựa còn nhiều màu khác nữa nhưng tôi không nhớ ra. Phải nhìn nhận là khó dùng chữ để diễn tả một cách chính xác màu sắc cũng như tướng tá, cách đi và chạy của ngựa.
Điều hay nhất về màu ngựa là nên đi xem ngựa trong các cuộc
diễn hành
Một số các thành phố ở Hoa Kỳ có những cuộc diễn hành nầy. Riêng ở địa hạt Los Angeles hằng năm có hai vụ diễn hành trọng thể. Diễn hành Giáng Sinh ở Hollywood vào ngày chủ nhật sau lễ tạ ơn (Thanksgiving), và diễn hành Hoa Hồng (Rose Parade) ở thành phố Pasadena vào ngày đầu năm dương lịch. Ngoài các xe hoa, các ban nhạc, còn có rất nhiều những toán ngựa đủ giống, nhiều cỡ, biểu diễn nhiều cách đi, chạy lúp xúp, chạy kiệu, chạy nhảy múa (dance) v.v.
Các bạn có thể tìm thấy ngựa với tất cả những màu sắc đặc biệt của chúng. Nếu không thể đi xem diễn hành trực tiếp, các bạn có thể vào thư viện mượn bất cứ một video nào của hai cuộc diễn hành trên xem và quan sát về ngựa cho vui.
Xem ngựa diễn hành ở Mỹ chúng ta có cảm tưởng ngựa gắn liền với một số hoạt động của người dân Hoa Kỳ. Trong dịp chuẩn bị lễ Giáng Sinh, một cây giáng sinh rất cao đã được chở tới tòa Bạch Ốc bằng xe do ngựa kéo. Cảm tưởng nầy rất đúng vì suốt thời kỳ lập quốc cho đến hiện tại, ngựa đã dính liền với đời sống của dân chúng.
Nhưng nghề nuôi ngựa cũng đã trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng bắt đầu vào cuối thập niên 1910 vì sự phát triển của xe hơi và các loại máy nông cụ. Năm 1917 con số 21 triệu ngựa dùng trong việc đồng áng bắt đầu sụt giảm. Số ngựa thừa thãi quá nhiều, giá ngựa xuống thấp thật nhanh trong nhiều thập niên kế tiếp đến nỗi có năm hàng trăm ngàn ngựa hoang mustang bị giết (1). Viêc nầy cũng đã gây tranh luận và xáo trộn trong chánh trường Hoa Kỳ.
Ngày nay, tuy kỹ nghệ nuôi ngựa giải trí còn hoạt động như đã nói, nhưng kỹ nghệ nầy cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Ngựa và mã
Mả, mã, nhưng không phải là ngựa
Có nhiều từ “mả” hoặc “mã”, đồng âm nhưng khác nghĩa hơn nghĩa ngựa.
Trước hết từ “mả” âm gần giống (vì mả nầy có dấu hỏi) có nghĩa là nơi chôn cất, như mồ mả tổ tiên, hay mả lạn (mả không được chăm sóc nên thấp xuống).
Kế đến, có nhiều từ mã (dấu ngã) cùng âm nhưng không có nghĩa ngựa. Đầu tiên, từ mã chỉ lông non của con gà trống. Gà mới trổ mã tức là gà mới lớn.
Từ “trổ mã” lại thường được dùng để chỉ thanh niên, thiếu nữ bắt đầu phát triển về thể chất và thường có ý khen hơn là chê.
Nhưng trong từ ngữ “tốt mã rã đám” thì chắc chắn là chê rồi vì từ ngữ đó có nghĩa là dáng dấp coi tốt nhưng chẳng làm gì nên chuyện.
Kế tiếp, liên quan tới thực vật thì có “mã đậu”, một loại cây mà hột được dùng làm thuốc chống bệnh táo bón vì hột có dầu có dược tánh làm nhuận trường. “Mã vĩ tùng” là tên của một loại cây tùng. Tôi còn nghe có cây “mã tiền” nhưng không rõ là cây nầy thuộc loại gì.
Thêm nữa, còn có mã nghĩa là chữ hoặc số như mật mã là chữ bí mật dùng để người khác không thể đọc được nếu không biết cách đọc.
Ngoài ra trong khoáng chất có “mã não”, một loại đá màu đỏ có ửng nhiều vân. Đá nầy dùng chế tạo đồ trang sức. Trong lúc đó “mã tấu” lại là một con dao lớn và dài. Từ “mã tà” ngày xưa dùng chỉ lính cảnh sát. Còn có thể có nhiều từ mã khác mà tôi không biết, hoặc biết nhưng không nhớ ra; nếu vì liên hệ ý tưởng, tôi có thể nhớ thêm vài nghĩa khác thì tôi sẽ viết ra sau.
Mã là ngựa
Bây giờ có thể trở về với từ mã có nghĩa là ngựa. Trước hết một từ rất thông dụng trong thế giới xe hơi đó là từ “mã lực”. Nghĩa đen, từ nầy có nghĩa đơn sơ là sức kéo của ngựa.
Trong kỹ nghệ xe hơi, từ nầy chỉ sức mạnh của máy xe. Tùy theo hệ thống đo lường của Pháp, Anh, hoặc Mỹ định nghĩa của mã lực có vẻ khác nhau, nhưng tựu trung vẫn dùng để chỉ sức mạnh của máy xe. Trước khi có xe hơi, phương tiện di chuyển bằng ngựa hoặc xe do ngựa kéo rất là phổ thông. Do đó mà từ mã lực được dùng trong kỹ nghệ xe khi xe chạy bằng hơi nước, và sau nầy xe dùng xăng được chế tạo.
Ở Sàigòn trong các thập niên 55-75 hai chiếc xe hơi của Pháp rất thông dụng là chiếc “Deux Chevaux”* (hai mã lực) và chiếc “Renault 4”* (bốn mã lực). Khoảng thập niên 65-75 Việt Nam có xưỡng ráp xe Deux Chevaux với máy xe nhập cảng từ Pháp và thùng xe do Việt Nam chế tạo. Xe nầy mang tên “La Dalat”* (Đà Lạt) với một thời vàng son vì bán chạy như tôm tươi. (* xem ảnh đính kèm)
Đây ta lại thấy một cái hay hoặc cái rắc rối của tiếng Việt. Gọi xe La Dalat là xe hai mã lực hoặc xe hai ngựa thì được. Nhưng gọi nó là xe “song mã” thì không thuận tai mặc dầu theo đúng nghĩa của từ Hán Việt song mã có nghĩa là hai ngựa. Đây chỉ là một thói quen có tính cách lịch sử mà thôi vì khi xưa lúc chưa có xe hơi, xe do hai con ngựa kéo được gọi là xe “song mã”. Sau nầy khi có xe hơi rồi, xe do hai con ngựa kéo vẫn còn được xài và vẫn giữ tên xe song mã.
Kỵ mã và mã kỵ
Nhắc đến từ mã, không thể nào không nhắc đến từ người “kỵ mã”. Đây là một hình ảnh oai hùng của người chiến sĩ thời xa xưa. Nhưng ngày nay, lính của nhiều xứ vẫn còn cỡi ngựa. Một số những lính kỵ mã nầy cỡi ngựa có tính cách trang hoàng để biểu diễn hoặc để giữ một truyền thống như các kỵ mã của hoàng gia Anh.
Một số quốc gia ở Âu Châu và Mỹ Châu, dùng cảnh sát kỵ mã vào việc giữ trật tự trong những cuộc lễ lớn, hoặc những buổi tụ họp đông nhiều người. Họ ngồi trên mình ngựa cao dễ dàng quan sát và nhận ra những nơi có thể có rắc rối về trật tự để kịp thời can thiệp.
Ngoài ra còn có những chàng kỵ mã ăn mặc kiểu cao-bồi hoặc ăn mặc quần áo của một thời xa xưa, chuyên đi biểu diễn trong các cuộc diễn hành với những con ngựa loại hiếm có. Những con ngựa nầy được nuôi và săn sóc cẩn thận do những tay chuyên môn nuôi ngựa hoặc do những người giàu có sành về ngựa, nuôi ngựa loại nầy để dùng vào việc giải trí, qua những hội chợ, hoặc những cuộc diễn hành.
Lại tiếng Việt mến yêu của tôi. Có “ngựa ô”, nhưng không có “ô ngựa”. Ngược lại, có “kỵ mã” như vừa mới trình bày, và cũng có “mã kỵ” nữa.
Những dân nhảy (đầm) ở Saigon năm xưa chắc chắn là biết rõ trăm phần trăm từ “mã kỵ” nầy. Đây là từ để chỉ cô gái nhảy chuyên nghiệp. Họ nhảy đầm rất tài. Khi các ông đến tiệm nhảy mà không có đem “đào” theo thì có thể mời một trong các “ca-ve” nầy làm partner (bạn) để nhảy cho rã giò cho vui. Từ “ca-ve” là nguồn gốc của từ “mã kỵ” do chữ Pháp “cavalière” tức “cô gái nhảy”. Điều theo lẽ khỏi phải nói ra đây là muốn nhảy với cô “mã kỵ” lẽ dĩ nhiên là phải chi đúng theo gía biểu ấn định, khác nhau tùy nơi tùy chốn. Cũng xin nhắc rõ đây là chi phí đương nhiên cho nghệ thuật dancing.
Thành ngữ, từ ngữ về mã
Trong tiếng Việt còn có một số từ mã khác. Tôi nhớ có đọc từ ngữ “mã tầm mã, ngưu tầm ngưu”. Từ ngữ nầy chỉ những nhóm người cùng chung một chí hướng, nghề- nghiệp, hoặc hoàn cảnh sinh sống v.v. tìm lại nhau để có những sinh hoạt xã hội, hay chánh trị.
Từ ngữ “ngưu đầu mã diện” nghĩa đen là “đầu trâu mặt ngựa”, dùng để chỉ nhóm người làm tay sai cho những kẻ có thế lực hay kẻ giàu có để bắt nạt, chèn ép người khác. Cả hai thành ngữ Hán, Việt nầy đều dùng được mà không bị chói tai hay có nghĩa khác.
Thêm vào, còn một số từ ngựa và mã, dùng từ nào cũng cùng một nghĩa, chỉ có vấn đề là nếu dùng từ HV thì ít có người hiểu vì những từ HV nầy không được thông dụng. Các từ đó là: người giữ ngựa hay mã phu; con roi ngựa (để đánh ngựa) là mã tiên; dây cương ngựa là mã lặc; đường ngựa chạy là mã lộ, trên lưng ngựa là mã thượng.
Thành ngữ “anh hùng mã thượng” dùng để chỉ người anh hùng bụng dạ rộng rãi, không chấp cứ chuyện nhỏ mọn. Ngược với mã thượng thì có mã hạ. Tôi không biết trong trường hợp nào thì dùng từ nầy.
Chỉ thấy từ “ngã ngựa” dùng trong trường hợp của một người đã bị thất thế sa cơ. Thí dụ như nói không nên tấn công hay chỉ trích người đã ngã ngựa. Trong lãnh vực tài chánh, người ta dùng cụm từ “lạm phát phi mã” để chỉ tình trạng lạm phát quá nhanh (như ngựa phi).
Cuối cùng có một thành ngữ rất đặc biệt liên hệ tới từ mã, đó là nhóm từ “thượng mã phong”. Nó chỉ tình trạng của một người đàn ông chết bất ngờ, không phải trong lúc đang chiến đấu ngoài trận địa để được da ngựa bọc thây, lưu danh muôn thuở, mà là chết trong khi đang làm tình với phụ nữ, chết trong lúc đang sung sướng tê lê mê.
Cái chết nầy tuy không được phủ lá quốc kỳ khi chôn cất, nhưng có lẽ có nhiều đấng nam nhi muốn chết kiểu nầy nhưng không biết phải làm sao. Đấng mày râu nào
muốn có cái chết đầy liệt oanh đó, hãy làm như sau: gởi một lá đơn kèm theo ngân phiếu một ngàn dollars và một tờ bản sao di chúc (đã để tất cả của cải lại cho một cơ quan từ thiện bất vụ lợi), đến địa chỉ “Thầy Tư Cầu Bông” , C/O tiệm “Đăm Bóp Chuyên Nghiệp” đường Bolsa, Địa Hạt Cam, California (chỉ dẫn “xạo” đấy, đừng tin).
Câu chuyện về ngựa đến đây đã khá dài, xin chấm dứt. Năm mới mến chúc quí vị, các bạn được khang-an, hạnh-phúc và phát tài. Chúc các em đang trổ mã, trai đẹp trai thêm và gái mỹ-miều hơn, và học hành tấn phát.
Chú Thích
Để cho dể nhớ về 12 con giáp ai đó đã làm ra bai thơ sau đây:
Tuổi tý con chuột cống lang
Hay tha trứng vịt xuống hang bỏ rày.
Tuổi sữu con trâu kéo cày
Ngoài đồng hai buổi ăn rày cỏ khô.
Tuổi dần con cọp ngoài rừng
Tiếng kêu vang lừng hay chụp bắt heo.
Tuổi mẹo là con mèo ngao
Hay kêu hay gào hay khóc hay than.
Tuổi thìn là con rồng vàng
Những khi cần nước Ngọc Hoàng sai đi.
Tuổi Tỵ con rắng ròng ri
Ở dưới mương lạn mấy khi lên bờ.
Tuổi ngọ con ngựa chạy mờ
Nó đi một buổi mười giờ không sai.
Tuổi mùi con dê râu dài
Cái đuôi ngúc ngoắt, cái đầu có chong.
Tuổi thân con khỉ rừng vong
Cái đít chai ngắt, đầu không có sừng.
Tuổi dậu là con gà rừng
Có mỏ có mòng hay gáy ó o.
Tuổi tuất là con chó cò
Hay nằm cạnh lò lổ mũi lọ lem.
Tuổi hợi con heo ăn hèm
Mấy khi cúng tế chả nem đủ dùng. **
Theo Dương Tử (2), bài thơ về 12 con giáp được truyền tụng như sau:
Tuổi tý là con chuột nhà,
Gặm lúa gặm thóc đem thồn xuống hang
Tuổi sữu con trâu kềnh càng
Cày chưa tới buổi đã mang cày về.
Tuổi dần ông cọp kiếm dê
Bắt thịt đem về trên núi non cao.
Tuổi mẹo con mèo hay ngao
Hay cấu hay quào ăn vụng như tinh.
Tuổi thìn con rồng sơn đình
Mình không mình giữ ẩn mình trên mây.
Tuổi tị con rắn bộng cây
Nằm khoanh trong bộng chẳng hay sự gì.
Tuổi ngọ con ngựa kéo xe
Cong lưng mà chạy quản gì đường xa
Tuổi mùi là con dê già
Ăn nhằm sua đủa chết cha dê xòm.
Tuổi thân con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại té ùm xuống sông.
Tuổi dậu con gà vàng lông
Đầu đỏ mỏ vàng tiếng gáy ó o .
Tuổi tuất là con chó cò
Nằm khoanh trong lò lỗ mũi lọ lem.
Tuổi hợi con heo ăn hèm
Làm chuồng nhốt lại không thèm thả ra.
CẢM TẠ
Sách về ngựa ở Hoa Kỳ quá nhiều, trong lúc sách về ngựa Việt Nam lại không có, mặc dầu thư viện có khá nhiều sách tiếng Việt. Do đó những điều viết về ngựa liên quan đến Việt Nam đều từ trí nhớ mà ra, trừ những chỗ có trích dẫn.
Nhưng có trí nhớ tức là đã học, đã nghe, hay đã đọc từ những năm hay từ những thập niên về trước. Rất tiếc là không nhớ nổi đã đọc ở đâu và do ai viết. Vậy xin thành thật cám ơn và cũng xin lỗi các tác giả mà tôi đã đọc qua nhưng vì quá lâu rồi nên không còn nhớ tên được nữa. Đoạn nào nhớ được tôi sẽ ghi chú mặc dầu không chắc nhớ đúng.
Sách tham khảo
1. Burt, O. W. (1975). The horse in America. John Day Co., New York.
2. Dương Tử (2002) . “Năm Ngọ nói về chuyện ngựa” Thế giới phụ nữ (Xuân 2002). Westminster, California.
3. Lê, Đ. v. & Lê, T. (19??). Việt-Nam Tự-Điển. Nhà sách Khai Trí, Saigon.
4. McKibben, D. (2001). Equestrian center clears 1st hurdle. Los Angeles Times, Nov. 31, 01. Los Angeles.
Morain, D. & Mozingo, J. (2001). Davis oks widened horse race wagering. Los Angeles Times, Aug. 14, 01. Los Angeles.
5. Nguyễn, D. (19??). Kim vân Kiều. Nhà xuất bản Đại Nam. ???.
6. Phan, D. V. (1993). Tiển đưa. Trong T. H. Nguyễn, (1993) Thư tình chọn lọc. Nhà xuất bản Khai Trí, Los Angeles.
7. Roberts, P. (1987). General Editors. The complete book of horse. Gallery Book New York City.
8. Triết Tùng (2002). “Chuyện phiếm về ngựa, nhân Tết năm ngọ” . Đặc San Hậu Nghĩa . Westminster, California
Ngày xưa, thời chữ nho còn thịnh, nếu đánh cờ là một thú vui của kẻ sĩ, thì cỡi ngựa là một trong sáu tài mà kẻ sĩ phải biết. Sáu tài nghệ đó là: lễ (nghi lễ); nhạc (ca hát và đờn); xạ (bắn tên); ngự (cỡi ngựa); thư (sách, văn chương); và số (toán số, bói quẻ).
Trước 1975, tôi chẳng mấy khi thấy dân có tiền ở Việt Nam tiêu khiển bằng thú cỡi ngựa. Trên vùng Đà Lạt, ở Đồi Cù, cạnh hồ Xuân Hương, và một vài địa điểm khác, có cho mướn ngựa cỡi giải trí. Đa số người cỡi là trẻ em. Người lớn ít thấy giải trí kiểu nầy. Chỉ thấy dân nghiện việc đen đỏ thích lên trường đua Phú Thọ để vừa tiêu khiển vừa … hy vọng trúng cá ngựa. Nghe nói sau năm 1975 việc đua ngựa đã bị dẹp rồi. Nhưng sau đó nghe nói trường đua Phú Thọ được dùng vào việc khác, nhưng tôi vì không chú ý nên quên mất là việc gì rồi.
Ngày nay, ở Âu, Mỹ cỡi ngựa là một trong các thú tiêu khiển của một số dân chúng. Ở California, phải có lương khá cao mới mua được những bất động sản gọi là “bất động sản ngựa” (horse property). Những bất động sản nầy có diện tích đất khá rộng, thường là phải trên 10 ngàn feet-vuông và phải nằm trong vùng mà City hoặc County cho phép nuôi ngựa. Hiện loại nhà ngựa nầy rất hiếm ở các thành phố lớn vì đất đã được dùng vào việc chia lô cất nhà, hoặc khu thương mại, hay khu giải trí. Do đó nơi nào còn loại nhà ngựa nầy thì giá thường rất cao.
Để giải quyết nhu cầu giải trí, một số thành phố tuy không có horse properties, Hội Đồng thành phố có thể cho phép lập khu riêng dành cho việc nuôi ngựa và cho mướn ngựa để cỡi giải trí theo những lộ trình đặc biệt dành riêng cho ngựa. Như vậy không cần phải có loại bất động sản riêng, dân ít tiền cũng có thể dùng ngựa trong việc tiêu khiển.
Theo báo Los Angeles Times (4), Hội Đồng Thị Xã San Juan Capistrano, một thành phố khá giàu thuộc miền nam địa hạt Orange, vừa chấp thuận cho một nhà phát triển nghiên cứu việc mở một trung tâm nuôi ngựa giải trí. Theo dự án, trung tâm nầy có thể nuôi ba ngàn ngựa với tất cả các cơ sở liên hệ như chuồng ngựa, hội quán, nhà hàng, tiệm buôn, và đường mòn cho ngựa đi. Thành phố này hiện đã có một trung tâm ngựa giải trí với 450 ngựa.
Cựu Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan rất thích cỡi ngựa trong những lúc nghỉ hè. Bửa củi và cỡi ngựa là hai thú tiêu khiển hàng đầu của ông Reagan.
Hoàng thái tử Charles của Anh Quốc thì lại thích cỡi ngựa để chơi polo. Ông nầy đã có lần “ngã ngựa” và bị thương trong lúc chơi trò đánh banh gỗ nầy. Nhưng sau khi mạnh rồi thì “ngựa quen đường cũ”, ông ta trở lại chơi trò thể thao nầy như xưa.
Trong khi đó ông tài tử đóng vai “Super man” (Christopher Reeve) cũng chơi polo và ngã ngựa. Nhưng rủi thay, ông nầy bị thương nơi xương sống, và bị bại toàn thân, phải nằm liệt trên chiếc giường đặc biệt. Thỉnh thoảng ông Reeve có xuất hiện trước công chúng (vẫn nằm trên chiếc giường riêng) cổ võ và quyên tiền cho việc nghiên cứu chữa trị vết thương xương sống nói chung. Ông nnầy đã qua đời.
Nói về việc dùng ngựa để giải trí mà không nói tới trường đua ngựa là một điều thiếu sót.
Ở Hoa Kỳ, trò giải trí cỡi ngựa và đua ngựa là một kỹ nghệ khá lớn. Riêng ở California, ngành đua ngựa đã thu dùng trên 4000 nhân viên (5). Vào tháng 8 năm 2000 Thống Đốc tiểu bang California vừa ký đạo luật cho phép người lớn được đánh cá ngựa qua điện thoại và mạng lưới. Luật nầy cũng có những điều khoản bảo vệ quyền lợi của nhân viên các trường đua, những quyền lợi mà trước kia họ không được luật lao động bảo vệ.
Riêng miền nam California có ba trường đua lớn. Đó là trường đua Oak Tree, ở thành phố Arcadia, và Hollyood Park ở thành phố Inglewood thuộc địa hạt Los Angeles; và trường đua Los Alamitos, thuộc thành phố Cypres của địa hạt Orange.
Màu sắc của ngựa
Ngựa trong bài tứ sắc, như tên gọi, có bốn màu: xanh, đỏ, trắng, và vàng. Đây là màu mặt trong của lá bài thôi. Các chữ “mã” (ngựa) viết trên đó vẫn là màu mực tàu, tức màu đen. Tùy theo màu của lá bài, các tay chơi bài gọi ngựa xanh, ngựa trắng, ngựa đỏ, và ngựa vàng.
Ngựa ô
Về ngựa thật, trước hết ngựa đen được gọi là ngựa ô. Ở đây cần phải đi lạc đề một chút để nói về sự phong phú của tiếng Việt trong màu đen. Chúng ta có: mèo mun, chó mực, ngựa ô, tóc huyền, dầu hắc, bò hóng. Tất cả đều đen thui. Ngoài ra tôi còn nhớ có nghe thiên hạ dùng “cột nhà cháy, chà và (hay Ấn Độ), hoặc Phi châu” để chỉ màu da của những người Việt nào có da đen sậm.
Có người joke (nói đùa) bằng cách hỏi con gà đen gọi là gà gì? Thay vì trả lời là gà ô thì câu joke trả lời gọi con gà đen là ô kê (kê là gà) nhưng thật ra là chơi chữ O K của Mỹ.
Bây giờ trở lại ngựa ô. Nếu tôi nhớ không lầm thì trong truyện tàu, ngoài con xích thố thiên lý mã của “Ông” (Quan Công) còn có con Ô Truy của Hạng Võ cũng nổi danh là con ngựa đi ngàn dặm không biết mệt. Chỉ tội nghiệp con trâu đen thì suốt đời vẫn là con trâu đen, không ai gán cho một tên gì khác.
Ngựa kim và bạch mã
Sau đen đến trắng. Ngựa trắng, một màu trắng đơn giản như màu lông thỏ thì gọi là ngựa bạch. Ngựa màu trắng ngà hay xám tro gọi là ngựa hạc. Nếu lông ngựa có màu bạc lóng lánh thì gọi là ngựa kim. Ngoài ra còn có ngựa kim than tức ngựa kim có pha lông màu đen.
Gọi ngựa trắng hay ngựa bạch thì nghe thuận tai, nhưng không ai nói trắng ngựa hoặc bạch ngựa. Ngược lại tôi có nghe dân chơi bài tứ sắc dùng chữ “con mã bạch” trong lúc “đánh” bài nhứt là lúc “đôi giựt” để “tới” (thắng cuộc) mà không nghe ai phàn nàn là nghe chói tai. Tuy nhiên nếu đã dùng cả hai từ Hán Việt mã và bạch thì dùng bạch mã đúng hơn vì trong văn phạm Tàu tỉnh từ đi trước như kiểu Ăng-lê vậy.
Trong lúc đó, chó màu trắng là “chó cò”, gà trắng lại là gà nhạn; và da của các tiểu thư nhà giàu thì trắng như bông bưởi. Trâu trắng cũng có vùng gọi là trâu cò, nhưng từ trâu trắng vẫn thông dụng hơn.
Bên Phi Châu có hai loại ngựa đặc biệt. Đó là loài ngựa cao cổ và loại ngựa lùn, nhỏ con hơn ngựa bình thường. Cả hai loại đều có màu trắng và đen. Màu sắc của chúng là một mối tranh cãi của các nhà khảo cứu động vật vì không biết chúng là ngựa trắng có sọc đen hay ngược lại. Nhưng dân Việt ta khỏi phải tranh cãi với ai cả, vì chúng ta gọi chúng là “ngựa rằn”.
Ngựa vàng và các màu sắc khác
Kế đến có con ngựa vàng và ngựa nâu đỏ. Chỉ có con ngựa giả trong bài tứ sắc mới có màu vàng đúng nghĩa. Trong thực tế khi nói đến ngựa vàng thực ra phải nói là ngựa nâu nhạt mới đúng. Nó giống màu của con nai. Đa số những con ngựa mà tôi nhìn thấy ở Việt Nam trước năm 75 đều có màu nầy, hoặc màu nâu đậm.
Con chó có lông vàng kiểu nầy thì gọi là chó phèn; bò màu vàng lại được gọi là bò vang (không có dấu huyền).
Ngựa có lông nâu đỏ gọi là “ngựa tía”. Ngựa tía vang là ngựa đỏ, với màu đỏ ửng lóng lánh; ngựa tía cháy là ngựa có lông đỏ sậm. Ngoài ra nghe nói còn có ngựa xanh hay ngựa bích (3). Tôi chưa bao giờ thấy ngựa xanh ở Việt Nam.
Ngựa còn nhiều màu khác nữa nhưng tôi không nhớ ra. Phải nhìn nhận là khó dùng chữ để diễn tả một cách chính xác màu sắc cũng như tướng tá, cách đi và chạy của ngựa.
Điều hay nhất về màu ngựa là nên đi xem ngựa trong các cuộc
diễn hành
Một số các thành phố ở Hoa Kỳ có những cuộc diễn hành nầy. Riêng ở địa hạt Los Angeles hằng năm có hai vụ diễn hành trọng thể. Diễn hành Giáng Sinh ở Hollywood vào ngày chủ nhật sau lễ tạ ơn (Thanksgiving), và diễn hành Hoa Hồng (Rose Parade) ở thành phố Pasadena vào ngày đầu năm dương lịch. Ngoài các xe hoa, các ban nhạc, còn có rất nhiều những toán ngựa đủ giống, nhiều cỡ, biểu diễn nhiều cách đi, chạy lúp xúp, chạy kiệu, chạy nhảy múa (dance) v.v.
Các bạn có thể tìm thấy ngựa với tất cả những màu sắc đặc biệt của chúng. Nếu không thể đi xem diễn hành trực tiếp, các bạn có thể vào thư viện mượn bất cứ một video nào của hai cuộc diễn hành trên xem và quan sát về ngựa cho vui.
Xem ngựa diễn hành ở Mỹ chúng ta có cảm tưởng ngựa gắn liền với một số hoạt động của người dân Hoa Kỳ. Trong dịp chuẩn bị lễ Giáng Sinh, một cây giáng sinh rất cao đã được chở tới tòa Bạch Ốc bằng xe do ngựa kéo. Cảm tưởng nầy rất đúng vì suốt thời kỳ lập quốc cho đến hiện tại, ngựa đã dính liền với đời sống của dân chúng.
Nhưng nghề nuôi ngựa cũng đã trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng bắt đầu vào cuối thập niên 1910 vì sự phát triển của xe hơi và các loại máy nông cụ. Năm 1917 con số 21 triệu ngựa dùng trong việc đồng áng bắt đầu sụt giảm. Số ngựa thừa thãi quá nhiều, giá ngựa xuống thấp thật nhanh trong nhiều thập niên kế tiếp đến nỗi có năm hàng trăm ngàn ngựa hoang mustang bị giết (1). Viêc nầy cũng đã gây tranh luận và xáo trộn trong chánh trường Hoa Kỳ.
Ngày nay, tuy kỹ nghệ nuôi ngựa giải trí còn hoạt động như đã nói, nhưng kỹ nghệ nầy cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Ngựa và mã
Mả, mã, nhưng không phải là ngựa
Có nhiều từ “mả” hoặc “mã”, đồng âm nhưng khác nghĩa hơn nghĩa ngựa.
Trước hết từ “mả” âm gần giống (vì mả nầy có dấu hỏi) có nghĩa là nơi chôn cất, như mồ mả tổ tiên, hay mả lạn (mả không được chăm sóc nên thấp xuống).
Kế đến, có nhiều từ mã (dấu ngã) cùng âm nhưng không có nghĩa ngựa. Đầu tiên, từ mã chỉ lông non của con gà trống. Gà mới trổ mã tức là gà mới lớn.
Từ “trổ mã” lại thường được dùng để chỉ thanh niên, thiếu nữ bắt đầu phát triển về thể chất và thường có ý khen hơn là chê.
Nhưng trong từ ngữ “tốt mã rã đám” thì chắc chắn là chê rồi vì từ ngữ đó có nghĩa là dáng dấp coi tốt nhưng chẳng làm gì nên chuyện.
Kế tiếp, liên quan tới thực vật thì có “mã đậu”, một loại cây mà hột được dùng làm thuốc chống bệnh táo bón vì hột có dầu có dược tánh làm nhuận trường. “Mã vĩ tùng” là tên của một loại cây tùng. Tôi còn nghe có cây “mã tiền” nhưng không rõ là cây nầy thuộc loại gì.
Thêm nữa, còn có mã nghĩa là chữ hoặc số như mật mã là chữ bí mật dùng để người khác không thể đọc được nếu không biết cách đọc.
Ngoài ra trong khoáng chất có “mã não”, một loại đá màu đỏ có ửng nhiều vân. Đá nầy dùng chế tạo đồ trang sức. Trong lúc đó “mã tấu” lại là một con dao lớn và dài. Từ “mã tà” ngày xưa dùng chỉ lính cảnh sát. Còn có thể có nhiều từ mã khác mà tôi không biết, hoặc biết nhưng không nhớ ra; nếu vì liên hệ ý tưởng, tôi có thể nhớ thêm vài nghĩa khác thì tôi sẽ viết ra sau.
Mã là ngựa
Bây giờ có thể trở về với từ mã có nghĩa là ngựa. Trước hết một từ rất thông dụng trong thế giới xe hơi đó là từ “mã lực”. Nghĩa đen, từ nầy có nghĩa đơn sơ là sức kéo của ngựa.
Trong kỹ nghệ xe hơi, từ nầy chỉ sức mạnh của máy xe. Tùy theo hệ thống đo lường của Pháp, Anh, hoặc Mỹ định nghĩa của mã lực có vẻ khác nhau, nhưng tựu trung vẫn dùng để chỉ sức mạnh của máy xe. Trước khi có xe hơi, phương tiện di chuyển bằng ngựa hoặc xe do ngựa kéo rất là phổ thông. Do đó mà từ mã lực được dùng trong kỹ nghệ xe khi xe chạy bằng hơi nước, và sau nầy xe dùng xăng được chế tạo.
Ở Sàigòn trong các thập niên 55-75 hai chiếc xe hơi của Pháp rất thông dụng là chiếc “Deux Chevaux”* (hai mã lực) và chiếc “Renault 4”* (bốn mã lực). Khoảng thập niên 65-75 Việt Nam có xưỡng ráp xe Deux Chevaux với máy xe nhập cảng từ Pháp và thùng xe do Việt Nam chế tạo. Xe nầy mang tên “La Dalat”* (Đà Lạt) với một thời vàng son vì bán chạy như tôm tươi. (* xem ảnh đính kèm)
Đây ta lại thấy một cái hay hoặc cái rắc rối của tiếng Việt. Gọi xe La Dalat là xe hai mã lực hoặc xe hai ngựa thì được. Nhưng gọi nó là xe “song mã” thì không thuận tai mặc dầu theo đúng nghĩa của từ Hán Việt song mã có nghĩa là hai ngựa. Đây chỉ là một thói quen có tính cách lịch sử mà thôi vì khi xưa lúc chưa có xe hơi, xe do hai con ngựa kéo được gọi là xe “song mã”. Sau nầy khi có xe hơi rồi, xe do hai con ngựa kéo vẫn còn được xài và vẫn giữ tên xe song mã.
Kỵ mã và mã kỵ
Nhắc đến từ mã, không thể nào không nhắc đến từ người “kỵ mã”. Đây là một hình ảnh oai hùng của người chiến sĩ thời xa xưa. Nhưng ngày nay, lính của nhiều xứ vẫn còn cỡi ngựa. Một số những lính kỵ mã nầy cỡi ngựa có tính cách trang hoàng để biểu diễn hoặc để giữ một truyền thống như các kỵ mã của hoàng gia Anh.
Một số quốc gia ở Âu Châu và Mỹ Châu, dùng cảnh sát kỵ mã vào việc giữ trật tự trong những cuộc lễ lớn, hoặc những buổi tụ họp đông nhiều người. Họ ngồi trên mình ngựa cao dễ dàng quan sát và nhận ra những nơi có thể có rắc rối về trật tự để kịp thời can thiệp.
Ngoài ra còn có những chàng kỵ mã ăn mặc kiểu cao-bồi hoặc ăn mặc quần áo của một thời xa xưa, chuyên đi biểu diễn trong các cuộc diễn hành với những con ngựa loại hiếm có. Những con ngựa nầy được nuôi và săn sóc cẩn thận do những tay chuyên môn nuôi ngựa hoặc do những người giàu có sành về ngựa, nuôi ngựa loại nầy để dùng vào việc giải trí, qua những hội chợ, hoặc những cuộc diễn hành.
Lại tiếng Việt mến yêu của tôi. Có “ngựa ô”, nhưng không có “ô ngựa”. Ngược lại, có “kỵ mã” như vừa mới trình bày, và cũng có “mã kỵ” nữa.
Những dân nhảy (đầm) ở Saigon năm xưa chắc chắn là biết rõ trăm phần trăm từ “mã kỵ” nầy. Đây là từ để chỉ cô gái nhảy chuyên nghiệp. Họ nhảy đầm rất tài. Khi các ông đến tiệm nhảy mà không có đem “đào” theo thì có thể mời một trong các “ca-ve” nầy làm partner (bạn) để nhảy cho rã giò cho vui. Từ “ca-ve” là nguồn gốc của từ “mã kỵ” do chữ Pháp “cavalière” tức “cô gái nhảy”. Điều theo lẽ khỏi phải nói ra đây là muốn nhảy với cô “mã kỵ” lẽ dĩ nhiên là phải chi đúng theo gía biểu ấn định, khác nhau tùy nơi tùy chốn. Cũng xin nhắc rõ đây là chi phí đương nhiên cho nghệ thuật dancing.
Thành ngữ, từ ngữ về mã
Trong tiếng Việt còn có một số từ mã khác. Tôi nhớ có đọc từ ngữ “mã tầm mã, ngưu tầm ngưu”. Từ ngữ nầy chỉ những nhóm người cùng chung một chí hướng, nghề- nghiệp, hoặc hoàn cảnh sinh sống v.v. tìm lại nhau để có những sinh hoạt xã hội, hay chánh trị.
Từ ngữ “ngưu đầu mã diện” nghĩa đen là “đầu trâu mặt ngựa”, dùng để chỉ nhóm người làm tay sai cho những kẻ có thế lực hay kẻ giàu có để bắt nạt, chèn ép người khác. Cả hai thành ngữ Hán, Việt nầy đều dùng được mà không bị chói tai hay có nghĩa khác.
Thêm vào, còn một số từ ngựa và mã, dùng từ nào cũng cùng một nghĩa, chỉ có vấn đề là nếu dùng từ HV thì ít có người hiểu vì những từ HV nầy không được thông dụng. Các từ đó là: người giữ ngựa hay mã phu; con roi ngựa (để đánh ngựa) là mã tiên; dây cương ngựa là mã lặc; đường ngựa chạy là mã lộ, trên lưng ngựa là mã thượng.
Thành ngữ “anh hùng mã thượng” dùng để chỉ người anh hùng bụng dạ rộng rãi, không chấp cứ chuyện nhỏ mọn. Ngược với mã thượng thì có mã hạ. Tôi không biết trong trường hợp nào thì dùng từ nầy.
Chỉ thấy từ “ngã ngựa” dùng trong trường hợp của một người đã bị thất thế sa cơ. Thí dụ như nói không nên tấn công hay chỉ trích người đã ngã ngựa. Trong lãnh vực tài chánh, người ta dùng cụm từ “lạm phát phi mã” để chỉ tình trạng lạm phát quá nhanh (như ngựa phi).
Cuối cùng có một thành ngữ rất đặc biệt liên hệ tới từ mã, đó là nhóm từ “thượng mã phong”. Nó chỉ tình trạng của một người đàn ông chết bất ngờ, không phải trong lúc đang chiến đấu ngoài trận địa để được da ngựa bọc thây, lưu danh muôn thuở, mà là chết trong khi đang làm tình với phụ nữ, chết trong lúc đang sung sướng tê lê mê.
Cái chết nầy tuy không được phủ lá quốc kỳ khi chôn cất, nhưng có lẽ có nhiều đấng nam nhi muốn chết kiểu nầy nhưng không biết phải làm sao. Đấng mày râu nào
muốn có cái chết đầy liệt oanh đó, hãy làm như sau: gởi một lá đơn kèm theo ngân phiếu một ngàn dollars và một tờ bản sao di chúc (đã để tất cả của cải lại cho một cơ quan từ thiện bất vụ lợi), đến địa chỉ “Thầy Tư Cầu Bông” , C/O tiệm “Đăm Bóp Chuyên Nghiệp” đường Bolsa, Địa Hạt Cam, California (chỉ dẫn “xạo” đấy, đừng tin).
Câu chuyện về ngựa đến đây đã khá dài, xin chấm dứt. Năm mới mến chúc quí vị, các bạn được khang-an, hạnh-phúc và phát tài. Chúc các em đang trổ mã, trai đẹp trai thêm và gái mỹ-miều hơn, và học hành tấn phát.
Chú Thích
Để cho dể nhớ về 12 con giáp ai đó đã làm ra bai thơ sau đây:
Tuổi tý con chuột cống lang
Hay tha trứng vịt xuống hang bỏ rày.
Tuổi sữu con trâu kéo cày
Ngoài đồng hai buổi ăn rày cỏ khô.
Tuổi dần con cọp ngoài rừng
Tiếng kêu vang lừng hay chụp bắt heo.
Tuổi mẹo là con mèo ngao
Hay kêu hay gào hay khóc hay than.
Tuổi thìn là con rồng vàng
Những khi cần nước Ngọc Hoàng sai đi.
Tuổi Tỵ con rắng ròng ri
Ở dưới mương lạn mấy khi lên bờ.
Tuổi ngọ con ngựa chạy mờ
Nó đi một buổi mười giờ không sai.
Tuổi mùi con dê râu dài
Cái đuôi ngúc ngoắt, cái đầu có chong.
Tuổi thân con khỉ rừng vong
Cái đít chai ngắt, đầu không có sừng.
Tuổi dậu là con gà rừng
Có mỏ có mòng hay gáy ó o.
Tuổi tuất là con chó cò
Hay nằm cạnh lò lổ mũi lọ lem.
Tuổi hợi con heo ăn hèm
Mấy khi cúng tế chả nem đủ dùng. **
Theo Dương Tử (2), bài thơ về 12 con giáp được truyền tụng như sau:
Tuổi tý là con chuột nhà,
Gặm lúa gặm thóc đem thồn xuống hang
Tuổi sữu con trâu kềnh càng
Cày chưa tới buổi đã mang cày về.
Tuổi dần ông cọp kiếm dê
Bắt thịt đem về trên núi non cao.
Tuổi mẹo con mèo hay ngao
Hay cấu hay quào ăn vụng như tinh.
Tuổi thìn con rồng sơn đình
Mình không mình giữ ẩn mình trên mây.
Tuổi tị con rắn bộng cây
Nằm khoanh trong bộng chẳng hay sự gì.
Tuổi ngọ con ngựa kéo xe
Cong lưng mà chạy quản gì đường xa
Tuổi mùi là con dê già
Ăn nhằm sua đủa chết cha dê xòm.
Tuổi thân con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại té ùm xuống sông.
Tuổi dậu con gà vàng lông
Đầu đỏ mỏ vàng tiếng gáy ó o .
Tuổi tuất là con chó cò
Nằm khoanh trong lò lỗ mũi lọ lem.
Tuổi hợi con heo ăn hèm
Làm chuồng nhốt lại không thèm thả ra.
CẢM TẠ
Sách về ngựa ở Hoa Kỳ quá nhiều, trong lúc sách về ngựa Việt Nam lại không có, mặc dầu thư viện có khá nhiều sách tiếng Việt. Do đó những điều viết về ngựa liên quan đến Việt Nam đều từ trí nhớ mà ra, trừ những chỗ có trích dẫn.
Nhưng có trí nhớ tức là đã học, đã nghe, hay đã đọc từ những năm hay từ những thập niên về trước. Rất tiếc là không nhớ nổi đã đọc ở đâu và do ai viết. Vậy xin thành thật cám ơn và cũng xin lỗi các tác giả mà tôi đã đọc qua nhưng vì quá lâu rồi nên không còn nhớ tên được nữa. Đoạn nào nhớ được tôi sẽ ghi chú mặc dầu không chắc nhớ đúng.
Sách tham khảo
1. Burt, O. W. (1975). The horse in America. John Day Co., New York.
2. Dương Tử (2002) . “Năm Ngọ nói về chuyện ngựa” Thế giới phụ nữ (Xuân 2002). Westminster, California.
3. Lê, Đ. v. & Lê, T. (19??). Việt-Nam Tự-Điển. Nhà sách Khai Trí, Saigon.
4. McKibben, D. (2001). Equestrian center clears 1st hurdle. Los Angeles Times, Nov. 31, 01. Los Angeles.
Morain, D. & Mozingo, J. (2001). Davis oks widened horse race wagering. Los Angeles Times, Aug. 14, 01. Los Angeles.
5. Nguyễn, D. (19??). Kim vân Kiều. Nhà xuất bản Đại Nam. ???.
6. Phan, D. V. (1993). Tiển đưa. Trong T. H. Nguyễn, (1993) Thư tình chọn lọc. Nhà xuất bản Khai Trí, Los Angeles.
7. Roberts, P. (1987). General Editors. The complete book of horse. Gallery Book New York City.
8. Triết Tùng (2002). “Chuyện phiếm về ngựa, nhân Tết năm ngọ” . Đặc San Hậu Nghĩa . Westminster, California
Similar topics
» 042-ĐẦU NĂM TẢN MẠN VỀ CHỮ PHÚC Gs : Nguyễn Hữu Phước
» 073-Năm Kỷ Hợi Viết Chuyện Heo-Gs Nguyễn Hữu Phước
» 040-TÌM HIỂU CHỮ THẦY-CHA -Ts Nguyễn Hữu Phước
» 043-NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ -Ts Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử
» 041-TỪ “VUA” TRONG TIẾNG VIỆT-Ts. Nguyễn Hữu Phước
» 073-Năm Kỷ Hợi Viết Chuyện Heo-Gs Nguyễn Hữu Phước
» 040-TÌM HIỂU CHỮ THẦY-CHA -Ts Nguyễn Hữu Phước
» 043-NĂM MÙI VIẾT CHUYỆN DÊ -Ts Nguyễn Hữu Phước & Dương Tử
» 041-TỪ “VUA” TRONG TIẾNG VIỆT-Ts. Nguyễn Hữu Phước
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết